4. TỔNG QUAN VỀ TÀU THUYỀN; MÁY ĐỘNG LỰC; THIẾT BỊ TÀU,
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp điều tra số liệu:
Để có đầy đủ số liệu, dữ kiện về hiện trạng tàu thuyền; máy động lực; thiết bị
tàu, trang bị cứu thủng nghề câu cá ngừ đại dương nhóm công suất 45-90cv của phường Vĩnh Phước Tp Nha Trang tỉnh Khánh Hòa tôi cần phải giải quyết những vấn đề sau:
Thu thập thông tin, tài liệu từ các cơ quan có liên quan và sau đó xuống nhà phỏng vấn ngừ dân làm nghề câu nói chung. Số liệu thu nhận được phải có độ tin cậy cao, phản ánh chính xác đầy đủ để từ đó mới có cái nhìn tổng quan về hiện trạng tàu thuyền; máy động lực; thiết bi tàu, trang bị cứu thủng của tàu câu cá ngừ
phường Vĩnh Phước. Từ thực trạng đó phân tích để thấy được những mặt được và mặt yếu kém để đưa ra các biện pháp an toàn cho tàu, có phương hướng khắc phục
để phát triển nghề câu cá ngừ.
Số liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu được lấy từ hai nguồn:
Nguồn thứ cấp: Thu thập số liệu theo báo cáo tổng hợp của cơ quan quản lý nghề cá qua các năm như Hội nghề cá phường Vĩnh Phước, Chi cục khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, Sở thuỷ sản Khánh Hoà, Công ty Bảo Việt
Nguồn sơ cấp: Xác định số liệu theo điều tra phỏng vấn bằng cách hỏi chủ
tàu, thuyền trưởng, lên tàu quan sát, hỏi những người thợ làm tàu trong khu đóng tàu Song Thuỷ.
2.2.2 Cách thu thập số liệu.
Thông qua chủ tich UBND phường Vĩnh Phước để xin giới thiệu thực tập và thông qua chủ tịch hội nông dân phường hướng dẫn giới thiệu đến các hộ gia đình làm nghề câu công suất từ 45cv đến 90cv.
Thông qua phòng Hành chính của Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ
công suất từ 45cv đến 90cv, lấy số liệu để phục vụ cho công tác điều tra và viết đồ
án.
Thông qua phòng Hành chính của Sở thuỷ sản để liên hệ thực tập, để lấy số
liệu phục vụ cho viết đồ án.
Thông qua phòng Hành chính của công ty Bảo Việt để liên hệ thực tập, để được tìm hiểu những vụ tai nạn tàu thuyền từ đó phân tích những nguy cơ tiềm ẩn sẽ xẩy ra trên tàu câu cá ngừ.
Thông qua các công nhân trong khu đóng và sửa chữa tàu Song Thuỷ để biết
được họ thường sửa chữa những gì, thường đóng tàu bằng vật liệu gì để từđó tham khảo làm đồ án.
Đến nhà ngư dân làm nghề câu nói chung để phỏng vấn chủ tàu, thuyền trưởng, thuyền viên theo mẫu câu hỏi của phiếu điều tra từđó có được số liệu khách quan đáng tin cậy nhất. Lên tàu chụp hình, hỏi chủ tàu, thuyền trưởng về kết cấu tàu, vách ngăn của tàu, hỏi về những rủi ro tàu gặp phải…số liệu thu thập được giúp cho đồ án mang tính xác thực, chính xác nhất.
2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu.
Các số liệu thu thập được từ các cơ quan chức năng và thực tế. Tôi tiến hành xử lý số liệu bằng phương pháp:
Phần mềm Excel để lập bảng và vẽđồ thị. Phương pháp so sánh.
Phương pháp thống kê.
Phần mền Autocad để vẽ các hình chiếu tàu thuyền, vàng câu, neo.
Trên cơ sở đó tôi tiến hành phân tích và đánh giá kết quả, dùng vào phần mềm Excel và Word để tiến hành xử lý số liệu trên.
