Quá trình sản xuất trong DNSX cơ khí

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị với việc ra quyết định ngắn hạn tại các doanh nghiệp sản xuất cơ khí Việt Nam. (Trang 82 - 88)

Nguồn: Hồng Tùng, 2010

Đặc điểm chi phí sản xuất kinh doanh của các DNSX cơ khí

Theo chức năng hoạt động, chi phí SXKD của các DN cơ khí gồm 2 loại là chi phí sản xuất và chi phí ngồi sản xuất.

Chi phí sản xuất: Sản phẩm cơ khí rất đa dạng về chủng loại, độ chính xác

cao, yêu cầu chất lượng (NVL chế tạo) khơng hồn tồn giống nhau làm tăng tính phức tạp của chi phí sản xuất.

Chi phí NVLTT: Trong giá thành sản phẩm cơ khí, chi phí NVLTT chiếm tỷ

trọng khá lớn. Căn cứ vào vai trị của NVL tham gia vào q trình sản xuất, chi phí NVLTT của sản phẩm cơ khí gồm: chi phí NVL chính và chi phí nguyên, nhiên vật liệu phụ… Trong đó:

-Chi phí NVL chính: Là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất cấu thành nên giá thành sản xuất sản phẩm cơ khí (trên 30%). Đối với hoạt động sản xuất linh kiện, NVL chính được sử dụng phổ biến là vật liệu kim loại (kim loại đen và kim loại màu), thông dụng nhất là gang, sắt, thép, đồng, nhôm, inox… và các hợp kim của chúng. Dựa vào các đặc điểm vật lý, mỗi NVL chính lại được phân tách thành rất nhiều loại. Chẳng hạn, chỉ riêng với NVL thép, theo hình dạng có thể chia thành các loại phổ biến là: thép ống, thép cuộn, thép cây, thép dập, thép tấm, thép gió, thép hình chữ H, U, V, I... với đường kính và độ độ dày khác nhau. Căn cứ vào nồng độ hợp kim có trong thép và khả năng chịu lực, có 3 loại chủ yếu là: thép chứa hàm lượng hợp kim thấp, thép có hàm lượng hợp kim trung bình và thép có hàm lượng hợp kim cao. Phân loại theo nguyên tố hợp kim có thép silic, thép phốt - pho, thép crom… Đối với hoạt động sản xuất lắp ráp, NVL chính là các linh kiện nhập khẩu hoặc linh kiện mua từ các nhà sản xuất trong nước hay một số DN đã tự sản xuất được một số linh kiện. Để đảm bảo những yêu cầu rất cao đối với sản phẩm cơ khí trên cả 2 phương diện kỹ thuật và chất lượng, trong nhiều trường hợp các đối tác của DN sẽ cung cấp NVL chính hoặc chỉ định nhà cung cấp NVL chính. Ví dụ, tại các DN cơ khí cung cấp phụ tùng cho Cơng ty Honda, trên bản vẽ kỹ thuật, Công ty Honda thường thể hiện các yêu cầu đối với vật liệu chính của sản phẩm và yêu cầu vật liệu phải được đặt mua tập trung của Công ty TNHH Honda Trading hoặc chỉ định cụ thể nhà cung cấp.

- Chi phí nguyên, nhiên vật liệu phụ: Tỷ trọng chi phí nguyên, nhiên vật liệu phụ trong giá thành sản phẩm cơ khí dao động từ 8%- 12%, gồm: vật liệu vơ cơ (gốm, sứ, dẫu mỡ, sơn, khí, than…), vật liệu hữu cơ (poletylen - PE, polyvinyclorua - PVC), vật liệu kết hợp (bê tông, bê tông cốt thép sứ). Tương tự như NVL chính, mỗi loại nguyên, nhiên liệu phụ trong sản xuất cơ khí cũng rất đa dạng. Ví dụ, đối với sơn, có rất nhiều loại như: sơn cách điện, sơn chống gỉ, sơn dầu, sơn bột, sơn tĩnh điện, sơn xịt… với các màu khác nhau. Phần lớn các DN phân loại chi phí nhiên liệu và NVL phụ là một khoản chi phí NVLTT. Tuy nhiên cũng có một số ít DN cho rằng các loại nhiên liệu và NVL phụ được dùng chung cho phân xưởng và được xếp vào nhóm chi phí SXC. Việc lựa chọn mua nhiên liệu và nguyên vật liệu phụ thường do DN chủ động quyết định trên cơ sở phân tích đánh giá thơng tin từ các nhà cung ứng: khả năng đảm bảo về số lượng, chất lượng, chủng loại NVL, các điều kiện về phương thức thanh toán, phương thức giao hàng, thời gian vận chuyển…

