Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho những người dân bị mất đất ở Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho những người dân bị thu hồi đất xây dựng các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình (Trang 63 - 67)

1 .Các quan điểm

1.2.2.1 .Về phát triển kinh tế

2.1 Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho những người dân bị mất đất ở Bắc Ninh

Trước năm 2000 diện tích đất nơng nghiệp bình qn đầu người của tỉnh Bắc Ninh là 515,9m2 /người. Diện tích đất bị thu hồi cho q trình cơng nghiệp hóa , hiện đại hóa từ năm 2000 đến nay bình qn là 181.2 m2 /người. Như vậy số lượng lớn đất nông nghiệp đã , đang và sẽ bị chuyển đổi

Từ năm 2001 đến nay tỉnh Bắc Ninh đã giải quyết việc làm cho khoảng 15.800 lao động nông nghiệp bị thu hồi đất nhưng chủ yếu là những người dưới 30. Còn những người trong độ tuổi 35-60 ít hơn nhiều vì những đối tượng lao động này thường có trình độ kỹ thuật kém, chưa cập nhật được kỹ thuật mới.Trong đó số lao động vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp,làng nghề là 6.620 người, cịn lại là thơng qua chính sách hỗ trợ trực tiếp, tạo việc làm như vay vốn quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm, xuất khẩu lao động, phát triển dịch vụ tại chỗ và tự tạo việc làm. Tuy đã có rất nhiều giải pháp nhưng tỷ lệ thất nghiệp vãn khá cao chiếm 11,24% số người trong độ tuổi lao động và tăng nhanh ở số người nhóm tuổi 35 trở lên, tỷ lệ

thiếu việc làm cũng cao khoảng 29% và đều tăng rõ rệt ở nhóm tuổi cao dần .Chất lượng việc làm còn nhiều hạn chế, phần lớn là đều làm việc trong khu vực nông nghiệp . Do vậy thu nhập của người dân thuộc khu vực chuyển đổi mục đích đất nơng nghiệp cịn thấp.

Từ sự phát triển thực trạng việc làm và giải quyết việc làm có một số vấn đề cần chú ý như sau :

- Số người khơng có việc làm sau khi bị thu hồi đất là khá lớn

- Đa phần những người lao động bị thu hồi đất là những người lao động giản đơn, chưa hề được đào tạo chuyên môn . Vì thế họ rất khó tìm được việc làm mới có thu nhập cao và ổn định.

- Tỉnh cũng có nhiều nỗ lực trong việc hỗ trợ người dân đào tạo nghề, trong việc thu xếp bố trí cơng việc mới, tuy nhiên kết quả mang lại chưa nhiều.Trên thực tế, việc đào tạo nghề để chuyển đổi nghề nghiệp cho những người dân có đất bị thu hồi chưa được đặt ra một cách quyết liệt và chưa được tiến hành một cách bài bản.

- Đất bị thu hồi nhiều, nhiều khu công nghiệp, khu đô thị mới ra đời ,song việc chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra không phù hợp với xu thế phát triển chung, tỷ lệ lao động quay trở lại với nghề nơng vẫn cịn lớn, tỷ lệ các nghề ít đào tạo khơng cơ bản vẫn cịn cao ( xe ơm, cửu vạn , bán hàng rong …)Nói cách khác là nguồn lực đất đai đã chuyển theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, song nguồn lực thù chưa thật gắn với hướng đó.

Trước tình hình đó tỉnh Bắc Ninh đã thành lập một số biện pháp để hỗ trợ, giải quyết việc làm cho những người nông dân bị thu hồi đất: Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi về nghề nghiệp. hỗ trợ 15,4đồng/m2 đất thu hồi cho chuyển đổi nghề nghiệp ; chỉ đạo các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn đặc biệt là trên vùng đất nông nghiệp đã thu hồi phải ưu tiên tuyển lao động địa phương; chú trọng các cơ sở dạy nghề… Và trong thời gian tới Bắc Ninh đề ra một số giải pháp sau :

Thứ nhất, quy hoạch lại và phát triển mạng lưới các cơ sở dạy nghề, các trung tâm dạy nghề trong tỉnh, chú trọng mở các trường dạy nghề ở khu vưc có khu cơng nghiệp tập trung; đa dạng hóa các loại hình đào tạo, hình thức, trình độ, ngành nghề đào tạo.

