Cơ sở đề xuất giải pháp : Do yêu cầu của thị trường ngày càng quan tâm đến chất lượng dịch vụ và căn cứ vào thực trạng các quy trình của nhà hàng còn cứng nhắc, chưa phù hợp với tình hình thực tế; công tác quản trị chất lượng chưa thực sự phát huy hết khả năng của mình.
Nội dung giải pháp : Trước hết, các cán bộ quản lý cần nghiên cứu kỹ lại các quy trình, đánh giá mức độ cần thiết của việc thực hiện các quy trình, tình hình thực tế của doanh nghiệp để xây dựng các quy trình chuẩn, đảm bảo chất lượng dịch vụ ăn uống của nhà hàng được nâng cao nhưng vẫn phải đem lại sự thuận tiện, hiệu quả cho nhân viên trong việc thực hiện các quy trình. Bên cạnh đó, nhà hàng cũng cần xác định mục tiêu chất lượng, các phương tiện, nguồn lực, đối tượng thực hiện các mục tiêu đề ra của việc quản lý chất lượng. Việc giám sát chất lượng phải dựa trên mục tiêu đề ra để có cơ sở so sánh, đảm bảo tính chính xác, chặt chẽ, kịp thời phát hiện và khắc phục những sai sót. Công việc này đòi hỏi người quản lý phải thực hiện một cách nghiêm túc, có trách nhiệm. Công tác duy trì và nâng cao chất lượng cần phải được quan tâm, đầu tư đúng mức và phải được tiến hành một cách toàn diện, mọi lúc, mọi nơi.
Tổ chức thực hiện : Nhà hàng cần lập ra một ban quản trị chất lượng dịch vụ để đưa ra được quy trình chuẩn, vạch ra những mục tiêu chất lượng cần phải thực hiện. Những mục tiêu đó cần phải dựa trên tình hình thực tế và nhu cầu khách hàng. Bên cạnh đó, các cán bộ quản lý cũng cần giúp đỡ nhân viên nhận thức được trách nhiệm của mình là “làm đúng ngay từ đầu” trong quá trình phục vụ khách, tránh tình trạng khách hàng đánh giá về chất lượng dịch vụ một cách chủ quan. Nhà quản trị cần phải kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện các quy trình để tránh sai sót. Khi phát hiện ra sai sót cần phải kịp thời điều chỉnh, khắc phục ngay tránh để lại ấn tượng xấu trong mắt khách hàng. Để quản trị chất lượng một cách hiệu quả, nhà hàng nên đưa ra hệ thống các biện pháp thực hiện như sau :
- Về cơ sở vật chất kỹ thuật : Phải luôn luôn kiểm tra các trang thiết bị tiện nghi, đồ dùng phục vụ ăn uống, đảm bảo chúng luôn trong tình trạng hoạt động tốt nhất.
- Về sản phẩm ăn uống : Các món ăn, đồ uống phải luôn đảm bảo tính tươi ngon, an toàn vệ sinh thực phẩm, có giá trị cảm quan và tính thẩm mỹ cao.
- Về đội ngũ lao động : Phải thường xuyên theo dõi, giám sát công việc của nhân viên phục vụ cũng như công tác chuẩn bị trước giờ ăn, các thao tác quy trình, tinh thần thái độ trong việc phục vụ khách ăn uống…
Thông qua các biện pháp trên, nhà quản trị sẽ có được sự đánh giá chính xác về chất lượng dịch vụ, so sánh với mục tiêu đề ra và kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.
4.3.2. Một số kiến nghị với các ban ngành liên quana. Kiến nghị với Nhà nước : a. Kiến nghị với Nhà nước :
* Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho ngành dịch vụ ăn uống : Hiện nay trên địa bàn Hà Nội có rất nhiều các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp và Sơ cấp nghề đào tạo về lĩnh vực dịch vụ ăn uống. Về cơ bản thì các đơn vị này đã cung cấp cho các doanh nghiệp kinh doanh ăn uống một số lượng lớn nhân viên có tay nghề chuyên môn và nghiệp vụ. Tuy nhiên mặt hạn chế là chúng ta mới chỉ chú trọng đào tạo về tay nghề mà chưa chú ý đến những kỹ năng khác của nhân viên như kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp với khách hàng hay kỹ năng xử lý các phàn nàn của khách. Vì vậy vấn đề đặt ra là Nhà nước cùng với các Bộ, Ngành có thẩm quyền cần chú trọng hơn nữa vào công tác đào tạo nhân lực cho ngành kinh doanh ăn uống, trang bị cho nhân viên những kiến thức cần thiết để họ có thể phục vụ khách một cách tốt nhất. Nhà nước cần đầu tư các trang thiết bị, công cụ, dụng cụ học tập để sinh viên trong quá trình học tập có thể thực hành. Bên cạnh đó là việc kết hợp cho sinh viên đi thực tế và thực tập ở nhiều doanh nghiệp du lịch cũng như khách sạn . Từ đó, ngành du lịch sẽ tạo ra được một đội ngũ lao động mạnh về lý thuyết, giỏi về tay nghề, đáp ứng được các yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp du lịch và khách sạn.
* Tăng cường công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm : Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là một vấn đề được toàn xã hội quan tâm, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà nhiều loại dịch bệnh đang hoành hành khắp nơi trên thế giới. Để quản lý tốt vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ quyền lợi và tính mạng cho người tiêu dùng, nhà nước cần đưa ra một số biện pháp nhằm quản lý tốt vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm như : ban hành quy định vệ sinh an toàn thực phẩm đối với mọi doanh nghiệp kinh doanh ăn uống, đưa ra các chỉ tiêu cụ thể để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm ở các khách sạn, nhà hàng cũng cần phải tiến hành một cách thường xuyên và hiệu quả. Tăng cường công tác tuyên truyền, thanh tra, kiểm
tra để ngăn chặn và xử lý những cơ sở nuôi trồng và cung ứng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.
* Tăng cường công tác quản lý, giá cả chất lượng sản phẩm : Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh ăn uống ngày càng trở nên gay gắt. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã chọn cho mình hình thức cạnh tranh bằng việc giảm giá nhưng đồng thời với đó là chất lượng sản phẩm cũng đi xuống, dẫn tới việc không thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Do đó, Nhà nước cần phải có biện pháp quản lý về giá cả và chất lượng, đảm bảo việc cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh ăn uống giữa các doanh nghiệp diễn ra lành mạnh, giá cả vẫn phải tương ứng với chất lượng.