Sự đa dạng của NVL trong sản xuất cơ khí đặt ra u cầu kế tốn cần phản ánh đúng, kịp thời tình hình và sự biến động của từng loại NVL cả về mặt giá trị và số lượng, tính giá NVL theo phương pháp phù hợp. Cơng tác kế tốn NVL sẽ tác động đến việc xây dựng định mức chi phí NVL, xây dựng dự toán SXKD, xác định giá thành sản phẩm, từ đó có giúp các nhà quản lý có cơ sở để xây dựng kế hoạch thu mua, sử dụng và xác định lượng mức dữ trữ NVL tối ưu, quyết định thời điểm,

phương thức, khối lượng thu mua/ dự trữ, quyết định có thể sử dụng vật liệu thay thế được hay khơng…

Chi phí NCTT: Gồm các chi phí về tiền lương, tiền cơng phải trả và các khoản

trích theo lương của cơng nhân trực tiếp vận hành máy móc tại các phân xưởng sản xuất. Trong đó, tiền lương thường bao gồm lương cơ bản (theo hệ số), lương chức danh, lương làm thêm giờ, các khoản phụ cấp và tiền thưởng mang tính chất lương (thưởng vận hành an tồn, thưởng tiết kiệm vận hành kinh tế).

Theo khảo sát, các DNSX cơ khí hiện nay đều xác định chi phí NCTT căn cứ vào định mức đơn giá tính cho từng sản phẩm hồn thành. Khoản mục chi phí này chiếm tỷ trọng từ 20% - 35% giá thành sản phẩm. Những sản phẩm càng u cầu độ chính xác cao thì tỷ trọng chi phí NCTT càng lớn. Trong bối cảnh công nghệ sản xuất ngày càng phát triển, nhiều công đoạn sản xuất trước đây sử dụng nhân lực đã được thay thế bằng các dây chuyền sản xuất hiện đại. Các công đoạn sản xuất sử dụng nhân công ngày càng thu hẹp, chủ yếu chỉ phát sinh ở khâu chuẩn bị nguyên liệu và đứng máy.

Chi phí SXC: Qua khảo sát chuyên sâu, nội dung các khoản mục chi phí này

có khá nhiều điểm khác biệt ở mỗi DN nhưng về cơ bản thường bao gồm:

 Chi phí cho nhân viên phân xưởng, gồm: chi phí thuốc phịng bệnh, chi phí đào tạo, tiền độc hại, bảo hiểm lao động của công nhân trực tiếp sản xuất; tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, tiền ăn trưa, tiền làm tăng ca, các khoản trích theo lương của quản đốc phân xưởng, nhân viên phụ trách điện, công nhân bảo vệ, nhà ăn, vệ sinh…

 Chi phí cơng cụ, dụng cụ dùng chung cho phân xưởng: Chủ yếu là các chi phí về các loại khn mẫu đúc, trục, vít, cối, bộ dập kim loại, máy mài, máy hàn, bu - lơng, đai ốc, van gas… Bên cạnh đó, các chi phí về cơng cụ, dụng cụ phục vụ sản xuất như chi phí mua chổi vệ sinh, chi phí dây curoa, đá mài, các loại que hàn, đinh, vít, mũi khoan, mũi khoét, dao phay, súng bắn đinh, chổi than, lò xo, các loại đồng hồ đo nhiệt, thước dây, bộ điều khiển cảm ứng biến, bao bì, chi phí bảo dưỡng máy…

 Chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ sản xuất và quản lý sản xuất: Trong giá thành sản phẩm cơ khí thì chi phí khấu hao chiếm tỷ trọng rất lớn. DN sử dụng máy móc có cơng nghệ càng cao, chi phí khấu hao càng lớn và chi phí nhân cơng sẽ giảm đi rất nhiều.

 Chi phí dịch vụ mua ngồi: Chi phí tiền điện, nước, điện thoại, sửa chữa TSCĐ, cơng cụ, dụng cụ… tại phân xưởng sản xuất.

 Chi bằng tiền khác: Chi đào tạo - học nghề mới, chi họp, sơ kết, tổng kết phân xưởng…

Trong một số DN, chi phí SXC cịn bao gồm cả chi phí nguyên, nhiên vật liệu phụ dùng chung cho phân xưởng.

Chi phí ngồi sản xuất: Gồm chi phí bán hàng, chi phí QLDN, chi phí tài

Chi phí bán hàng gồm chi phí cho nhân viên bán hàng, tiền lương, tiền ăn ca

của nhân viên Phịng kinh doanh, chi phí giao hàng, chi phí vật liệu, dụng cụ dùng cho hoạt động bán hàng (hỗ trợ đại lý, kênh phân phối…), chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động bán hàng, chi phí quảng cáo, tiếp thị, chi phí điện, nước phân bổ và một số chi phí dịch vụ mua ngồi khác.

