TRANG BỊ CỨU THỦNG TRÊN TÀU

Một phần của tài liệu điều tra hiện trạng tàu thuyền; máy động lực ; thiết bị tàu , trang bị cứu thủng cho nghề câu cá ngừ đại dương nhóm công suất 45- 90 cv của phường vĩnh phước tp nha trang tỉnh khánh hòa (Trang 62 - 102)

4. TỔNG QUAN VỀ TÀU THUYỀN; MÁY ĐỘNG LỰC; THIẾT BỊ TÀU,

3.6 TRANG BỊ CỨU THỦNG TRÊN TÀU

3.6.1 Trang b máy bơm tay.

100% tàu được điều tra đều không trang bị bơm tay.

3.6.2 Trang b máy bơm.

H là đường kính của máy bơm. D là chiều dài của máy bơm. (đ): ký hiệu bơm điện

( c): ký hiệu bơm cọ. ( r): ký hiệu bơm ray.

Bảng 3.9: Thống kê trang bị máy bơm trên tàu điều tra Máy bơm Kích thước (cm) STT Sốđăng ký Bơm điện (cái) Bơm cọ (cái) Bơm ray (cái) H D Nước sản xuất Vị trí lắp đặt Giá thành (VNđ)

1 KH0153TS 0 02 01 20 50 V.Nam hầm máy 500.000

2 KH6279TS 0 01 01 20 40 N.Bản hầm máy 1.000.000

3 KH92575TS 0 0 02 20 40 V.Nam hầm máy 500.000

Nhận xét: Các tàu câu cá ngừ đại dương thường trang bị từ 01 đến 03 máy bơm là bơm cọ, bơm ray các máy bơm thường được trang bị của hãng Nhật Bản và Việt Nam.

Đường kính của máy bơm thường 20cm, chiều dài thường 40 đến 50cm, vị trí lắp đặt trong hầm máy nếu đó là bơm cọ và bơm ray.

Bơm cọ có nguyên tắc hoạt động là cọ vào bánh trớn của máy chính, khi cần hút nước trong hầm máy ra ngoài thì cho máy chính nổ, bơm cọ hoạt động dựa vào sự trích lực của máy chính sẽ hút nước ra. Việc lắp bơm cọ trong hầm máy là hợp lý vì nếu vỏ tàu có bị phá nước thì hầm máy luôn bị đầu tiên do nó mang trọng lượng nặng hơn các hầm khác, máy chính quan trọng với tàu nếu máy không hoạt động thì tàu không thể chạy được nên phải cứu máy chính đầu tiên, đồng thời bơm cọ hoạt

động dựa vào sự trích lực của máy chính. Bơm cọ có:

Ưu điểm: Thời gian sử dụng dài, dễ sử dụng, bơm lượng nước ra khỏi tàu lớn mà không làm hao tốn sức lực của thuyền viên, khi hỏng dễ sửa chữa.

Nhược điểm: Không lưu động, hay hỏng và giá thành cao khoảng 500.000 đến 1500000 đồng/cái tuỳ thuộc vào từng thời điểm mà chủ tàu trang bị.

Hình 3.22: Bơm cọ của tàu KH6279TS

Bơm ray hoạt động dựa vào sự trích lực của máy chính thông qua dây coroa, chức năng chính của bơm ray là hút nước biển vào hầm để làm mát máy chính, khi

có sự cố tràn nước trong hầm thì bơm ray mới sử dụng để cứu thủng. Vị trí lắp đặt của bơm ray trong hầm máy là hợp lý vì nó hút nước để làm mát máy và hoạt động nhờ vào máy chính.

Bơm ray có:

Ưu điểm: Thời gian sử dụng dài, khi hỏng dễ sửa chữa, dễ sử dụng, bơm lượng nước lớn ra khỏi tàu mà không làm tốn sức của thuyền viên trên tàu.

Nhược điểm: Không lưu động, hay hỏng và giá thành cao khoảng 200.000

đến 2.000.000 đồng/cái tuỳ thuộc vào thời điểm mà chủ tàu trang bị nó. Đôi khi chỗ đầu ống của bơm ray dùng hút nước biển vào bị lỏng làm nước biển tràn vào hầm

máy gây hỏng máy.

