Những người giỏi toán thường ít thích thơ vì họ xét thơ bằng óc, dùng phép lý luận để phân tích thơ và như vậy không sao hiểu được thơ. Về môn toán, hai với hai là bốn. Trong thơ thì hai với hai có khi lại là năm, là sáu. Thơ không cần chứng minh rằng a cộng với b thành c. Thơ chỉ cần cảm lòng người, cho nên bố cục không quan trọng bằng trong văn xuôi. Đã đành một bài thơ mà phá, thừa, thực, luận, kết đúng phép thì là khéo rồi đấy, song cũng có những bài ý tưởng như rời rạc mà vẫn làm ta say mê như bài Xuân Giang hoa nguyệt dạ của Trương Nhược Hư (1).Có người giảng bài thơ đó mà cố nhân tích ra từng đoạn, từng ý. Tôi tưởng như vây vô ích. Sao không để cho tâm hồn cảm cái đẹp của trăng, nước, tả trong những vần thơ lóng lánh, du dương ấy? Có những bài càng phân tích càng mất hay:
Ai đi phân tích mùi hƣơng Hay bản cầm ca….(2)
mà thơ nhiều khi tế nhị hơn cả hương lan, tiếng địch.
Những thi sĩ dùng thể thơ buông, bảo “thi ca không cần hợp lý, rành mạch nhƣ trong toán học, vì sự hợp lý ấy chỉ làm tan mất nguồn thơ đang dào dạt trong lòng” . Họ không phải là hoàn toàn vô lý.
-----------------------
(1) Coi bài dịch rút khéo của Trần Trọng Kim trong cuốn Đường Thi (Tân Việt). (2) Xuân Diệu
84