4. TỔNG QUAN VỀ TÀU THUYỀN; MÁY ĐỘNG LỰC; THIẾT BỊ TÀU,
3.4 TRANG BỊ ĐỘNG LỰC
3.4.1 Trang bị máy chính.
Bảng 3.2: Thống kê máy chính trên các tàu câu cá ngừđiều tra Máy chính
STT Sốđăng ký Số máy Công
suất (cv) Mục đích sử dụng Năm sử dụng Hãng sản xuất Tình trạng máy (%) 1 KH0153TS 3ESBGG 2943 60 Chạy tàu, trích lực cho máy bơm 2000 YANMAR 80 2 KH6279TS 6D-14 250615 80 Chạy tàu, trích lực cho máy bơm 1989 M ITSUBISHI 90 3 KH92575TS 90 Chạy tàu, trích lực cho máy bơm 1986 YANMAR 75
Vị trí lắp đặt của máy chính trong hầm 5 (H5), tuổi trung bình của máy chính tính từ thời điểm nó được sử dụng trên các tàu câu của ngư dân là 15.3 tuổi/máy. Trong đó máy trẻ nhất của tàu KH0153TS là 7 tuổi, máy chính nhiều tuổi nhất của tàu KH92575TS là 21 tuổi.
Tàu đánh bắt xa bờ là tàu có công suất lớn hơn 90cv trở lên, khai thác thuỷ
sản trong vùng biển có giới hạn độ sâu trên 50m đối với các tàu miền Trung (trang 57, sổ tay an toàn cho người và tàu cá). Nghề khai thác cá ngừ đại dương thường khai thác ở độ sâu từ 1000m đến 2000m, trong điều kiện biển càng động thì càng nhiều cá do đó các tàu công suất từ 45-90cv không đủ năng lực để khai thác xa bờ. Tàu nhỏ, công suất yếu không chống chịu được với sóng gió cấp 6 trở lên tàu sẽ
mau hỏng hoặc nguy hiểm đến tàu và người. Gặp bão thì tàu chạy không kịp bởi vận tốc trung bình của tàu có dải công suất này là 5.5 hải lý/h trong điều kiện thuận lợi, nếu có bão thì vận tốc chạy bão tối đa là 8.5 hải lý/h tức 1h chỉ chạy được 15.3 km trong khi đó vận tốc trung bình của bão cấp 6 trở lên là 15km/h đến 20km/h [trang 8, sổ tay an toàn cho người và tàu cá]. Tuổi thọ cao, công suất nhỏ nên không
đủ năng lực đánh bắt xa bờ, đó là lý do vì sao các tàu có công suất từ 45cv đến 90cv thường làm nghề câu mực mà ít làm nghề câu cá ngừđại dương.
Hãng sản xuất máy chính 100% là của Nhật, máy bền, chịu điều kiện ngoại cảnh tốt, máy cũ rẻ tiền phù hợp với điều kiện kinh tế của ngư dân là những tiêu chí mà ngư dân chọn mua. Trong đó hãng YANMAR chiếm nhiều nhất 67%, hãng MITSUBISHI chiếm 33%. Tất cả các máy trên đều là máy cũđã qua sử dụng được mua về Việt Nam tân trang, sửa chữa lại tỷ lệ phần % còn khoảng 80%. Trong quá trình sử dụng rất ít khi ngư dân gặp sự cố về máy chính, có chăng chỉ hỏng những chi tiết thông thường như hở bạt làm hao dầu, nghẹt dầu thì tự họ thay thế và sửa chữa được luôn, không có sự cố máy chính nào gây ra thiệt hại cho tàu. Tuy nhiên máy chính khi làm việc có tiếng nổ gầm, nhiệt độ khí xả và nước làm mát cao, khí xả ra có màu đen.