Các nội dung chi phí QLDN cũng tương tự như chi phí bán hàng nhưng phát

sinh ở bộ phận quản lý và có thêm một số khoản đặc thù như: các khoản dự phịng, các loại phí, lệ phí phát sinh.

Chi phí tài chính chủ yếu là chi phí lãi vay ngân hàng và lỗ về chênh lệch tỷ giá do

có tỷ giá tăng ở thời điểm nhập khẩu NVL và thời điểm thanh toán bằng ngoại tệ.

Chi phí khác gồm các khoản chi phí cịn lại như: chi phí thanh lý, nhượng bán

TSCĐ, chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, TSCĐ đưa đi góp vốn liên doanh chi phí phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế,...

Các phương thức sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất cơ khí

Theo quy mơ sản xuất, đặc điểm sản phẩm và quy trình cơng nghệ, các DNSX cơ khí có thể áp dụng phương thức sản xuất theo đơn hàng hoặc sản xuất hàng loạt theo kế hoạch.

Phương thức sản xuất hàng loạt thường được áp dụng trong lĩnh vực sản xuất linh kiện, vật tư, phụ tùng cung cấp cho các nhà máy sản xuất ô tô, xe máy và sản xuất thiết bị điện, điện tử trong nước. Các DN sản xuất theo các yêu cầu đặt hàng đã xác định với số lớn và ổn định trong một khoảng thời gian nhất định. Nhờ áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng nên rất nhiều sản phẩm, chi tiết, linh kiện được thống nhất hố và có thể cung cấp cho những khách hàng khác nhau, ít khi có sự thay đổi về kết cấu, yêu cầu kỹ thuật gia công sản phẩm.

Sản xuất theo đơn hàng thường áp dụng trong lĩnh vực sản xuất các thiết bị gia dụng, thiết bị điện, phụ tùng xuất khẩu. Các DN sản xuất theo các đơn đặt hàng, các hợp đồng được ký kết với các đối tác nước ngồi, chi phí được xác định theo đơn hàng.

Do phương thức sản xuất đa dạng nên công việc của KTQT cũng phức tạp hơn. Tuỳ thuộc vào phương thức sản xuất mà ngồi dự tốn thơng thường KTQT có thể phải lập theo đơn hàng, xác định chi phí giá thành cũng có sự khác biệt. Trong nhiều DN có thể áp dụng đồng thời 2 phương thức sản xuất, từ đó tồn tại song song các phương pháp xác định chi phí khác nhau, dẫn đến KTQT phải tổ chức các công cụ thu thập, xử lý, phân tích, cung cấp thơng tin và kiểm sốt thơng tin theo hướng tích hợp cho phù hợp.

3.1.2.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý trong các doanh nghiệp khảo sát

Hiện nay, các DN thuộc Hiệp hội DN cơ khí Việt Nam tổ chức hoạt động theo 2 hình thức chủ yếu là cơng ty cổ phần và cơng ty TNHH. Trong 79 khảo sát, có 55 cơng ty cổ phần và 24 cơng ty TNHH. Có 30/79 DN (gần 38%) có quy mơ vốn từ 50 tỷ đến 100 tỷ, trên 60% DN có quy mơ vốn trên 100 tỷ. Cơ cấu tổ chức quản lý của các DN tuân thủ đúng quy định của Luật DN 2020:

Trong các Công ty cổ phần, gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị;

Giám đốc (Tổng giám đốc). Công ty cổ phần có trên 11 cổ đơng là cá nhân hoặc có cổ đơng là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần đều có Ban kiểm sốt.

Trong các công ty TNHH (Công ty TNHH 1 thành viên và Cơng ty TNHH 2

thành viên trở lên), khơng có Đai h®i đong co đơng và H®i đong quan tr%. M®t so ít

cơng ty TNHH lắp Hđi ong thành viên ho¾c se thành l¾p trong tương lai theo chien lược phát trien cua công ty. Đứng đầu các công ty này là Ban giám đoc, các đơn v% bên dưới cũng được to chức thành các Phòng ban quan lý theo chức năng nhất đ%nh.