2.3 XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐỂ LỰA CHỌN MÔ HÌNH 2.3.1 Xây dựng tiêu chí 2.3.1 Xây dựng tiêu chí
Để xây dựng được tiêu chí lựa chọn mô hình cho tàu câu cá ngừđại dương thì tôi phải dựa trên hai cơ sở:
2.3.1.1 Cơ sở lý thuyết
chống chìm, tính chống lật tàu, hệ số cấu trúc vỏ tàu câu cá ngừđại dương phải nằm trong khoảng các hệ số về vỏ tàu cá cỡ nhỏ của tỉnh Khánh Hòa. Vật liệu làm tàu
đúng theo quy đinh hiện hành để đảm bảo tuổi thọ tàu cao, chất lượng tàu tốt để con tàu được an toàn trong quá trình hoạt động đánh bắt.
Tính chống lật: lý thuyết tàu chỉ rõ rằng mỗi khi tàu bị nghiêng khỏi vị trí cân bằng bởi một momen nghiêng nào đó (Mng), bên trong nó luôn xuất hiện một momen tương ứng (Mθ) tác dụng theo xu hướng hồi phục tàu về vị trí ban đầu, vì vậy tàu phải được thiết kế với các thông số phù hợp công thức:
Mθ = D*lθ (2.1)
Trong đó: D là trọng lượng chiếm nước, lθ là tay đòn của momen hồi phục. Tính chống chìm: đểđảm bảo cho tàu không bị chìm thì con tàu được thiết kế với các thông số phải thỏa mãn công thức:
Mng < Mgh. (2.2)
Trong đó Mng là momen ngoại lực đặt vào làm nghiêng tàu, Mgh là momen
giới hạn - momen lớn nhất mà tàu có thể chống lại được để tàu không bị lật chìm. Độổn định tàu phải thỏa mãn công thức: [B/H] ≥ 10 2 29− B (2.3) Trong đó: - B là chiều rộng của tàu (m);
- H là chiều cao mạn tàu (m).
Các công thức 2.1, 2.2 và 2.3 được lấy trong tài liệu của PGS.TS. Nguyễn Quang Minh (Khoa cơ khí - ĐH Thủy Sản).
Hệ số về cấu trúc vỏ tàu của từng nghề nói chung ít thay đổi theo công suất,
được lựa chọn cho từng nghề cá ở địa phương. Tàu thuyền nghề câu cá ngừ đại dương cỡ nhỏ có các hệ số được thiết kế phải phù hợp với các hệ số tàu cá cỡ nhỏ
(K1-K4) của tỉnh Khánh Hòa: Bảng 2.1: Các hệ số tàu cá cỡ nhỏ tỉnh Khánh Hòa Đại lượng Lưới kéo 33cv lưới kéo 45cv Lưới kéo 56cv Lưới kéo 74cv Lưới kéo 100cv Lưới rê 45cv Lưới vây 33cv K1 3.6-4.3 3.7-4.2 3.8-4.14 3.85-4.27 3.26-3.55 3.48-4.0 3.62-3.88
K2 2.5-3.1 2.65-3.07 2.6-2.73 2.68-2.87 2.65-2.89 2.61-2.85 2.93-3.17
K3 2.1-2.5 2.1-2.4 2.06-2.18 2.08-2.18 2.09-2.27 2.12-3.3 2.41-2.53
K4 1.1-1.4 1.16-1.37 1.25-1.39 1.28-1.34 1.22-1.29 1.19-1.25 1.21-1.27
(Nguồn: kết quả nghiên cứu một vài tiêu chuẩn an toàn hàng hải tàu thuyền nghề cá Việt Nam của Th.s Phan Trọng Huyến, Khoa Khai Thác- ĐH Thủy Sản)
Với các hệ số K được tính theo công thức: K1 = B L (2.4) K2 = T B (2.5) K3 = H B (2.6) K4 = T H (2.7) Trong đó:
L: là chiều dài thiết kế của tàu (m); B: là chiều rộng thiết kế tàu (m); T: mớn nước thiết kế tàu (m); H: độ cao mạn tàu (m);
Vỏ tàu gỗ phải nằm trong các nhóm gỗđược quy định để đảm bảo an toàn về
chất lượng gỗ và tuổi thọ tàu, cụ thể như sau:
Quy định hiện hành về gỗ làm tàu [phụ lục 1, hướng dẫn đăng kiểm đăng ký tàu cá] gỗ làm tàu cụ thể:
Vỏ tàu được dùng các loại gỗ sau:
Nhóm II: Lim xanh, kiền kiền, táu mật, sến mật, sến đắng, xoay.
