Hết giai đoạn thứ nhì bạn đã có thể đọc những sách thông thường rồi. Bạn nên kiếm:
- Những cuốn ngữ pháp của Trung Hoa bán ở Chợ Lớn như Tác văn bách nhật thông… để hiểu thêm ngữ pháp.
- Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh.
- Từ Nguyên của nhà Thƣơng vụ ấn thƣ quán, hoặc Từ Hải của nhà Trung
Hoa thƣ cục.
(Bộ trên dễ dùng hơn)
Và một bộ Bạch thoại tự điển để tra nghĩa những tiếng bạch thoại. Có rất nhiều thứ Bạch thoại tự điển: đại loại cuốn nào đắt tiền và mới nhất là có giá trị hơn cả.
Trong ba bộ sách: Hán văn giáo khoa thƣ, Hán văn tự học, Tân Quốc văn, tác
giả đều dạy văn ngôn, tức thứ văn dùng trong các sách hồi xưa, có nhiều chi, hồ, giả, dã… Sách báo bây giờ, trái lại, đều dùng bạch thoại tức thứ văn đúng với lời
nói của dân chúng. Văn ngôn và bạch thoại khác nhau hơi xa; nếu bạn không đọc thêm bạch thoại, không có một bộ tự điển bạch thoại thì đọc sách báo bây giờ sẽ không hiểu được hết.
Nếu bạn biết tiếng Anh thì nên đọc thêm cuốn Tân Trung Hoa (The New China). Cuốn này soạn cho học sinh Trung Quốc có nhiều bài viết dễ hiểu viết bằng bạch thoại về lịch sử, địa lý, kinh tế, chánh trị, văn hóa Trung Quốc… Bên bản chữ Hán còn có bản dịch ra tiếng Anh. Coi bản dịch bạn hiểu thêm được nhiều tiếng bạch thoại và nhiều từ ngữ mới của Trung Hoa.
92
Tới cuối giai đoạn này bạn nên xả hơi một chút và đọc tiểu thuyết như Tam Quốc
Chí, Thủy Hử, Đông Chu liệt quốc… Trước bạn đọc thấy khó nhọc bao nhiêu, thì
bây giờ bạn thấy thú bấy nhiêu. Công của bạn đã được đền bù. Không bao giờ tôi quên được những phút say mê, khi mới biết lõm bõm ít chữ Nho, tôi đọc lời bình phẩm Tam Quốc Chí của Thánh Thán: Trời thì rét căm căm, ngọn đèn thì lù mù tới 11 giờ khuya tôi vẫn còn ngồi trước cuốn sách. Tôi tưởng ai học chữ Hán cũng được phần thưởng vô giá ấy.
Tam Quốc Chí dễ đọc nhất, nên đọc trước, rồi tới Thủy Hử, sau mới tới Đông Chu liệt quốc. Tôi giới thiệu ba bộ đó trước vì bạn đã nhớ ít nhiều cốt truyện,
nên đọc dễ hiểu hơn là đọc những tác phẩm của các văn nhân hiện đại như Lỗ Tấn, Hồ Thích, Quách Mạt Nhược…
Vả lại những bộ đó rất dễ kiếm, chỉ tiếc những bản bán ở Chợ Lớn in rất cẩu thả, không chấm câu, nên nhiều chỗ bạn phải dò bản dịch của Nguyễn Đỗ Mục để hiểu nguyên văn. Nếu mua được những cuốn trích từng đoạn trong những tiểu thuyết ấy, có chấm câu, có chú thích dùng cho học sinh Trung Quốc đọc, thì tốt nhất.