Hình 3.23: Bơm ray của tàu KH6279TS

Như vy: máy bơm có công dụng dùng để hút khô tàu khi nước vào, làm vệ

sinh tàu, rửa sản phẩm sau khi đánh bắt được và dùng để chữa cháy. Nhưng phải thường xuyên kiểm tra, bảo quản bơm vì nước biển vào làm khô, kẹt các chỗ tiếp xúc, ổđỡ nên phải bôi trơn chúng thường xuyên.

3.6.3 Trang b các dng c khác để cu thng. Bảng 3.10: Thống kê các dụng cụđể cứu thủng khác Bảng 3.10: Thống kê các dụng cụđể cứu thủng khác STT Sốđăng ký Xô, gàu Cát (kg) Xi măng (kg) Sỏi (kg) Giẻ rách (kg) Nêm, chốt gỗ (cây) Bạt chống thủng (cái) 1 KH0153TS nhiều 0 0 0 nhiều 20 0 2 KH6279TS nhiều 5kg 05kg 5kg nhiều 10 0 3 KH92575TS nhiều 0 0 0 nhiều 15 0 Xô, gầu có:

Ưu điểm: Để múc nước tắm giặt, làm vệ sinh tàu, rửa sản phẩm đánh bắt

được, cứu thủng khi có sự cố xẩy ra, có cấu tạo đơn giản gọn nhẹ có thể tận dụng những can nhựa trước kia đựng nước cắt ra buộc quai vào, dễ sử dụng … trên các tàu câu cá ngừ đại dương điều tra xô gầu nhiều, có tàu mua một vài cái với giá thành thấp khoảng 3000 đến 7000 đồng/cái. Xô gầu luôn di động, boong khai thác vài cái, boong lái vài cái, hầm máy vài cái…để ở nơi dễ thấy dễ lấy thuận tiện khi cần sử dụng, các sản phẩm xô gầu đều do Việt Nam sản xuất.

Nhược điểm: Vì nhỏ gọn nên xô, gầu đưa ra tàu một lượng nước ít, dùng nó

để cứu thủng có hiệu quả nhưng không cao mà làm hao tốn sức lực của người lao

động trên tàu.

Cát, xi măng và sỏi dùng để cứu thủng trên tàu câu thì ngư dân không mang theo, chỉ có 01 tàu có trang bị mỗi loại một ít là KH6279TS 5kg. Theo ngư dân không cần thiết bởi nếu tàu có bị thủng nước tràn vào thì cát, ximăng, sỏi không phát huy tác dụng bởi chúng gặp nước không nở ra, hạt cát, ximăng nhỏ gặp nước là trôi theo kẽ hở của bao đựng. Dùng chúng trộn bê tông đểđổ vào lỗ thủng sau khi

đã sơ cứu tạm thời cũng không ổn bởi bêtông không ăn khít với gỗ, chỗ đổ lại bị

bục ngay sau đó.

Giẻ rách dùng trên tàu nhiều nó được dùng để lau tay, lau máy, khi tàu bị

thủng thì nó được dùng bịt lỗ thủng trong việc sơ cứu tạm thời để mọi người trên tàu tìm phương án khác cứu tàu.

Nêm, chốt gỗ thì hầu hết tàu nào cũng trang bị khoảng 10 đến 20 cây, trong

đó có những tàu đang làm nghề câu cá ngừ, giá thành của chúng khỏang 3000

đồng/cây. Nêm, chốt gỗ được làm từ những loại gỗ tốt, có tính cơ học cao và có độ

giãn nở khi gặp nước. Chốt gỗ, nêm dùng để liên kết giữa các tấm ván bịt vào lỗ

thủng với tàu để cản nước vào. Trên tàu câu cá ngừ KH0153TS thì chốt gỗđược để

trong hầm máy việc đểở đây thuận tiện cho việc cứu thủng nếu hầm máy gặp sự cố, nhưng bất tiện cho việc nếu hầm mũi gặp sự cố. Trên tàu KH6279TS thì chốt gỗ được để trong hầm mũi, hầm mũi là nơi để neo, lưới chuồn nếu các hầm khác gặp sự cố thì việc đi tìm chốt gỗ rất khó khăn.