Máy chính đảm nhận đa trách nhiệm, ngoài nhiệm vụ chính là chạy tàu thì nó còn được dùng để biến cơ năng thành điện năng thông qua dinamô phát điện làm chạy các hệ thống điện trên tàu, trích lực cho máy bơm cọ, bơm ray, máy tời…
Như vậy máy chính có ưu, nhược điểm như sau:
Ưu điểm: Vì mua máy cũ nên có giá thành thấp phù hợp với điều kiện kinh tế
của ngư dân trong phường, có độ bền cao, dễ sử dụng khi hỏng ngư dân có thể tự
sửa chữđược hoặc tự thay thế những bộ phận bị hỏng.
Nhược điểm: Máy cũ chạy tốn nhiên liệu hơn máy mới, làm việc tạo tiếng ồn hơn, không được bảo hành.
Nhận xét:Đối với máy chính của các tàu câu cá ngừđiều tra qua thời gian sử
dụng 15.3 năm/máy chưa gặp phải sự cố gì khiến cho quá trình sản xuất phải ngưng lại cũng nhưảnh hưởng tới tàu và người thì đến thời điểm hiện tại các yếu tố như
công suất, tuổi thọ, hãng sản xuất và mục đích sử dụng…hoàn toàn phù hợp và đảm bảo an toàn.
Khi tàu thả câu cho máy chính chạy với vận tốc tối đa là 9.5 đến 10.5 hải lý cấp tốc trong thời gian 3h, nếu chạy vượt qua 3h thì máy chính sẽ bị nóng và có thể
bị cháy máy.
3.4.2 Trang bị máy phụ.
Bảng 3.3: Thống kê máy phụ trên các tàu câu cá ngừđiều tra.
Máy phụ STT Sốđăng ký Tình trạng máy Công suất (cv) Mục đích sử dụng Hãng sản xuất Năm sử dụng Ghi chú 1 KH0153TS 30%, không tốt hay hỏng 22 Phát điện, phòng khi máy chính hỏng YANMAR 2000 2 KH6279TS Không trang bị 3 KH92575TS Không trang bị
Trong tổng số 03 tàu câu cá ngừđại dương điều tra thì chỉ có 01 tàu sử dụng máy phụ chiếm 33%, còn 02 tàu không sử dụng máy phụ chiếm 67%. Tuổi của máy phụ tàu KH0153TS là 7 tuổi/máy, . Hãng sản xuất máy phụ cũng là hãng sản xuất danh tiếng của Nhật Bản, YANMAR chiếm 100%. Tỷ lệ % sử dụng hiện nay của máy này là 30% của tàu KH0153TS không tốt, hay hỏng. Công suất của máy phụ
nhỏ, mà điều kiện làm việc của tàu câu cá ngừ là xa bờ thì e rằng khi máy chính hỏng máy phụ cũng hỏng luôn vì vậy tàu sẽ gặp nguy hiểm khi có gió bão.
Mục đích sử dụng của máy phụ trên các tàu là dùng để chạy tàu, biến đổi cơ
phòng khi máy chính bị hỏng. Nhưng thực tế là công suất của máy phụ nhỏ, tỷ lệ % sử dụng còn ít, thì không thểđảm đương nhiệm vụ khi máy chính hỏng.
Máy phụ có ưu, nhược điểm:
Ưu điểm: Máy phụ được mua cũ nên có giá thành rẻ, dễ sử dụng và hỏng dễ
sửa chữa.
Nhược điểm: Mua cũ nên hay hỏng, chạy tốn nhiên liệu và tạo tiếng ồn lớn.
3.4.3 Trang bịăcquy, dinamô.
Hình 3.7: Trang bị ắc quy trên tàu KH6279TS.
Hình 3.8: Trang bị dinamô trên tàu KH6279TS. Bảng 3.4: Thống kê trang bịăcquy, dinamô trên tàu điều tra.
