Trang bị neo nổi

Một phần của tài liệu điều tra hiện trạng tàu thuyền; máy động lực ; thiết bị tàu , trang bị cứu thủng cho nghề câu cá ngừ đại dương nhóm công suất 45- 90 cv của phường vĩnh phước tp nha trang tỉnh khánh hòa (Trang 54 - 57)

4. TỔNG QUAN VỀ TÀU THUYỀN; MÁY ĐỘNG LỰC; THIẾT BỊ TÀU,

3.5.2Trang bị neo nổi

Trên thực tế các tàu làm nghề câu cá ngừ đại dương khai thác ở những ngư

trường có độ sâu rất lớn 1000m đến 2000m nên không một lĩn neo nào dùng để liên kết neo với tàu có thể đến đáy được. Giả sử neo có đến mặt đáy thì thuyền trưởng cũng không biết được chất đáy có phù hợp để neo không, nếu phù hợp là tốt mà nếu không phù hợp tàu sẽ bị rê neo gây nguy hiểm cho tàu. Mặt khác tàu làm nghề câu cá ngừđại dương luôn làm viêc trong điều kiện sóng gió lớn, biển càng động càng nhiều cá và khai thác xa bờ, nếu có bão không chạy kịp về bờ thì làm thế nào để cố định tàu? Khi ngưng các hoạt động khai thác hải sản để sửa chữa tàu, ngư lưới cụ

thì làm thế nào để cốđịnh tàu không trôi? “Cái khó ló cái khôn” ngư dân đã nghĩ ra một loại neo làm bằng vải mà có thể giải quyết những khó khăn trên, tiếng địa phương gọi là “rù, ràm”, còn khoa học gọi đó là neo nổi.

a b Tai neo

Lỗ thoát nước Dây đai

Hình 3.11: Mô hình neo nổi

a: neo hình vuông; b: neo hình tròn. Chất liệu dùng làm neo nổi là vải dù, người thợ may neo nổi cắt võng ra theo hình tròn hoặc hình vuông tuỳ theo chủ tàu đặt hình gì sau đó may lại. Đường biên (dây đai) của neo là dây dù, dây đai có tác dụng giúp thân neo không bị rách dưới tác dụng của ngoại lực gió nước, dây buộc để liên kết neo nổi với tàu là dây thừng ( vật liệu PE có đường kính 8mm). Hiện nay các tàu có công suất từ 45-90cv làm nghề câu cá ngừ đại dương phường Vĩnh Phước sử dụng neo nổi hình vuông, theo họ neo hình vuông cản nước hiệu quả hơn neo hình tròn.

Tác dụng của neo nổi là cản nước giúp tàu không bị trôi trong điều kiện sóng to, gió lớn, nếu không có neo nổi thì độ trôi của tàu là 4 đến 5 hải lý trong 1h, nhưng nếu sử dụng neo nổi thì độ trôi tàu chưa đến 1 hải lý trong 1h.

Neo nổi được sử dụng trong trường hợp quan trọng nhất là khi có giông gió từ

cấp 6 trở lên mà tàu chưa tìm được nơi ẩn nấp đang lênh đênh ngoài biển khơi sử

dụng neo nổi sẽ giúp tàu không bị trôi và bị bão làm lật tàu. Trường hợp thứ hai là khi tàu ngưng các hoạt động đánh bắt, khai thác hải sản để sửa tàu hoặc ngư lưới cụ, hoặc nghỉ ngơi neo nổi giúp tàu không bị trôi. Tuy nhiên sự có mặt của neo nổi là song song với neo sắt, nó không thể thay thế hoàn toàn neo sắt, nó chỉ sử dụng trong những trường hợp mà dùng neo sắt không hiệu quả hoặc không dùng được. Khi về

bờ neo nổi lại có tác dụng khác là che nắng cho mặt boong khai thác.

Kích thước của neo nổi: Tuỳ theo tàu lớn hay nhỏ mà trang bị neo nổi là khác nhau, tàu có chiều dài từ 12 đến 13m thì dùng neo có kích thước cạnh là 10m (neo vuông), đường kính 10m (neo tròn), để đối phó với bão cấp 11, 12 tàu có chiều dài này thì kích thước neo trên tàu phải lớn hơn, cạnh là 15m đối với neo vuông và

đường kính 15m đối với neo tròn. Tàu có kích thước từ 15 đến 16m thì kích thước của cạnh neo là 15 đến 20m đối với neo vuông và đường kính từ 15 đến 20m đối với neo tròn. Neo vuông hay tròn, lớn hay bé thì ở tâm chính giữa đều có một lỗ

thoát nước có đường kính 40cm, lỗ này có tác dụng làm giảm sức cản của nước và giúp tàu điều chỉnh đổi hướng dễ dàng khi gặp chướng ngại vật. Mỗi tàu chuẩn bị

Cách buộc dây neo đối với neo vuông thì khó buộc dây hơn đối với neo tròn, neo lớn hay nhỏ cũng chỉ buộc 8 dây vào 4 góc và ở giữa 4 cạnh. Một dây khác

được buộc vào bất kỳ tai nào (trừ chỗ đã buộc dây chính) có nhiệm vụ để thu neo, khi cần thu neo chỉ cần túm vào dây đó và kéo thì lập tức neo nổi sẽ tựđộng xếp lại gọn gàng chỉ việc kéo lên tàu, nếu không có dây này thì không có bất kỳ một cần cẩu nào có thể nhấc được neo nổi lên vì lực cản của nước quá lớn và có thể gây lật tàu. Chiều dài của dây buộc neo nổi phải lớn hơn cạnh neo 2m, không được nhỏ hơn hoặc bằng cạnh neo vì như vậy khi thả xuống nước neo không có độ mở và không cản được nước. Chiều dài của dây buộc cũng không được lớn hơn cạnh một khoảng lớn hơn 2m, vì như vậy dù sẽđổ nước lại và không có tác dụng cản nước. Chiều dài 4 dây ở góc sẽ ngắn hơn chiều dài 4 dây ở cạnh là 2m để neo có độ mở cản nước lớn nhất. Ở 2 góc của cạnh chìm sâu trong nước có buộc đá trọng lượng khoảng 2kg.

Cách buộc dây đối với neo tròn bỏ một tai buộc một tai, chiều dài của các dây là như nhau và lớn hơn đường kính của neo là 2m, dây buộc để thu neo được buộc ở

tâm neo, phần chìm sâu nhất trong nước có buộc chì (hoặc đá) có trọng lượng 1 đến 2 kg.

Tất cả các dây buộc vào tai neo (trừ dây thu neo) đều được buộc về một dây thừng vật liệu PE có đường kính 1.2mm, trên dây này có khoá xoay hay maní dùng

để giúp dây neo không bị rối, dây này được cột ở phía mũi tàu cách mũi tàu thường 1.5m.

Hình 3.12: Mô hình hoạt động của neo nổi Neo nổi vải hình vuông, màu xanh Dây thừng

Dây thu neo Khóa xoay Dây buộc lên tàu

Hình 3.13: Trang bị neo nổi hình vuông trên tàu KH6279TS

Hình 3.14: Trang bị neo nổi hình tròn trên tàu KH92575TS

Một phần của tài liệu điều tra hiện trạng tàu thuyền; máy động lực ; thiết bị tàu , trang bị cứu thủng cho nghề câu cá ngừ đại dương nhóm công suất 45- 90 cv của phường vĩnh phước tp nha trang tỉnh khánh hòa (Trang 54 - 57)