Dùng thẻ để viết

Một phần của tài liệu NGUYN HIN LE t HC MT NHU CU CA TH (Trang 136 - 137)

- Từ sử của Lưu Lục Bàn

f) Dùng thẻ để viết

Nếu bạn đã ghi những ý tưởng của bạn trên những thẻ tài liệu như tôi đã chỉ ở trang 123 thì bạn có thể để thẻ một bên rồi coi trong thẻ mà viết một cách dễ dàng (1).

Bố cục càng kỹ, ý trong các thẻ càng liên tiếp nhau thì viết càng dễ.

Khi chép lại nên trình bày cho sáng sủa, những chữ nào quan trọng nên gạch dưới một, hai gạch, hoặc dùng một lối viết khác, một màu mực khác. Như vậy nếu tác phẩm của bạn xuất bản thì đỡ tốn công cho thợ nhà in mà nếu bạn viết riêng cho bạn đọc thì một tập chép kỹ lưỡng bao giờ cũng làm cho ta thích mở ra coi lại.

137 ----------------------- -----------------------

(1) Tôi đã dùng thẻ ở trang ấy để viết đoạn dưới đây trong cuốn “Thế hệ ngày mai”.

“… Bạn nói: Thời buổi nào mà không có những kẻ trọng kim tiền? Cách đây trên 2000 năm. Horace đã chép “Đạo đức sau kim tiền. Janus thuyết giáo như vậy với tất cả dân La Mã, trẻ và già”. Như vậy thì cũng đừng nên mạt sát riêng thế kỷ này.

- Vâng. Nhưng hồi xưa ít phương tiện làm giàu hơn bây giờ. Bây giờ có máy móc. Một cái máy sản xuất bằng hàng ngàn người. Có 100 cái máy tức là có hàng ức nô lệ. Hồi xưa có cái máy sản xuất bằng hàng ngàn người. Có 100 cái máy tức là có hàng ức nô lệ. Hồi xưa có ông Hoàng nào được nhiều nô lệ như vậy không? Những kẻ khôn lanh và ích kỷ lại liên kết với nhau để lũng đoạn thị trường, bóc lột lao công và gây dựng nên những gia tài mà vua chúa trông thấy cũng phải thèm.

Bây giờ lại có chợ đen. Chỉ trong vài giờ có thể thâu được một số lợi khổng lồ rồi nhảy từ một địa vị thấp hèn lên một địa vị cao sang, được mọi người kính nể, thưa bẩm. Có một chiếc xe hơi lộng lẫy thì người ta kêu là “quan lớn”, lính tráng cũng phải kiêng, thầy thông thầy ký cũng lấm lét.

Luân lý suy, nên người ta làm giàu bằng đủ mọi cách. Một Văn sĩ Pháp kể chuyện một nhà buôn X lãnh muôn thùng cá của nhà buôn Y gởi, mở ra thấy nhiều hộp cá thối, viết thư phàn nàn. Hãng Y đáp một cách trâng tráo:”Những thùng cá đó để bán chứ không phải để ăn”.

Ông Yves Farge chép lại chuyện đó, kết luận: “Có một hạng tân thượng lưu xuất hiện trong nghề bán tạp hóa và nước chanh. Phái trưởng giả thêm được một lớp mới do chợ đen đưa ra”.

Vậy cũng đừng lấy làm lạ rằng nạn hối lộ lan tràn khắp nơi và món tiền “nhẩm xà” là cái chìa khóa mở được mọi các phòng giấy, cả cái phòng tôn nghiêm của một tổng trưởng nọ ở cái nước nổi tiếng đạo đức nhất là Nhật Bổn. Và nạn mãi dâm cũng đóng đồn xây lũy ở khắp chốn, trên cả đảo Phù Tang, nơi mà ai nấy đều nhận xét là quê hương của trinh nữ và tiết phụ.

Nhất là trong thời loạn, giá trị động tiền sụt mau một cách ghê gớm nên ai cũng hối hả kiếm tiền cho thật nhiều và thật mau. Một anh bạn tôi năm ngoái nói: “Tôi làm sao để dành được 100.000 đồng thì có thể gọi là đủ rồi”. Mới rồi anh ấy lại bảo tôi: “Rồi đây giá trị của đồng tiền mỗi ngày một sụt. 100.000 đồng bây giờ ít năm nữa không biết còn 20.000 đồng không. Tôi phải kiếm 500.000 đồng mới đủ”.

Giá trị đồng bạc, đồng quan hay mỹ kim cũng vậy, rất có thể sụt được. Nếu có chiến tranh thứ 3 thì có lẽ khắp toàn cầu các bà nội trợ phải xách theo mợt cà-rng giấy bạc để mua thức ăn như bên Trung Hoa mấy năm trước.

Tình cảnh đó thời xưa không có, nên tôi mới nói đặc tính của con người ở thế kỷ này là thời kim tiền, không phải quá đáng”.

-----------------------

Một phần của tài liệu NGUYN HIN LE t HC MT NHU CU CA TH (Trang 136 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)