Ắc quy Dinamô STT Sốđăng ký Số lượng Công suất (kw) Số lượng Hãng sản xuất Năm sử dụng Mục đích sử dụng Tình trạng máy 1 KH0153TS 05 20;15 2 V.Nam 2000 Phát điện 40%, tốt 2 KH6279TS 03 15 1 T.Quốc 2000 Phát tốt
điện
3 KH92575TS 04 22 1 T.Quốc 2001 Phát
điện
tốt Trên tất cả các tàu câu cá ngừđại dương điều tra đều trang bị bình ắc quy axit, với số lượng 03 đến 05 bình vì tàu đi biển dài ngày, ắc quy dùng để tích điện hay nạp điện vào nó, khi máy chính chạy thông qua Dinamô biến đổi cơ năng thành điện năng và điện năng đó được tích trong ắc quy.
Dinamô có mục đích sử dụng là dùng để biến đổi cơ năng của máy chính thành điện năng, phát điện thắp sáng bóng cao áp để làm đêm với các tàu làm nghề
câu cá ngừ.
Công suất của dinamô trên 03 tàu câu cá ngừđại dương khoảng từ 15 kw đến 22 kw, hãng sản xuất Việt Nam chiếm 33% và Trung Quốc chiếm 67%.
Tuổi thọ của Dinamô không cao, thường xuyên bị hỏng và chủ tàu thay liên tục, có thể họ mua mới 100% hoặc mua lại máy cũ mà chất lượng sử dụng còn 60%
đến 70%.
Số lượng của dinamô trên tàu thông thường chỉ khoảng 1 hoặc 2 cái.
3.5 THIẾT BỊ TÀU 3.5.1 Trang bị neo 3.5.1 Trang bị neo
Bảng 3.5: Thống kê trang bị neo trên tàu câu cá ngừđại dương điều tra. Neo Kích thước (m) STT Sốđăng ký Số lượng Kiểu neo B H Trọng lượng (kg) Vị trí lắp đặt Nước sản xuất Giá thành (1000VNđ) 1 KH0153TS 03 Hải quân 0.8 1.2 70;30;50 2 mũi; 1 lái Việt Nam 300.000 500.000 700.000
2 KH6279TS 03 Hải quân 1 1.5 100 1 mũi, 2 dự phòng Việt Nam 1.000.000 3 KH92575TS 02 Hải quân 1.2 1.5 60 1 mũi, 1 dự phòng Việt Nam 800.000
3.5.1.1 Giới thiệu neo trên tàu điều tra
100% tàu câu cá ngừđại dương điều tra đều sử dụng neo Hải quân.
Đặc điểm chính của neo hải quân là có thanh ngáng dài, hai cánh được gắn cứng vào thân nên khi thả xuống đáy một cánh cắm sâu vào bùn và cánh còn lại nhô lên khỏi mặt đáy.
Ưu điểm của neo hải quân là dễ chế tạo, có khả năng bám đáy tốt và lực giữ
lớn đối với mọi chất đáy.
Bên cạnh đó nó cũng có nhiều nhược điểm như có cấu tạo cồng kềnh, thao tác chậm và không thuận tiện trong việc sắp xếp neo trên tàu cũng như quá trình thu thả. Do vậy neo hải quân dễ gây rối lĩn neo làm giảm sức bám và khi ở vùng nước cạn mỏ neo nhô lên khỏi đáy có thể gây nguy hiểm cho tàu đi qua.
Hình 3.9: Cấu tạo neo trên tàu điều tra:
1- thân neo; 2- mỏ neo; 3- ngạnh, cánh neo; 4- ngáng;
5- chốt; 6- lỗ xỏ chốt; 7- lỗ xỏ ngáng; 8- ma ní;
A chiều rộng cổ neo a chiều rộng đầu cánh neo
5 8 4 6 1 7 2 3 B A h H a b L
B độ rộng của 2 mỏ neo b chiều rộng của mỏ neo
H chiều dài thân neo h độ cao mỏ neo
L chiều dài ngáng
3.5.1.2 Phân loại neo theo công dụng trên các tàu điều tra
•Nếu neo được trang bị ở mũi gọi là neo mũi nhằm mục đích giữ mũi tàu trong quá trình neo, giữ tàu trên mặt nước tự do, giúp tàu ra vào cầu, quay trở tàu trong vùng nước hẹp.
