Tự điển sắp theo chữ cái đứng đầu mỗi chữ còn bách khoa tự điển thường sắp theo từng môn.
Sách Việt.
- Việt Nam Tự điển của hội Khai trí tiến đức. Bộ này tuy thiếu nhiều tiếng,
nhưng vẫn còn là bộ có giá trị nhất từ trước tới nay.
- Việt Nam tân từ điển của Thanh Nghị, có nhiều tiếng mới. - Từ điển Việt Nam phổ thông của Đào Văn Tập.
- Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh - Pháp Việt từ điển của Đào Duy Anh
Hai bộ sau soạn rất công phu, hiện nay chưa có bộ nào hơn.
- Tự điển Pháp Việt và Tự điển Việt Pháp của Đào Đăng Vỹ - Tự điển Pháp Việt và Tự điển Việt Pháp của Đào Văn Tập - Nam Hoa tự điển của Nguyễn Trần Mô.
- Hán Việt tự điển của Thiều Chửu (bộ này có giá trị) - Hán Việt tân tự điển của Hoàng Thúc Trâm.
- Hán Việt tự điển của Trần Thanh Yên. Bộ này rất sơ sài; vì những bộ Hán
Việt tự điển xuất bản hồi trước chiến tranh không còn kiếm ra được, trừ trong các thư viện, nên tôi cũng giới thiệu nó với độc giả.
101
Lúc này nhiều nhà xuất bản cho ra những tự điển Anh- Việt và Việt Anh của Lê Bá Kông, Nguyễn Văn Khôn, Nguyễn Đình Hòa…
Bạn có thể lựa bộ nào mới nhất và dày nhất.
Ngồi ra cịn những bộ chuyên về một ngành, như:
- Danh từ khoa học – của Hoàng Xuân Hãn,
- Việt ngữ tinh nghĩa từ điển của Nguyễn Văn Minh. Bộ này soạn công phu,
nhưng ý kiến của tác giả đôi khi thiên lệch.
- Từ điển văn liệu của Nguyễn Văn Minh. - Tầm nguyên tự điển của Lê Văn Hòe - Tầm nguyên tự điển của Bửu Kế - Thành ngữ điển tích của Diên Hương
- Danh từ khoa học (vạn vật học) của Đào Văn Tiến. - Danh từ y học của Phạm Khắc Quảng và Lê Khắc Thiền.
Bách Khoa tự điển, ta chưa có. Mấy năm trước ông Đào Đăng Vỹ cho ra được vài tập rồi ngưng.
Sách Pháp.
Tự điển của Pháp nhiều lắm, kể hết vô ích, tôi chỉ xin ghi vài cuốn rất thông dụng.
- Nouveau petit Larousse illustré mà học sinh nào cũng dùng. - Larousse du 20e siècle (6 cuốn hoặc 10 cuốn lớn)
- Grand mémento encyclopédique Larousse. (2 cuốn lớn). - Dictionnaire encyclopédique Quillet (6 cuốn lớn)
- Dictionnaire illustré des sciences usuelles của Bouant - Dictionnaire illustré d’Histoire naturelle của J.Pizetta.
- Nouvelle encyclopédie des imventions modernes của J.Berton et R.Mortier - Larousse médical illutré.
Sách Anh và sách Anh-Pháp
- Dictionnaire Anglais-Francais Ch.Petit - The concise Oxford French dictionary.
Có giá trị nhất là bộ Webster dictionary in thành nhiều loại: lớn, trung bình và
“bỏ túi”.
Sách Trung Hoa
- Từ Nguyên. - Từ Hải.
- Khang Hi tự điển
102
- Học sinh từ điển
Nên nhớ: trong loại sách Tổng quát, ta cũng nên kể thêm tùng thƣ (collections)
như:
- Que sais je? (Presses universitaires de france). - Ce qu’il faut connaitre… (Boivin)
- Pour comprendre… (Doin) - Pourquoi? Comment? - Pour connaitre
Mỗi cuốn trong mỗi tùng thư đó tóm tắt những điều quan trọng nên biết về một môn.