Thứ hai, đẩy mạnh cơng trác xã hội hóa trong đào tạo nghề.tích cực huy động các nguồn kinh phí,nhân lực tham gia cơng tác đào tạo nghề ,khuyến khích

đầu tư và lĩnh vực đào tạo nghề , kết hợp với các trường đaị học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp để hỗ trợ và thúc đẩy công tác đào taọ nghề.

Thứ ba, coi trọng hơn nữa công tác hướng nghiệp cho thanh niên ngay từ giáo dục phổ thơng, phát huy vai trị của gia đình, nhà trường và tồn xã hộ trong việc định hướng nghề nghiệp cho thanh niên,góp phần phân luồng giáo dục theo hướng tăng tỷ lệ học nghề để lập thân, lập nghiệp.

Thứ tư, tiếp tục đẩy mạnh quy hoạch, phát triển các làng nghề, các khu công nghiệp trong tỉnh nhằm bảo vệ nghề truyền thống, kết hợp bảo vệ,phát triển với truyền nghề, giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động. Khuyến khích, hỗ trợ các địa phương khơi phục các làng nghề truyền thống, từ đó taộ động lực phát triển nghề góp phần đa dạng hóa cơng tác giáo dục, đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và giải quyết việc làm cho người lao động trong tỉnh.

2.2 Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho những người dân bị mất đất ở Đà Nẵng

Trong những năm qua,cùng với q trình đơ thị hóa và cơng nghiệp hóa được đẩy mạnh ,số lượng lao động dư thừa do mất đất sản xuấy của thành phố Đà Nẵng là khơng nhỏ. Đến thời điểm này có 7.773 hộ nơng dân Đà Nẵng đã giao 1.764 ha đất cho các ban quản lý Dự án. Trong đó có 4.722 hộ phải di dời, 9.494 người khơng có việc làm, 2.740 người có nhu cầu học nghề. Hội nơng dân thành phố đã có cách làm riêng đẻ giúp những nông dân này chuyển sang nghề mới. Thông qua quyết định 65/2005/QĐ_UB ngày 24/5/2005 ủy ban thành phố đã ban hành đề án “ Hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm, ổn định đời sống đối với đối tượng bị thu hồi đất sản xuất, di dời giải tỏa trên địa bàn thành phô Đà Nẵng”. Nhằm từng bước ổn định trở lai cuộc sống của người dân các vùng bị di dời, giải tỏa như : chuyển đổi ngành nghề 100% cho đối tượng khơng cịn đất sản xuất vơi số lượng 2.000-3.000 lao động/năm, giải quyết khoảng 2.500 hộ dân mất đất sản xuất cho nhu cầu chuyển đổi ngành nghề bằng quỹ hỗ trợ quốc gia giải quyết việc làm.. Sau đây là một số giải pháp cụ thể như:

Một: Xây dựng quy hoạch phát triển đào tạo nghề trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, gắn chặt với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố, quy hoạch phát triển các nghành, địa phương đến năm 2020. Đề xuất thành phố tiến hành xây dựng Chiến lược phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020, tầm nhỡn đến năm 2050; với quan điểm đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao, có nhân cách, bản lĩnh, kiến thức, phục vụ phát triển thành phố, trong các lĩnh vực mũi nhọn, công

nghệ cao, dịch vụ hiện đại của thành phố.

Hai: Tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền, không ngừng nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, của xó hội về vai trũ của đào tạo nghề đối với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, với phát triển kinh tế - xó hội nhanh và bền vững; học nghề để lập thân, lập nghiệp; đẩy mạnh các hoạt động hướng nghiệp, phân luồng học sinh phổ thông học nghề.

Ba: Thành phố có quy hoạch quỹ đất dành cho quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề, khắc phục được tỡnh trạng nhỏ lẻ, manh mún ,phân bố không hợp các cơ sở dạy nghề trên địa bàn thành phố hiện nay. Rà sốt, thu hồi đất sử dụng khơng hiệu quả của một số trường, trung tâm đào tạo thuộc Bộ, ngành, tập đồn kinh tế, tổng cơng ty đóng trên địa bàn để đưa vào quy hoạch chung.

