Về Hán tự, như tôi đã nói, chúng ta còn thiếu nhiều sách lắm.
Ngoài những cuốn “Nhất thiên tự”, “Tam thiên tự”, “Ngũ thiên tự” (1) mà từ lâu không ai dùng nữa vì cổ lỗ quá, tôi mới được biết những bộ sau này:
- Hán văn tân giáo khoa thƣ của Lê Thước soạn cho ban tiểu học hồi trước. Toàn bộ năm cuốn từ lớp chót lên tới lớp nhất. trước. Toàn bộ năm cuốn từ lớp chót lên tới lớp nhất.
Bộ nầy có giá trị nhất, viết có phương pháp, lựa những tiếng thường dùng, những thành ngữ cùng danh ngôn để dạy, có chỉ cách viết chữ, ít qui tắc về ngữ pháp và phép đặt câu. Sau mỗi bài học có một bài tập. Cuối mỗi cuốn có một tự vựng nhỏ trong đó chữ sắp theo bộ.
Mỗi cuốn có 30 bài, mỗi bài chừng mươi, mười lăm chữ mới với nhiều từ ngữ đi với những chữ đó. Học mỗi ngày một bài (mất độ 1-2 giờ) thì 6 tháng sẽ hết bộ và sẽ biết được độ 2000, 3000 chữ (2).
- Bộ Tân Quốc Văn của Trung Hoa do nhà Tân Dân dịch cách đây khoảng 15 năm. Ba, bốn chục năm trước những trường tiểu học Trung Hoa cịn dùng nó để dạy, bây giờ kiếm nó cũng hơi khó.
Toàn bộ 8 cuốn, mỗi cuốn chia làm nhiều bài, mới đầu dễ, sau khó lần. Không có bài tập. Nhà Tân Dân phiên âm rồi dịch nghĩa và mỗi chữ chỉ cho một nghĩa ở trong bài thôi. Nhờ bài học soạn kỹ lưỡng nên bộ này cũng tạm dùng được. Học hết bộ biết được khoảng 4000-5000 chữ.
- Bộ Hán văn tự học của Nguyễn Văn Ba. 5 cuốn, xuất bản hồi đầu chiến tranh nhằm lúc có phong trào học chữ Hán. Tác giả soạn có phương pháp, rất chú trọng đến nghữ pháp và ngữ nguyên cùng cách cấu tạo của nhiều chữ, nhưng cũng không có bài tập và theo một nhà cựu học thì bài học viết bằng một thứ văn chưa được thuần mặc dầu đúng ngữ pháp.
- Ćn Hán học tiệp kính của Ngũn Di Luân và Trần Quốc Trinh. Đầu
sách có độ mười trang chỉ chút mẹo tiếng Hán, cách đặt câu và cách viết chữ. Sách chia làm 27 bài. Mỗi bài dạy từ hai chục đến ba chục chữ mới sắp theo từng loại: danh từ, động từ, trạng từ… Sau mỗi bài có một bài tập đọc hay tập dịch. Những bài đầu dễ, sau khó lần lần. Học hết cuốn ấy thì chưa biết được ngàn chữ. Hai tác giả trên còn soạn cuốn Hán văn quy tắc trong đó có phần phân biệt tự loại (dài nhất), một vài trang về cách đặt câu, về bốn thanh (bình, thượng, khứ,
90
nhập) và một phần hơi quan trọng về cách dùng những nhữ dễ lầm lộn với nhau như: vô, bất, mạc, vật, tắc, tất…
- Cuốn Hán tự tân phƣơng của Tạ Quang Phát có một lối trình bày riêng. Ơng ḿn cho người học dễ nhớ mặt chữ nên giảng rất kỹ về 214 bộ và bốn cách cấu tạo tiếng Hán (tượng hình, hội ý, giả tá, hài thanh).
Phân tích từng phần của mỗi chữ để tìm cái ngụ ý của chữ, chữ nào khó phân tích thì ơng khơng ngại dùng tḥt ký ức cho ta dễ nhớ.
Mỗi bài học thường ngắn, nhưng khi giảng nghĩa một chữ, ông luôn luôn giảng thêm những chữ trông phảng phất như chữ đó. Chẳng hạn giảng chữ (X) (quang) thì ông giảng luôn những chữ (X) (quang), (X) (quang) và (X) (hoảng).
“Hán tự tân phương” không có bài tập mà cũng không giảng ngữ pháp. Học cuốn đó chỉ biết được khoảng 2,000 dụng ngữ chứ không biết đặt câu mà đọc sách cũng không hiểu.
Tóm lại chưa có bộ nào hoàn toàn và đầy đủ có thể so sánh với những sách dạy Anh ngữ, Pháp ngữ được. Bộ của Lê Thước hơn cả, hiềm dụng ngữ hơi ít. Nếu ông soạn tiếp 4 cuốn nữa cho ban Cao tiểu thì lợi cho học sinh và người tự học biết bao. (3)
-----------------------
(1) Trong những cuốn ấy, tác giả dùng chữ rời, phiên âm, dịch nghĩa và sắp đặt thành vè cho dễ học chứ không đặt những câu ngắn có ý nghĩa. Chẳng hạn câu đầu trong “Tam thiên tự” là: Thiên trời, địa đất, cử cất, tồn còn, tử con, tôn cháu, lục sáu, tam ba, gia nhà, quốc nước…. Không theo qui tắc đi từ dễ đến khó mà mỗi chữ cũng chỉ cho một nghĩa thôi.
(2) Tôi hiện chưa kiếm lại được bộ ấy nên con số đó không được chắc.
Bộ Quốc gia giáo dục mới xuất bản hai cuốn Hán tự cho các lớp đệ nhất, đệ lục và phỏng theo bộ của Lê Thước.
(3)Tôi chưa được đọc cuốn “Hán văn độc bản” của Trúc Khuê xuất bản năm 1943. Ở thư viện Nam Việt không có.
Hiện nay mới có những bộ Hán học phổ thông của Đinh Đình Hòe và Thích Giải Minh (mới ra hai tập mỏng), cuốn Tự học chữ Hán của Lưu Khôn.
-----------------------