Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của các doanh nghiệp sản xuất cơ khí

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị với việc ra quyết định ngắn hạn tại các doanh nghiệp sản xuất cơ khí Việt Nam. (Trang 88 - 89)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.1. Tổng quan về các doanh nghiệp sản xuất cơ khí Việt Nam

3.1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của các doanh nghiệp sản xuất cơ khí

Việt Nam

3.1.3.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán

Trong 79 DN khảo sát, có 59 DN (74,68%) tổ chức bộ máy kế tốn theo mơ hình kế tốn tập trung. Tồn bộ cơng việc kế tốn (từ tiếp nhận, kiểm tra chứng từ, ghi sổ kế toán, kiểm tra kế toán, lập BCTC, tổ chức bảo quản, lưu trữ hồ sơ, chứng từ kế tốn và cung cấp thơng tin cho NQT) được thực hiện tại Phịng Kế tốn của DN. Tại các phân xưởng chỉ bố trí nhân viên thống kê và tập hợp chi phí sản xuất.

Chỉ có 25,32% ý kiến trả lời DN tổ chức bộ máy kế toán kế tốn theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán. Tại các DN có đơn vị hạch tốn độc lập sẽ tổ chức bộ máy kế toán riêng, thực hiện hạch toán các nghiệp vụ phát sinh tại đơn vị, định kỳ lập báo cáo kế tốn gửi về Phịng Kế tốn của Tổng cơng ty. Phịng Kế tốn của Tổng cơng ty sẽ tổng hợp và lập báo cáo tồn tổng cơng ty.

Sơ đồ 3.2. Mơ hình tổ chức bộ máy kế toán cơ bản trong các DN khảo sát

Nguồn: Tác giả tổng hợp

100% DN được khảo sát cho biết đã áp dụng KTQT phục vụ quản trị DN nhưng không tổ chức bộ phận KTQT độc lập mà theo mơ hình kết hợp, khơng phân định rõ nhân sự thực hiện công việc KTTC và KTQT. Kế tốn trưởng/ Giám đốc tài chính là người chỉ đạo trực tiếp nhân viên trong phịng thực hiện cơng việc của phịng. Nhân viên Phịng Kế tốn đảm nhiệm đồng thời công việc của KTTC và KTQT với các công việc chủ yếu là: Căn cứ các chứng từ kế toán ghi nhận vào các sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết; Lập BCTC, báo cáo quyết toán thuế; Kết hợp với các bộ phận chức năng xây dựng ĐMCP; Xử lý, phân bổ thông tin chi phí, doanh thu cho các đối tượng liên quan; Xây dựng kế hoạch sản xuất/ Lập dự toán

Kế toán vốn bằng tiền và các phần hành khác Kế toán vật tư, CCDC, thành phẩm Kế toán tiền lương và các khoản thanh tốn với NLĐ Kế tốn chi phí, giá thành Kế tốn TSCĐ, đầu tư XDCB Kế toán bán hàng, thanh tốn, cơng nợ thuế

Nhân viên thống kê tại phân xưởng Kế toán tổng hợp

Công việc KTTCCông việc KTQT

SXKD; Lập các BCQT cung cấp thông tin theo yêu cầu của lãnh đạo DN và thực hiện một số nhiệm vụ khác khi nhà quản trị u cầu.

3.1.3.2. Chính sách kế tốn áp dụng

 77/79 DN thuộc mẫu khảo sát (97,46%) áp dụng thông tư 200/2014/TT- BTC ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, chỉ có 2 DN áp dụng thơng tư 133/2016/TT-BTC.

 Niên độ kế toán bắt đầu từ 01/01 và kết thúc ngày 31/12.

 Các hình thức kế tốn được các DNSX cơ khí Việt Nam áp dụng phổ biến là hình thức Nhật ký chung và Chứng từ ghi sổ.

 Phương pháp hạch toán hàng tồn kho được áp dụng phổ biến là kê khai thường xuyên (94,93%); chỉ có 4/79 DN (5,07%) áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ.

 Phương pháp tính giá hàng xuất kho được áp dụng phổ biến là bình quân gia quyền (92,4%).

 Các DN nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

 TSCĐ được đánh giá theo nguyên giá và giá trị cịn lại, được tính khấu hao theo phương pháp tuyến tính.

 BCTC được lập theo qui định của chế độ kế toán DN hiện hành. Hàng quý, các DN lập hai báo cáo là Báo cáo tình hình tài chính và Báo cáo KQKD. Cuối năm, các DN lập thêm Thuyết minh báo cáo tài chính và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Ngồi ra, các DN cịn lập một số báo cáo để nộp cơ quan thuế, cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý vốn như: Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tài chính, Quyết tốn thuế thu nhập DN, Tờ khai thuế GTGT…

 Các DN đều đã sử dụng phần mềm hỗ trợ cơng tác kế tốn và quản lý. Trong đó:

Có 27 DN (34,17%) đã sử dụng phần mềm quản lý ERP - DN nhóm 1, nhưng

chưa có DN nào sử dụng ERP trên nền tảng điện toán đám mây. Các phần mềm ERP mà các DN sử dụng phổ biến là: Bravo ERP, Oracle ERP, Sap ERP. Mỗi phần mềm này có các phân hệ quản lý khác nhau, nhưng tập trung vào các hoạt động: quản trị khách hàng, quản trị nhân sự, quản lý kho và quản lý tài chính kế tốn.

Các DN còn lại (52 DN, chiếm tỷ lệ 65,83%) đang sử dụng các phần mềm kế tốn thơng thường - DN nhóm 2, phổ biến là các phần mềm trong nước như: FAST,

MISA, VIETSUN, 3A… Trong số này, có 16 DN đã tích hợp phần mềm kế toán với một số phần mềm quản lý khác (phần mềm quản lý vật tư, phần mềm tính lương…) và cũng đang có kế hoạch sẽ sử dụng ERP trong tương lai gần.

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị với việc ra quyết định ngắn hạn tại các doanh nghiệp sản xuất cơ khí Việt Nam. (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(199 trang)
w