- Từ sử của Lưu Lục Bàn
5. KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ ĐÍCH XÁC (Sciences naturelles et exactes)
exactes)
Sách Việt
Không kể những sách giáo khoa tạm đủ cho ban trung học và một ít cuốn giáo khoa cho ban Đại học; về các môn khoa học tự nhiên và đích xác chúng ta chỉ có ba bốn chục cuốn phổ thông.
Nhiều nhất là về y khoa, đúng hơn là về Tây y, vì về Đông y chúng ta gần như chưa có gì cả, trừ vài cuốn dược học (như Việt Nam dƣợc học của nhà Mai Lĩnh). Người đầu tiên phổ thông Tây y có lẽ là bác sĩ Lê Văn Ngơn. Ơng viết được sáu bảy cuốn về các bệnh ho lao, sốt rét, hoa liễu…nhưng những cuốn đó không thấy tái bản nữa, hóa cũ rồi.
Gần đây nhiều bác sĩ viết sách chỉ cho ta những điều thường thức về các bệnh cần phải đề phòng, về cách nuôi con, cách giữ gìn sức khỏe, khoa dinh dưỡng, về vần đề tính dục…
120
Tác phẩm của họ đều đáng tin, tuy nhiên khi mua bạn nên lựa chọn cuốn nào mới nhất, vì Tây y tấn tiến rất mau, chỉ trong năm năm những phát minh mới đã có thể hóa cũ. Cùng viết về một bệnh (chẳng hạn bệnh lao phổi, bệnh sốt rét), một cuốn sách viết cách đây mười năm, nếu không sửa chữa, thêm bớt, tất không giúp cho ta được nhiều bằng một cuốn mới xuất bản năm ngoái.
Ngoài môn y học ra, ta cũng có được ít cuốn về canh nông (chẳng hạn ćn Bón
phân hợp lý của bà Ngũn Kim Oanh viện Đại học Huế xuất bản, những cuốn
chỉ cách trồng cây ăn trái…) về tầm tang, về nuôi ong, về máy móc : máy thâu thanh, máy xe hơi…
Mới từ 1965, chúng ta có thêm được một loại địa phƣơng chí, ghi chép vừa về
Sử, địa, hành chánh, vừa về kinh tế, phong tục, như:
- Non nƣớc Phú Yên của Nguyễn Đình Tư
- Bến Tre xƣa và nay, Bạc Liêu xƣa và nay, Cần Thơ xƣa và nay của Huỳnh
Minh.
- Non nƣớc Bình Định của Quách Tấn.
Hai tác giả trên còn hứa viết nhiều nữa, một người chuyên về miền Trung, một người chuyên về miền Nam. Những sách đó rất bổ ích, gợi lòng yêu Tổ quốc, tiếp tục loại sách Đại Nam nhất thống chí của cổ nhân.
Nên kể thêm những cuốn:
- Đồng bào miền núi của Bùi Đình
- Hồ Ba Bể (tôi chưa tra được tên tác giả) - Bên kia dãy Tràng Sơn của Trần Việt Thanh
- Bảy ngày trong Đồng Tháp Mƣời của Nguyễn Hiến Lê nhưng những cuốn
này đều khó kiếm.
Đã có tác giả viết về miền Cao Lãnh (Trần Quang Hạo), miền Tân Châu (Nguyễn Văn Kiềm), miền Thất Sơn (Nguyễn Văn Hầu), về Quảng Ngãi (Phạm Trung Việt).
Sách Pháp
Tôi chỉ giới thiệu mỗi môn ít cuốn có tính cách phổ thông hoặc dễ đọc: