− Đỗ Xuân Toàn: “ Đánh giá thực trạng quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Hà Nội – Chợ Lớn”, khóa luận tốt nghiệp, ĐH Nơng nghiệp Hà Nội, năm 2008.
− Nguyễn Thị Mai Phương: “Vốn lưu động và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ tại công ty CP tư vấn, phát triển cơng
nghệ và ĐTXD Việt DECO”, khóa luận tốt nghiệp, Đại học Cơng đoàn,
năm 2008.
− Lê Hoàng Cẩm Phương và Phạm Ngọc Thúy: “ Quản lý vốn lưu động tại các doanh nghiệp nhựa TP Hồ Chí Minh”, bài nghiên cứu khoa học, ĐH Quốc Gia TP Hồ Chí Minh, năm 2008.
* Những vấn đề các nghiên cứu trước đây đã đạt được: − Phương pháp nghiên cứu được xác định rõ ràng.
− Trình bày cơ sở lý luận chung về VLĐ và hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng hoặc hiệu quả quản trị VLĐ.
− Đã nêu lên được bản chất, đặc điểm đặc trưng, thực trạng sự luân chuyển của VLĐ trong từng doanh nghiệp, từng ngành khác nhau là khác nhau.
− Trình bày thực trạng quản lý hoặc quản trị VLĐ tại công ty.
− Đưa ra được một số biện pháp, đề xuất giúp các DN nâng cao hiệu quả quản lý hoặc hiệu quả quản trị VLĐ của doanh nghiệp nghiên cứu.
* Những vấn đề chưa làm được:
− Chưa có sự logic giữa các phần trong bài khóa luận thể hiện là có những lý luận, chỉ tiêu, cơng thức tính ở phần cơ sở lý luận chưa được sử dụng tính tốn trong phần nội dung nghiên cứu.
− Chưa có sự phân tích nguyên nhân dẫn đến thực trạng quản trị VLĐ.
− Chưa có sự so sánh đối chiếu hiệu quả quản trị VLĐ đối với các DN cùng lĩnh vực khác để có cái nhìn tổng thể, khách quan hơn về vị thế của công ty trên thương trường. Từ đó phát huy các thế mạnh đã đạt được của công ty, học hỏi kinh nghiệm những vấn đề công ty đối thủ đã làm tốt và khắc phục mặt hạn chế của cơng ty mình nghiên cứu.
Từ những vấn đề mà các đề tài trên đã nghiên cứu được tôi rút ra kinh nghiệm nghiên cứu cho đề tài của mình như sau:
− Xác định phương pháp nghiên cứu cụ thể và rõ ràng để quá trình nghiên cứu đi đúng hướng.
− Trình bày khái quát nhất cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của VLĐ theo một trình tự logic giúp người đọc hiểu rõ về VLĐ, quản trị VLĐ và cơ sở để nâng cao hiệu quả quản trị VLĐ.
− Trình bày thực trạng quản trị VLĐ và phân tích nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó. Từ đó tìm ra những ưu nhược điểm trong quản trị VLĐ của công ty.
− Trên cơ sở những lý luận được trình bày để đưa ra các giải pháp chi tiết và cách thức thực hiện từng giải pháp cho từng vấn đề của doanh nghiệp (cả những vấn đề chưa làm được và những vấn đề đã làm được nhưng chưa đạt hiệu quả).