Goethe cho rằng: “Một cuốn sách dở tới đâu cũng có một chỗ hay” nghĩa là ông khuyên đọc thật nhiều, sách nào cũng đọc. Pline và Sénèque, trái lại, đều khuyên chỉ nên đọc những tác phẩm rất có giá trị. Một ngạn ngữ cổ của phương Tây còn nói: “Tơi sợ ngƣời nào chỉ có 1 ćn sách”.
Vậy thì nên đọc nhiều sách hay ít?
Trong cuốn “Luyện Văn”, tôi đã trả lời câu ấy và viết: “Theo tôi, đọc nhiều sách
hay ít, tùy mục đích và trình độ của ta”.
Chúng ta tự học thì tất nhiên phải đọc nhiều sách. Học về Việt Sử chẳng hạn mà chỉ đọc mỗi cuốn “Việt Nam sử lƣợc” của Trần Trọng Kim thì làm sao biết rộng được? Hoặc muốn hiểu văn thơ mà ngoài cuốn “Thi pháp” của Diên Hương,
không đọc thêm cuốn nào nữa thì còn thiếu sót rất nhiều.
Tuy nhiên, khi mới đọc, trình độ hiểu biết của ta còn thấp thì hãy nên đọc ít cuốn thực có giá trị và đọc cho kỹ, đợi lúc nào nhãn quan đã rộng, sự phán đoán đã hơi vững vàng rồi mới nên tham bác; như vậy mới khỏi sợ lạc lối và sở học mới được chắc chắn.
4. NÊN ĐỌC NHANH HAY CHẬM
Vấn đề này ý tưởng mỗi nhà văn cũng một khác: Emile Faguet, một nhà phê bình trứ danh của Pháp ở cuối thế kỷ trước, viết trong cuốn “L’ Art de lire”
(Nghệ thuật đọc sách):
“Bạn bảo tôi rằng có những cuốn không thể đọc chậm đƣợc, không chịu đƣợc sự đọc chậm. Đúng thế, có những cuốn nhƣ vậy, nhƣng chính những cuốn ấy là những cuốn không nên đọc”.
Nhưng Jules Lamaitre cũng là một nhà phê bình đa tài đồng thời với ông, có óc phân tích tỉ mỉ, không khi nào tin ngay một ý tưởng mà không kiểm điểm lại, thì lại tự thú: “Khi một nhà văn nào làm mê đƣợc tôi thì tôi hoàn toàn để họ dẫn
đi”. Nghĩa là Jules Lamaitre phải đọc một hơi cho hết cuốn chứ không thể đọc
chầm chậm như Emile Faguet.
Lại có người như Montaigne, một đại văn hào Pháp ở cuối thế kỷ 16, tính tình tức toán, luôn luôn đọc sách rất mau, vì ông cho rằng đọc qua một lần mà không hiểu thì thôi, càng tìm hiểu thêm chỉ càng tốn công vô ích.
Còn Đào Tiềm, một thi hào đời Lục Triều ở Trung Quốc đọc sách chỉ cần hiểu đại cương, bỏ hết những chi tiết, không chịu tìm tòi, phân tích thâm ý của tác giả. Vậy đọc mau hay chậm là tùy tính tình từng người. Mà cũng tùy sách nữa.
52
Nhiều cuốn đọc càng chậm càng hay, thấy càng thâm thúy. Ta đọc từng chữ một, chăm chú, kính cẩn, mỗi đoạn ngừng lại suy nghĩ, ghi chép và mỗi lần lật trang, thấy sách mỏng lần, ta tiêng tiếc. Ta “đọc dè” mỗi ngày một chương thôi để kéo dài cái vui.
Trái lại, nhiều tác giả lời đã hăng hái, có duyên mà ý tưởng lại kỳ thú, hấp dẫn ta vô cùng, ta đam mê, hổn hển chạy theo họ một hơi đến trang cuối, như bị họ lôi đi, không sao cưỡng lại nổi. Gặp những nhà văn đó thì trừ một số ít người như Emile Faguet, còn không ai đọc chậm được.