Hình 3.24: Chốt gỗ của tàu KH6279TS

Việc trang bị bạt chống thủng rất ít tàu có, các tàu làm nghề câu cá ngừ không trang bị, thậm chí thuyền trưởng còn không biết bạt chống thủng là gì. Bạt chống thủng rất quan trọng trong công tác cứu thủng, những lỗ thủng to mà các vật chống thủng khác không phát huy hiệu quả thì bạt chống thủng có thể sơ cứu tạm thời. Những tàu câu cá ngừ làm việc trong điều kiện có nhiều nguy hiểm, không trang bị

bạt cứu thủng, có thể tàu sẽ gặp phải rủi ro là nước tràn vào gây chết máy, chìm tàu, nguy hiểm đến tính mạng người.

Ngoài những dụng cụ dùng để cứu thủng kể trên, trong thự tế ngư dân dùng các vật khác để chống thủng bằng cách trang bị các vật khác:

Những bao gạo là lương thực trên tàu nhưng khi tàu bị thủng thì họ mang bao gạo chèn vào các lỗ thủng đó, đặc tính của gạo là gặp nước sẽ nở ra bịt kín lỗ thủng.

Những tấm ván gỗ, đinh, bộ đồ mộc được trang bị sẵn trên tàu để khi cần có thể dùng chống thủng, đóng tấm ván vào lỗ thủng đó để cản nước vào tàu.

Keo (hồ) dán được làm từ mỡ bò dùng để gắn các vật với nhau, có đặc tính chuyên dụng là dính ngay cả khi ở dưới nước, nếu tàu có lỗ thủng nhỏ mà dùng keo dán bịt kín lỗ có hiệu quả thì keo được dùng để khắc phục sự cốđó.

Xảm tre được vót từ tinh tre có dạng bùi nhùi dùng để chống thủng và cứu thủng, nó được dùng kèm với chai. Chai là nhựa cây xay ra, khi sử dụng trộn chai với dầu diezen một lượng vừa phải để hỗn hợp dẻo quánh. Dùng bộđồ xảm cho hỗn hợp chai vào trước, sau đó cho xảm vào và tiếp tục đến một lớp chai. Dùng chai, xảm để chống thủng trong trường hợp lỗ thủng nhỏ hay là những kẽ hở giữa các miếng ván trên tàu không khít, lớp chai cũ bị bong ra.

Hình 3.25: Xảm tre được dùng để cứu thủng.

Chăn màn, quần áo của thuỷ thủ trên tàu, khi tàu bị thủng thì mang những đồ đó để bịt lỗ thủng hạn chế nước vào tàu.

3.7 GII THIU VÀNG CÂU TRÊN TÀU CÂU CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG

ĐIU TRA

3.7.1 Gii thiu vàng câu trên tàu KH6279TS:

Vàng câu gồm có dây triên, dây thẻo, dây phao ganh, phao ganh, khoá xoay, khoá kẹp, lưỡi câu. Cứ 03 lưỡi câu là 01 phao ganh, cứ 30 lưỡi câu là 1 phao cờ, chiều dài của vàng câu 15 hải lý với 700 lưỡi câu.

Dây triên trên tàu câu cá ngừ KH6279TS công suất 80cv, dùng loại dây cước PP sợi đơn. Đường kính nằm trong khoảng 3.0mm, khi thả câu các móc của khoá kẹp được móc trực tiếp vào dây triên với khoảng cách giữa các thẻo câu được đánh dấu sẵn.

Hình 3.26: Dây triên câu cá ngừ của tàu KH6279TS

Dây thẻo trên tàu KH6279TS được cấu tạo bởi dây PP, dây cước đơn và cáp lụa có khoá xoay, khoá kẹp ở trên và lưỡi câu ở phía dưới. Khoá kẹp có tác dụng dùng để móc thẻo câu vào dây triên, khoá xoay có tác dụng để chống xoắn bởi khi

có cá mắc câu nó sẽ quậy để trốn thoát nên gây rối thẻo câu có thể làm đứt thẻo và mất cá. Đường kính của dây thẻo khoảng 1.8mm, chiều dài của dây thẻo khoảng 45m, để liên kết với nhau thì đầu dây được tạo các khuyết, khóa tạo khuyết thường dùng loại D,B,DE…Để thẻo câu chìm nhanh thì gắn chì vào phần dưới thẻo, khoảng cách giữ 02 thẻo câu là 24 sải (khoảng 36m đến 40m), khoảng cách giữa hai phao ganh là 03 thẻo câu.