Nhóm III: Xăng lẻ, chò chỉ, huỳnh, trường mật, chua khét, trường chua, cà ổi xanh.
Nhóm IV: Rẻ hương, re rừng, gội nếp, re mít, re vàng, săng, kháo mật.
Nhóm V: Tràm tím, tràm xanh, tràm sung, sồi đá, kền giá rai, vải thiều, lim xẹt, hoàng linh đá.
Nhóm VI: Sú tím, cồng tím, cồng chim, gội tẻ, vàng kiêng, lõi thọ, xe xanh, de đỏ, de đề xi, chẹo tía, sang, nhội, sồi vàng mép, thôi da, thôi chanh, phay sừng, chò nếp, ràng mật, ràng da.
Khung: dùng gỗ nhóm II, III và IV.
Các bộ phận khác: Ván sàn, cabin, la canh, dùng nhóm VI, VII và một số
nhóm V.
Máy động lực: máy chính phải đạt các tiêu chí là tốt, bền và rẻ vì vậy máy chính phải có mức tiêu hoa nhiên liệu định mức phù hợp theo công thức:
Gn= gen * Nen (kg/h) (2.8) Trong đó:
gen là suất tiêu hao nhiên liệu định mức (g/MLh) Nen là công suất định mức của động cơ (ML).
Giá thành của máy chính phải phù hợp với điều kiện kinh tế của ngư dân.
Để tàu câu cá ngừ hoạt động khai thác xa bờ thì công suất của máy chính phải từ 90cv trở lên [trang 57, sổ tay an toàn cho người và tàu cá].
Thiết bị tàu: để lựa chọn neo có trọng lượng đủ lực giữ, lĩn neo có đường kính đủđộ bền, bánh lái có diện tích phù hợp cho tàu câu cá ngừđại dương đảm bảo an toàn thì hệ số của neo, lĩn neo và bánh lái phải nằm trong khoảng các hệ số K5- K7 của tỉnh Khánh Hòa.
Bảng 2.2: Các hệ số neo, lĩn neo, bánh lái của tàu cá tỉnh Khánh Hòa
Đại lượng Lưới kéo 33cv Lưới kéo 45cv Lưới kéo 56cv Lưới kéo 74cv Lưới kéo 100cv Lưới rê 45cv Lưới vây 33cv K5 3-4 3-4 3-4 3-4 3-4 4.59-4.93 4.68-5.26 K6 6-7 6.5-7.5 9-10 9-10 4-7 9.32-9.6 9.44-10 K7 25-30 25-30 20-22 22-26 21-23 26.63-29.09 25.56-29.7
(Nguồn: kết quả nghiên cứu một vài tiêu chuẩn an toàn hàng hải tàu thuyền nghề cá Việt Nam của Th.s Phan Trọng Huyến, Khoa Khai Thác- ĐH Thủy Sản).
Với các hệ số K được tính theo công thức: K5 = 2/3
D P
K6 = 1/3 D d (2.10) K7 = S LT (2.11) Trong đó: P là trọng lượng neo (kg);
D là lượng nước chiếm chỗ của tàu (tấn); d là đường kính lĩn neo (mm);
S là diện tích bánh lái (m2);
Khi đó định mức để trang bị neo có trọng lượng phù hợp với tàu theo công thức: P = KDa (2.12)
Trong đó: P là trọng lượng neo (kg); a là số mũđược xác định bằng 2/3; D là trọng lượng nước chiếm chỗ của tàu.
Định mức để trang bị diện tích bánh lái phù hợp với tàu theo công thức:
S = K.L.T (2.13)
Trong đó: S là diện tích bánh lái (m2) K là hệ số
L, T chiều dài và mớn nước tàu (m).
Trang bị cứu thủng thì tàu phải trang bị các dụng cụ cứu thủng theo quy
định hiện hành tiêu chuẩn ngành 28TCN 91-90:
Bơm nước truyền động từ máy chính: tàu có L>15 01 chiếc. Bơm nước (bơm piston hoặc bơm phụt) 01 cho các loại tàu.