•Nếu neo được trang bị ở đuôi tàu gọi là neo lái có nhiệm vụ giữ phần đuôi tàu trong quá trình neo, nó kết hợp với neo mũi để giữ tàu nằm theo hướng lựa chọn và tăng cường lực giữ tàu, nó được dùng có hiệu quả trong việc hãm tàu, quay trở
tàu trong khu vực hàng hải khó khăn hay luồng lạch hẹp.
•Nếu neo được dùng để dự trữ thì mục đích của nó là thay thế neo chính kịp thời khi hỏng hoặc mất.
3.5.1.3 Hiện trạng trang bị neo trên các tàu.
Về số lượng: Thông thường mỗi tàu trang bị 02 neo thì có 01 neo ở mũi và 01 neo để dự phòng khi neo ở mũi gẫy hoặc mất. Hai tàu làm nghề câu cá ngừ là KH0153TS và KH6279TS trang bị 03 neo trong đó có 01 neo mũi và 02 neo còn lại có thể dùng dự phòng (tàu KH6279TS) hoặc 02 neo mũi và 01 neo được trang bị ở
đuôi (tàu KH0153TS).
Về kích thước và trọng lượng neo không theo một tiêu chuẩn nào và cũng không giống nhau, do chủ tàu đặt mua.
Tất cả những neo trên đều là do Việt Nam sản xuất với giá thành cũng khác nhau tuỳ thuộc vào trọng lượng của neo và cũng tuỳ vào từng thời điểm chủ tàu sắm neo nhưng giá cả phù hợp với điều kiện kinh tế của ngư dân. Neo cũng không quá
đắt, điều kiện kinh tế như thế nào thì ngư dân đặt làm neo như vậy, nhiều tiền thì làm neo to và tốt, ít tiền thì làm neo nhỏ và nhẹ.
Hình 3.10: Trang bị neo trên tàu KH6279TS
3.5.2 Trang bị neo nổi
Trên thực tế các tàu làm nghề câu cá ngừ đại dương khai thác ở những ngư
trường có độ sâu rất lớn 1000m đến 2000m nên không một lĩn neo nào dùng để liên kết neo với tàu có thể đến đáy được. Giả sử neo có đến mặt đáy thì thuyền trưởng cũng không biết được chất đáy có phù hợp để neo không, nếu phù hợp là tốt mà nếu không phù hợp tàu sẽ bị rê neo gây nguy hiểm cho tàu. Mặt khác tàu làm nghề câu cá ngừđại dương luôn làm viêc trong điều kiện sóng gió lớn, biển càng động càng nhiều cá và khai thác xa bờ, nếu có bão không chạy kịp về bờ thì làm thế nào để cố định tàu? Khi ngưng các hoạt động khai thác hải sản để sửa chữa tàu, ngư lưới cụ
thì làm thế nào để cốđịnh tàu không trôi? “Cái khó ló cái khôn” ngư dân đã nghĩ ra một loại neo làm bằng vải mà có thể giải quyết những khó khăn trên, tiếng địa phương gọi là “rù, ràm”, còn khoa học gọi đó là neo nổi.
a b Tai neo
Lỗ thoát nước Dây đai
Hình 3.11: Mô hình neo nổi
a: neo hình vuông; b: neo hình tròn. Chất liệu dùng làm neo nổi là vải dù, người thợ may neo nổi cắt võng ra theo hình tròn hoặc hình vuông tuỳ theo chủ tàu đặt hình gì sau đó may lại. Đường biên (dây đai) của neo là dây dù, dây đai có tác dụng giúp thân neo không bị rách dưới tác dụng của ngoại lực gió nước, dây buộc để liên kết neo nổi với tàu là dây thừng ( vật liệu PE có đường kính 8mm). Hiện nay các tàu có công suất từ 45-90cv làm nghề câu cá ngừ đại dương phường Vĩnh Phước sử dụng neo nổi hình vuông, theo họ neo hình vuông cản nước hiệu quả hơn neo hình tròn.