Khoá xoay để chống xoắn làm bằng thép không rỉ do Việt Nam sản xuất, có chiều dài 50mm.

Khoá kẹp dùng để liên kết dây thẻo với dây triên và dây phao ganh với dây triên, làm bằng thép không rỉ có chiều dài 140mm.

Hình 3.27: Khoá xoay dùng để chống xoắn thẻo câu.

Phao ganh đường kính khoảng 12cm đến 15cm, dài khoảng 40cm, vật liệu là nhựa cứng được liên kết với dây phao ganh giúp vàng câu luôn ở độ sâu nhất định. Trong ngư trường tàu làm nghề câu cá ngừ còn nhiều tàu làm nghề khác như tàu hàng, tàu lưới rê, lưới kéo…phao giúp vàng câu tránh các tàu qua lại mà vàng câu không bị đứt.

Lưỡi câu: làm bằng thép không rỉ, do Việt Nam sản xuất nên có giá thành phù hợp với ngư dân 5000 đồng/lưỡi (lưỡi Nhật Bản sản xuất 12000 đồng/lưỡi). Thông số của lưỡi như sau:

Đường kính: d = 4mm

Góc kẹp: = 80

Độ rộng: R = 30mm

Chiều cao: H = 50mm

Chiều dài thân lưỡi câu: 22mm

Lưỡi câu cá ngừ bằng thép không rỉ do Việt Nam sản xuất

Hình 3.29: Lưỡi câu cá ngừ bằng thép không rỉ

Dây phao ganh có chiều dài 12 sải (khoảng 15 đến 20m) dùng để liên kết giữa dây triên với phao ganh giúp vàng câu được giữ trong nước ở độ sâu khoảng 20m tính từ mặt nước xuống. Một đầu được buộc vào phao còn đầu kia được liên kết với dây triên bằng khoá kẹp.

Hình 3.30: Bản vẽ tổng thể vàng câu cá ngừđại dương tàu KH6279TS.

Gii thích các b phn trên vàng câu:

1: phao cờ 3: khoá xoay 5: thẻo câu 7: phao nổi (tròn hoặc trụ) 2: dây phao 4: khoá kẹp 6: lưỡi câu 8: dây triên

3.7.2 Gii thiu vàng câu trên tàu KH0153TS:

Vàng câu trên tàu KH0153TS công suất 60cv bao gồm dây triên, dây phao ganh, dây thẻo, phao ganh, lưỡi câu, khoá xoay, khoá kẹp. Vàng câu có chiều dài 21 hải lý với 800 lưỡi câu, cứ 4 thẻo câu thì đến 1 phao ganh, cứ 40 thẻo thì đến 1 phao cờ.

Dây triên có đường kính 3mm là dây cước PP sợi đơn, có chiều dài 33 km, khi thả câu các móc của khoá kẹp được móc trực tiếp lên dây triên tại các vị trí

được đánh dấu sẵn.

Thẻo câu có chiều dài 45m, đường kính 2mm, khoảng cách giữa hai thẻo câu là 45m bao gồm:

Khoá kẹp dùng để chống xoắn dây và liên kết thẻo câu với dây triên.

Khoá xoay dùng để chống xoắn khi cá mắc câu nó sẽ quẫy để chạy thoát nếu không có khoá này thì dây câu dễ bị xoắn và đứt vừa mất cá vừa mất lưỡi câu.

Lưỡi câu: làm bằng thép không rỉ, do Việt Nam sản xuất nên có giá thành phù hợp với ngư dân 5000 đồng/lưỡi (lưỡi Nhật Bản sản xuất 12000 đồng/lưỡi). Thông số của lưỡi như sau:

Đường kính: d = 4mm; Chiều cao: H = 50mm

Góc kẹp: = 80 Độ rộng: R = 30mm 6 5 4 3 2 1 7 8

Chiều dài thân lưỡi câu: 22mm

Phao tròn cứng, đường kính 300mm, liên kết với dây phao bằng khoá kẹp. Dây phao làm bằng dây bô, có chiều dài 17m, đường kính 6.8mm, chiều dài của dây phao là khác nhau để dễ dàng thay đổi độ sâu khai thác.