Bảng 2.3: Trang bị cứu thủng theo quy đinh 28TCN91-90 Chiều dài tàu Tên gọi >= 15m < 15m Đệm chống va cốđịnh (chiếc) 4 2 Đệm chống va di động (chiếc) 1 1 Chăn sợi (chiếc) 4 1 Giẻ vịn hoặc phoi tre, xơ dừa (kg) 2 1 Nêm gỗ (chiếc) 10 8 Cột chống (chiếc) 2 1
Bộđồ mộc (bộ) 1 1
Xi măng P 400kg 50 20
Cát vàng (kg) 50 20
2.3.1.2 Cơ sở thực tế.
Tàu thuyền:
Bảng 2.4: Thống kê chiều dài 03 tàu câu cá ngừđại dương.
STT Sốđăng ký Kích thước tàu (m) (Lmax*Bmax*Dmax)
1 KH0153TS 15.9*3.8*1.5
2 KH6279TS 14.5*3.5*1.4
3 KH92575TS 15.2*3.75*1.2
Xem bảng 2.4 tính được chiều dài trung bình Lmax của 03 tàu câu cá ngừ
nhóm công suất 45-90cv là 15.2 m, Bmax là 3.7m, Dmax là 1.4m.
Bảng 2.5: Thống kê vật liệu đóng tàu, tuổi thọ tàu của tàu câu cá ngừ
STT Sốđăng ký Vật liệu đóng tàu Tuổi thọ tàu
1 KH0153TS gỗ sao 2000
2 KH6279TS gỗ sao 1989
3 KH92575TS gỗ bằng lăng 1986
Xem bảng 2.5 thấy vật liệu đóng tàu cá của ngư dân trong phường Vĩnh Phước là gỗ sao hoặc gỗ bằng lăng. Tuổi thọ trung bình của tàu khi được đóng bằng hai loại gỗ trên là 15.5 năm.
Bảng 2.6: Thống kê trọng tải tàu, số hầm cá trên tàu câu cá ngừđại dương
STT Sốđăng ký Trọng tải tàu (tấn) Số hầm cá
1 KH0153TS 19.7 4
2 KH6279TS 11 4
3 KH92575TS 14.36 4
Xem bảng 2.6 tính được trọng tải trung bình của 03 tàu câu cá ngừ là 15.02 tấn, số hầm cá của các tàu là 04 hầm, phương pháp bảo quản sản phẩm trên tàu câu cá ngừđại dương dùng nước đá xay.
Nhận xét: trong suốt quá trình hoạt động trung bình 15.5 năm, 03 tàu câu cá ngừđại dương chưa gặp phải sự cố gì về tàu thuyền mà gây nguy hiểm cho người,
cho tàu và cho quá trình khai thác. Vì vậy có thể coi 03 tàu trên có độ ổn định, tính chống chìm, tính chống lật và các hệ số tàu phù hợp đảm bảo an toàn.
Máy động lực:
Bảng 2.7: Thống kê trang bị máy chính trên tàu câu cá ngừ.
STT Sốđăng ký Công suất (cv) Hãng sản xuất Tuổi thọ (năm)
1 KH0153TS 60 Yanmar 7
2 KH6279TS 80 Mitsubishi 18
3 KH92575TS 90 Yanmar 21
Xem bảng 2.7 thấy công suất của tàu câu cá ngừ đại dương nhỏ, 02 tàu có công suất < 90cv chiếm 67%, 01 tàu có công suất 90cv chiếm 33%. Hãng sản xuất máy chính là của Nhật Bản, 100% máy được mua cũ với chất lượng sử dụng còn khoảng 80-90%, trong đó có 02 máy của hãng Yanmar chiếm 67%, có 01 máy chính của hãng Mitsubishi chiếm 33%. Tuổi thọ trung bình của máy chính là 15.5 năm.
Nhận xét: Để phù hợp với điều kiện kinh tế của ngư dân thì máy chính được mua lại với chất lượng sử dụng khoảng 80-90%, công suất máy chính 90cv để đảm bảo điều kiện đánh bắt xa bờ, hãng sản xuất của máy chính là Yanmar.