Hình 3.1. Hình thức sở hữu và quy mô vốn của các DN khảo sát

Các DNSX cơ khí tổ chức quản lý chủ yếu theo mơ hình trực tuyến. Các đơn vị bên dưới được tổ chức thành các công ty thành viên, công ty con, công ty liên kết, các nhà máy, văn phòng đại diện, chi nhánh và các phòng quản lý theo chức năng. Số lượng công ty thành viên, công ty con, cơng ty liên kết, các nhà máy, văn phịng đại diện, chi nhánh và các phịng ban trong mỗi DN khơng hồn tồn giống nhau, phụ thuộc vào quy mơ, trình độ tổ chức quản lý của từng DN nhưng nhìn chung có các phịng quản lý chức năng sau:

 Phòng kinh doanh (Phịng thị trường/ Phịng Marketing): Nhiệm vụ chính là phối hợp với các phịng ban xây dựng kế hoạch kinh doanh của DN; đảm bảo vật tư, hàng hóa đã mua được phân loại, bảo quản, bảo trì phù hợp; có thẩm quyền về nhập và cấp phát hàng hóa; kiểm sốt việc giao nhận hàng hố; lập các bảng biểu phân tích thị trường; đề xuất các chính sách bán hàng, chăm sóc khách hàng sau bán hàng; phân tích các biện pháp và theo dõi đối với các khiếu nại từ phía khách hàng; đề xuất chính sách, trương trình quảng cáo;…

 Phịng kế hoạch - vật tư: Xây dựng kế hoạch sản xuất, điều độ và giám sát quá trình sản xuất, tổ chức cung ứng vật tư đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục, đúng tiến độ…

 Phòng Kinh tế - Kỹ thuật (Phòng thiết kế): Chịu trách nhiệm về công tác kỹ thuật trong quá trình sản xuất: thiết kế sản phẩm, triển khai quy trình, giám sát kỹ thuật, giám sát quy trình cơng nghệ, nghiên cứu các sáng kiến cải tiến kỹ thuật để

Hình thức sở hữu 0% 30% 70% Công ty cổ phầnCông ty TNHHKhác Quy mô vốn 38% 62% Từ 50 tỷ - 100 tỷTrên 100 tỷ

đảm bảo an toàn lao động, triển khai thiết kế và chế tạo các loại khuôn mẫu phục vụ cho sản xuất sản phẩm, chịu trách nhiệm về mẫu mã sản phẩm…

 Phòng quản lý nhân sự (Phịng tổ chức cán bộ/ Phịng hành chính): Tham mưu cho lãnh đạo DN và chịu trách nhiệm chính trong các lĩnh vực: xây dựng và quản lý thực hiện các chính sách nhân sự của Cơng ty; xác định nhu cầu và tổ chức tuyển dụng, kỷ luật, thuyên chuyển, thăng chức, ký kết các hợp đồng lao động; tính lương, thưởng, chế độ bảo hiểm, phúc lợi cho người lao động; bảo quản và kiểm sốt cơng văn, hồ sơ tài liệu, con dấu của DN; cung cấp và quản lý trang thiết bị văn phòng; quản lý, bảo vệ, phịng cháy chữa cháy;…

 Phịng Kế tốn - Tài chính (Phịng kế hoạch tài chính): Cập nhật và cung cấp cho lãnh đạo DN thông tin về thực trạng tài chính của DN (nguồn vốn, khả năng thanh toán, chi trả của khách hàng, quan hệ với nhà cung cấp), thơng tin về chi phí, giá thành, doanh thu, lợi nhuận; Đề xuất các kiến nghị làm cơ sở cho quá trình hoạch định, quản lý, thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của cơng ty; Cung cấp thơng tìn về tài chính, kế tốn cho các cơ quan quản lý Nhà nước (cơ quan Thuế, cơ quan Thống kê…).

 Các nhà máy sản xuất: Phối kết hợp các bộ phận nhằm vận hành dây chuyền thiết bị theo đúng qui trình cơng nghệ và theo kế hoạch đã đề ra, sản phẩm được sản xuất đúng theo thiết kế, đúng tiến độ, bảo đảm an toàn lao động, trực tiếp khắc phục các sự cố xảy ra trong sản xuất. Các nhà máy chịu sự quản lý của các phòng ban liên quan đến kỹ thuật trong DN. Trong các nhà máy có các phân xưởng, mỗi phân xưởng được chia ra các tổ, đội sản xuất.

 Một số DNSX cơ khí Việt Nam cịn có thêm Phịng kinh doanh xuất nhập khẩu với chức năng chính là quản lý các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, làm việc với cơ quan Hải quan, soạn thảo các hợp đồng xuất nhập khẩu, mở tờ khai xuất nhập khẩu, lập kế hoạch xuất nhập khẩu...

Căn cứ vào tình hình thực tế hoạt động của phòng, ban, người đứng đầu các phòng, ban, nhà máy sản xuất và đơn vị trực thuộc sẽ đưa ra ý kiến đề xuất, tham mưu, tư vấn cho NQT cấp cao hơn đưa ra các QĐ và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo DN về công việc của bộ phận do mình trực tiếp phụ trách.

(Phụ lục 3.1. Tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty lắp máy Việt Nam và Cơng ty TNHH MTV cơ khí Trần Hưng Đạo).

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị với việc ra quyết định ngắn hạn tại các doanh nghiệp sản xuất cơ khí Việt Nam. (Trang 82 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(199 trang)
w