Nếu là một tiểu thuyết luận đề như “Đoạn Tuyệt” của Nhất Linh thì tôi chú trọng trước hết đến luận đề. Tác giả muốn dựng lên cái thuyết rằng trong gia đình, cái cũ với cái mới không dung hòa với nhau rồi kết luận phải có sự chia rẽ, phải cho cá nhân thoát ly gia đình.
Tôi phải xét khi tả cái cũ và cái mới đó, tác giả có theo đúng sự thực không, hay đã phóng đại ra để bênh vực thút của ơng? Ơng có quyền phóng đại nhưng phóng đại có hợp lý không? Tâm lý các nhân vật có tự nhiên không? Động tác của họ có hợp tâm lý không? Những biến chuyển trong truyện có gì bất ngờ không?...
Có tự hỏi những câu đó rồi mới quyết đoán được thuyết của tác giả có vững hay không, nên theo tới bực nào?
Nếu là một tiểu thuyết phong tục như Con trâu của Trần Tiêu thì tôi chú ý nhất
đến nghệ thuật miêu tả và cách xây dựng cốt truyện.
Nếu là một tiểu thuyết xã hội như cuốn Bỉ Vỏ của Nguyên Hồng, tôi tự hỏi tác
giả có vạch rõ một con đường chiến đấu không hay để ta tự tìm lấy? Con đường ấy là con đường nào? Nó hợp với trào lưu tiến hóa của xã hội ta trong giai đoạn đó không?
Mỗi tiểu thuyết có giá trị đều chứa một tƣ tƣởng, ít nhất cũng là một nhân sinh quan. Tôi rán tìm ra tư tưởng hoặc nhân sinh quan ấy. Chẳng hạn Nguyễn Công
Hoan có tư tưởng mỉa mai kẻ giàu sang và bênh vực kẻ nghèo hèn. Đái Đức Tuấn thì mơ mộng, thích phong vị cổ, chỉ muốn thoát ly đời sống hiện tại…