Hình 3.31: Bản vẽ tổng thể vàng câu tàu KH0153TS

Gii thích các b phn trên vàng câu:

1: phao cờ 3: khoá xoay 5: thẻo câu 7: phao nổi (tròn hoặc trụ) 2: dây phao 4: khoá kẹp 6: lưỡi câu 8: dây triên

3.7.3 Ngư trường hot động ca tàu câu cá ng

Bảng 3.11: Ngư trường hoạt động của tàu câu cá ngừđiều tra.

STT Sốđăng ký Ngư trường

1 KH0153TS

Khu vực quần đảo Trường Sa, thỉnh thoảng làm gần hải phận Đài Loan, Philipine. Tọa độ 12000’N-9000’N và 110000’E-112000’E

2 KH6279TS Vùng biển Khánh Hoà, toạđộ 12

000’N-10000’N và 109000’E-110’00’E

3 KH92575TS Khu vực quần đảo Trường Sa, tọa độ 12

030’N-9000’N và 109030’E-113000’E.

Từ bảng 3.11 nhận thấy ngư trường hoạt động của các tàu đều trọng khu vực quần đảo Trường Sa thuộc vùng biển Khánh Hoà và thuộc ngư trường giữa biển

Đông (biển Nam Trung Hoa). Ngư trường này bao gồm Tây quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đây là vùng có độ sâu lớn từ 1000 đến 2000m, nơi sâu nhất có thểđạt tới 5559m. Trữ lượng khai thác vào khoảng 300000 tấn, khả năng cho phép khai thác có thể đạt 120000 tấn. Nguồn lợi vùng này chủ yếu là cá nổi và có giá trị kinh tế

1 2 3 4 5 6 7 8

cao, các nghề hoạt động chủ yếu ở đây là lưới vây, rê, câu đặc biệt là câu cá ngừđại dương.

Ngư trường này thời tiết hết sức khắc nghiệt thường xuyên chịu ảnh hưởng của những cơn bão mỗi năm có trên dưới 10 cơn bão thường xẩy ra vào tháng 5 đến tháng 11, áp thấp nhiệt đới vào mùa hè, gió mùa đông bắc vào mùa đông.

Mùa vụđánh bắt của 03 tàu là từ tháng 11 đến tháng 4 âm lịch tức là vào vụ

Bắc, vụ mà sản lượng khai thác cá ngừđại dương đạt hiệu quả cao nhất.

3.8 MT S TAI NN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN TÀU THUYN; MÁY ĐỘNG LC; THIT B TÀU, TRANG B CU THNG. LC; THIT B TÀU, TRANG B CU THNG.

3.8.1 Mt s v ti nn tàu cá ca tnh Khánh Hòa năm 2007

Bảng 3.12: Thống kê các vụ tại nạn tàu cá của tỉnh năm 2007

Nguyên nhân tai nạn Vỏ tàu Máy chính Chân vịt

Số vụ 1 5 5

Tổng số vụ 11

(Ngun: Công ty Bo Vit Khánh Hòa)

Từ bảng 3.12 nhận thấy năm 2007 toàn tỉnh Khánh Hòa có 11 vụ tai nạn tàu cá, trong đó có 01 vụ tai nạn do vỏ tàu bị phá nước chiếm 9.1%. Có 05 vụ tai nạn do máy chính bị hỏng chiếm 45.45% và 05 vụ tai nạn do chân vịt bị gẫy chiếm 45.45%.

Máy chính bị hỏng bao gồm các nguyên nhân như sau:

1) Dây cột ống dẫn nước làm mát máy chính bị lỏng tuột ra khỏi vị trí cố định, nước biển qua lỗđó chảy vào tàu làm tàu bị chìm.

2) Bầu sinh hàn của máy chính bị nứt, nước làm mát máy chính qua các vết nứt chẩy vào buồng máy cacte pha lẫn với dầu bôi trơn làm máy chính bị hỏng.

3) Đường dẫn dầu bôi trơn đến các cổ biên của trục cơ bị tắc ngẽn dẫn đến

Một phần của tài liệu điều tra hiện trạng tàu thuyền; máy động lực ; thiết bị tàu , trang bị cứu thủng cho nghề câu cá ngừ đại dương nhóm công suất 45- 90 cv của phường vĩnh phước tp nha trang tỉnh khánh hòa (Trang 62 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)