Xét về hình thức, thơ Việt chia làm 3 loại: - Lục bát
- Thơ hoàn toàn của mình - Song thất lục bát
- Và những biến thể của 2 thể ấy như Hát nói, Hát xẩm…
74
- Thơ cổ phong: Tứ tuyệt, bát cú hoặc trường - Thơ mượn của Trung Hoa thiên
- Thơ luật: Tứ tuyệt, bát cú.
- Thơ mượn của Pháp - Thơ mới (thơ buông)
- Thơ tự do.
a) Thơ buông:
Hai loại trên, bạn nào cũng hiểu rõ; vả lại đã có nhiều sách vạch kỹ những qui tắc của nó như “Quốc văn cụ thể” của Bùi Kỷ, “Việt thi” của Trân Trọng Kim,
“Thi pháp” của Diên Hương, “Để hiểu thơ Đƣờng luật” của Hư Chu…, nên chúng tôi chỉ xét về loại cuối.
Thơ mới xuất hiện vào khoảng 1930 còn thơ tự do thì có từ ít năm nay. Chưa tác giả nào xét kỹ về hai thể ấy vì các thi nhân còn đương thí nghiệm nó.
Hai tiếng thơ mới vừa không đúng vừa mơ hồ: không đúng vì mười lăm năm trước, những bài của Thế Lữ, Lưu Trọng Lư… là mới chứ bây giờ là cũ rồi. Mơ hồ vì nó không chỉ rõ được cái thể của thơ ra sao.
Người ta thường dùng danh từ ấy để chỉ hết thảy những bài thơ của thi nhân lớp mới, trong đó có những bài chỉ nội dung là mới còn hình thức là cũ, như bài
“Đây mùa thu tới” của Xuân Diệu. Từ số chữ của mỗi câu, đến cách gieo vần, âm điệu trong bài đó đều như in những bài tứ tuyệt thể luật.
Lại có những bài thơ mỗi câu 8 chữ như bài Nhớ Hà Nội của T. Tòng (1) mà
nhiều thi nhân cho mà một biến thể của song thất lục bát. Thể 8 chữ ấy, ta không mượn của Pháp, nên trả nó về loại thứ nhất (thơ không hoàn toàn của mình). Sau cùng, còn những bài mà số câu không nhất định, cách gieo vần thì tuy cứ tiếng cuối cùng của câu trên vần với tiếng cuối cùng của câu dưới, song thi nhân có thể gieo như trong thơ Pháp, nghĩa là gieo những vần liên tiếp, hoặc những vần chéo, vần gián cách… (2)
Thể này ta nên gọi là thể thơ buông và bỏ hẳn danh từ thơ mới đi.
Thi sĩ khi dùng thể thơ buông, không cần theo đúng bố cục trong thể thơ luật, cũng không cần theo luật bằng trắc, không cần ngắt ý ở cuối mỗi câu; cứ theo cảm hứng mà cho nhạc điệu phát ra hoặc dài hoặc ngắn, hoặc trầm hoặc bổng, lúc nhanh lúc chậm, miễn là phô diễn được tình cảm, ý nghĩ một cách thành thực và chân xác.
75
Kể ra thể buông ấy cũng không mới mẻ gì. Loại từ khúc, nhạc phủ của Trung Hoa, loại ca trù của ta đã dùng nó. Nội dung và hình thức tất nhiên có chỗ khác, nhưng chẳng qua chỉ là tiểu dị. Tuy nhiên những thi sĩ gần đây đã chịu ảnh hưởng của Pháp mà dùng thể ấy, đưa nó lên một địa vị quan trọng, nên tôi sắp vào loại thơ mượn của Pháp.
Bài Mƣa và Tiếng thu của Lưu Trọng Lư tôi đã trích trong cuốn Luyện văn là
những bài thơ buông khá hay. -----------------------
(1) Coi tuần báo “Mới” số 57.
(2) Tôi không xét thể thơ mỗi câu 12 cước vận mà Nguyễn Vỹ đã thử dùng và gọi là thơ Bạch Nga vì thể ấy không hợp với tính cách của Việt Ngữ và thí nghiệm của ông đã thất bại.
-----------------------