Tác dụng của neo nổi là cản nước giúp tàu không bị trôi trong điều kiện sóng to, gió lớn, nếu không có neo nổi thì độ trôi của tàu là 4 đến 5 hải lý trong 1h, nhưng nếu sử dụng neo nổi thì độ trôi tàu chưa đến 1 hải lý trong 1h.
Neo nổi được sử dụng trong trường hợp quan trọng nhất là khi có giông gió từ
cấp 6 trở lên mà tàu chưa tìm được nơi ẩn nấp đang lênh đênh ngoài biển khơi sử
dụng neo nổi sẽ giúp tàu không bị trôi và bị bão làm lật tàu. Trường hợp thứ hai là khi tàu ngưng các hoạt động đánh bắt, khai thác hải sản để sửa tàu hoặc ngư lưới cụ, hoặc nghỉ ngơi neo nổi giúp tàu không bị trôi. Tuy nhiên sự có mặt của neo nổi là song song với neo sắt, nó không thể thay thế hoàn toàn neo sắt, nó chỉ sử dụng trong những trường hợp mà dùng neo sắt không hiệu quả hoặc không dùng được. Khi về
bờ neo nổi lại có tác dụng khác là che nắng cho mặt boong khai thác.
Kích thước của neo nổi: Tuỳ theo tàu lớn hay nhỏ mà trang bị neo nổi là khác nhau, tàu có chiều dài từ 12 đến 13m thì dùng neo có kích thước cạnh là 10m (neo vuông), đường kính 10m (neo tròn), để đối phó với bão cấp 11, 12 tàu có chiều dài này thì kích thước neo trên tàu phải lớn hơn, cạnh là 15m đối với neo vuông và
đường kính 15m đối với neo tròn. Tàu có kích thước từ 15 đến 16m thì kích thước của cạnh neo là 15 đến 20m đối với neo vuông và đường kính từ 15 đến 20m đối với neo tròn. Neo vuông hay tròn, lớn hay bé thì ở tâm chính giữa đều có một lỗ
thoát nước có đường kính 40cm, lỗ này có tác dụng làm giảm sức cản của nước và giúp tàu điều chỉnh đổi hướng dễ dàng khi gặp chướng ngại vật. Mỗi tàu chuẩn bị
Cách buộc dây neo đối với neo vuông thì khó buộc dây hơn đối với neo tròn, neo lớn hay nhỏ cũng chỉ buộc 8 dây vào 4 góc và ở giữa 4 cạnh. Một dây khác
được buộc vào bất kỳ tai nào (trừ chỗ đã buộc dây chính) có nhiệm vụ để thu neo, khi cần thu neo chỉ cần túm vào dây đó và kéo thì lập tức neo nổi sẽ tựđộng xếp lại gọn gàng chỉ việc kéo lên tàu, nếu không có dây này thì không có bất kỳ một cần cẩu nào có thể nhấc được neo nổi lên vì lực cản của nước quá lớn và có thể gây lật tàu. Chiều dài của dây buộc neo nổi phải lớn hơn cạnh neo 2m, không được nhỏ hơn hoặc bằng cạnh neo vì như vậy khi thả xuống nước neo không có độ mở và không cản được nước. Chiều dài của dây buộc cũng không được lớn hơn cạnh một khoảng lớn hơn 2m, vì như vậy dù sẽđổ nước lại và không có tác dụng cản nước. Chiều dài 4 dây ở góc sẽ ngắn hơn chiều dài 4 dây ở cạnh là 2m để neo có độ mở cản nước