- Từ sử của Lưu Lục Bàn
b) Thẻ tài liệu
Khi bắt đầu tra cứu tài liệu để viết sách hoặc soạn bài diễn văn, bạn thường chưa có mợt bớ cục nhất định mà chỉ mới có một mục đích rõ rệt thôi, rồi trong khi suy nghĩ, tìm tòi bạn thay đổi lần lần bố cục để đạt mục đích ấy, hoặc thêm chương này bỏ chương kia, hoặc đưa lên trên ý này ý kia xuống dưới…
Vậy đọc sách, kiếm được tài liệu nào, bạn cứ chép ngay vào thẻ, thẻ đó không cần đánh số trước. Khi nào nghiên cứu xong vấn đề rồi, bạn lập lại bố cục. Bố cục này sẽ không thay đổi mấy nữa. Lúc đó bạn sẽ sắp thẻ theo thứ tự những phần, những chương đã định trong bố cục.
Muốn ngăn các thẻ thuộc về chương này với thẻ thuộc về chương sau, bạn có thể dùng một cái thẻ cao hơn những thẻ thường, (chẳng hạn thẻ dùng thường là 8,2 x 12,5 phân thì thẻ ấy là 8,2 x 15 phân), trên đó bạn ghi số thứ tự, nhan đề của chương cùng những đoạn trong chương, như dưới đây:
Những thẻ nào dùng trong đoạn 1 sẽ đánh số 1, dùng trong đoạn 2 sẽ đánh số 2… Muốn kỹ lưỡng rành mạch hơn thì những thẻ trong đoạn 1 sẽ có những số 1a, 1b, 1c…, nhưng theo tôi việc ấy không cần vì trong khi viết ta còn có thể đổi lại thứ tự của các ý.
Dùng thẻ là một phương pháp rất khoa học được phần đông các học giả theo. Tuy nhiên không nhất định phải dùng thẻ mới tự học hoặc viết sách được. Soạn một bộ tự điển mà không có thẻ thì sẽ lúng túng: mất thì giờ lắm. Soạn mợt cơng trình khảo cứu như bợ Nho Giáo của Trần Trọng Kim, có thẻ thì cũng tiện, còn viết những cuốn nho nhỏ như cuốn bạn đương đọc thì không cần tới nó: dùng độ 10 tờ giấy trắng để chép hết những ý quan trọng cũng là đủ rồi.
LUYỆN VĂN
CHƢƠNG III
Ý VÀ LỜI
1. Phân tích ý và lời.
2. Ý và lời ảnh hƣởng lẫn nhau. 3. Ý và lời phải xứng với nhau.
132
Chƣơng XII