Thiết bị tàu:
Bảng 2.8: Thống kê trang bị neo trên tàu câu cá ngừ
Neo
STT Sốđăng ký
Số lượng (cái) Kiểu neo Trọng lượng (kg)
1 KH0153TS 03 Hải quân 70; 30; 50
2 KH6279TS 03 Hải quân 100
3 KH92575TS 02 Hải quân 60
Xem bảng 2.8 thấy có 02 tàu trang bị 03 neo chiếm 67%, 01 tàu trang bị 02 neo chiếm 33%. Kiểu neo dùng phổ biến là neo hải quân, trọng lượng của neo từ
Bảng 2.9: Thống kê trang bị bánh lái trên tàu câu cá ngừ. Bánh lái STT Sốđăng ký Vật liệu Trọng lượng (kg) 1 KH0153TS Sắt 22 2 KH6279TS Sắt 55 3 KH92575TS Inox 80
Xem bảng 2.9 thấy có 02 tàu trang bị bánh lái sắt chiếm 67% với trọng lượng 22 và 55 kg, 01 tàu trang bị bánh lái Inox chiếm 33% với trọng lượng 80kg.
Bảng 2.10: Thống kê trang bị lĩn neo trên tàu câu cá ngừ. Dây lĩn neo
STT Sốđăng ký
Đường kính (mm) Chiều dài (m) Nước sản xuất
1 KH0153TS 30 300 Thái Lan
2 KH6279TS 30 560 Thái Lan
3 KH92575TS 30 1200 Thái Lan
Xem bảng 2.10 thấy dây để liên kết neo với tàu là dây thừng vật liệu PE do Thái Lan sản xuất, đường kính là 30mm với chiều dài nhỏ nhất là 300m và lớn nhất là 1200m.
Bảng 2.11: Thống kê trang bị vô lăng và truyền động trên tàu câu cá ngừ
Vô lăng
STT Sốđăng ký
Vật liệu Đường kính (cm) Truyền động trên tàu
1 KH0153TS Gỗ 60 Truyền động dây
2 KH6279TS Gỗ 60 Truyền động dây
3 KH92575TS Inox 60 Truyền động dây
Xem bảng 2.11 thấy có 02 tàu trang bị vô lăng gỗ chiếm 67%, 01 tàu trang bị
vô lăng Inox chiếm 33% với đường kính của các vô lăng trên là 60cm. 100% tàu câu cá ngừ sử dụng truyền động dây để vừa giảm chi phí cho tàu mà không làm giảm hiệu suất của tàu.
Nhận xét: Trong suốt thời gian hoạt động các tàu câu cá ngừđại dương điều tra chưa gặp phải sự cố gì về thiết bị tàu gây nguy hiểm cho người, tàu và làm gián
đoạn quá trình khai thác. Vì vậy có thể coi neo có hệ số phù hợp với tàu cá cỡ nhỏ
trong tỉnh, định mức trang bị neo đảm bảo an toàn. Bánh lái của 03 tàu trên được trang bị có diện tích phù hợp với tàu và với nghề.
Trang bị cứu thủng:
Bảng 2.12: Thống kê trang bị máy bơm cứu thủng.
STT Sốđăng ký Bơm tay (cái) Bơm điện (cái) Bơm cọ (cái) Bơm ray (cái) 1 KH0153TS 0 0 02 01 2 KH6279TS 0 0 01 01 3 KH92575TS 0 0 0 02
Xem bảng 2.12 thấy 100% tàu câu cá ngừ không trang bị máy bơm tay và bơm điện. 02 tàu trang bị bơm cọ với số lượng 1-2 cái chiếm 67%, 01 tàu không trang bị bơm cọ chiếm 33%. 100% tàu câu cá ngừ đều trang bị máy bơm ray với mục đích chính là để làm mát máy chính, khi tàu gặp sự cố thủng tàu thì van hình chữ T của bơm này mới được mở ra để cứu thủng cho tàu.
Bảng 2.13: Thống kê các dụng cụ cứu thủng khác. STT Sốđăng ký Xô, gàu