Bốn: Thành phố đầu tư trọng điểm cho 01 đến 02 trường cao đẳng nghề công lập (hoặc đại học nghề khi có quy định) đạt chuẩn khu vực và quốc tế. Đầu tư tập trung, đồng bộ (xây dựng chương trỡnh đào tạo, trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề, đào tạo đội ngũ giáo viên, cấp học phí đối với người học) cho 3 đến 5 nghề thuộc các ngành mũi nhọn, công nghệ cao của thành phố, đạt chuẩn chất lượng khu vực và quốc tế, để đảm bảo số lượng, chất lượng nhân lực vào làm việc ở các ngành nói trên. Thu hút đầu tư nước ngồi 01 dự án trường dạy nghề lớn về cảng biển, cơng nghệ đóng tàu, dịch vụ ven biển, trên biển và dưới biển, để đảm bảo đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, phát triển kinh tế biển theo Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, Chương trình hành động của Thành ủy về kinh tế biển, Năm: Kiến nghị Trung ương: Đầu tư xây dựng tại Đà Nẵng 01 trung tâm đánh giá kỹ năng nghề quốc gia; 01 trường đại học sư phạm kỹ thuật để đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề; 01 trung tâm quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý dạy nghề. Các đơn vị này hoạt động trong phạm vi vùng, khu vực.

Sáu: Tiếp tục đổi mới chính sách đối với người học nghề ở thành phố, nhất là đối với lao động đặc thù như nông dân bị thu hồi đất, hộ di dời, giải toả, người nghèo, người có thu nhập thấp, bộ đội xuất ngũ, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đói người có cơng, trẻ em bỏ học, trẻ em làm trái pháp luật..., nhằm đảm bảo thực hiện chủ trương công bằng trong giáo dục và đào tạo. Đổi mới chính sách đối với người học theo hướng thu hút ngày càng nhiều người đi học nghề; đối với đối tượng đặc thù, yếu thế nêu trên, đề nghị nâng mức hỗ trợ học nghề, kết hợp việc đào tạo nghề gắn với hướng dẫn cách .

Bảy: Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đào tạo nghề: Từ nay đến năm 2015, nghiên cứu thí điểm thành lập Cục dạy nghề thành phố Đà Nẵng, vào thời điểm thích hợp (có nhiều cơ sở dạy nghề); bổ sung cán bộ quản lý dạy nghề đủ về số lượng, có trỡnh độ, năng lực, kinh nghiệm quản lý; chú trọng công tác dự báo, xây dựng kế hoạch đào tạo nghề trong ngắn hạn và dài hạn, công tác hướng dẫn thực hiện; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động đào tạo nghề; chẩn chỉnh, củng cố, sắp xếp lại hệ thống dạy nghề, không cho thành lập mới các cơ sở dạy nghề không đủ chuẩn, không đúng quy hoạch, kiên quyết loại bỏ các cơ sở dạy nghề kém chất lượng; đề xuất các cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển đổi, nâng cấp một số trung tâm hướng nghiệp dạy nghề thành trung tâm dạy nghề, các trường trung cấp chuyên nghiệp thành trường trung cấp nghề, nếu đủ điều kiện nâng lên thành trường cao đẳng nghề; xây dựng đề án phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề đến năm 2020; đổi mới quản lý chủ quản đối với một số cơ sở dạy nghề công lập, thu hút vốn đầu tư bên ngoài theo hỡnh thức gúp vốn cố đơng với tỷ lệ thích hợp, xây dựng cơ chế đại diện vốn nhà nước tại cơ sở dạy nghề công lập; xây dựng cơ chế đặt hàng đào tạo từ ngân sách thành phố cho một số nghề trọng điểm; nghiên cứu bói bỏ việc cấp phỏt kinh phớ theo chỉ tiờu đại trà cho trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng, theo hướng đặt hàng đào tạo một số nghề thành phố cần tập trung phát triển nguồn nhân lực.

Tám: Xây dựng bộ danh mục ngành, nghề phải sử dụng lao động qua đào tạo ở thành phố Đà Nẵng, tránh tỡnh trạng tuyển lao động phổ thông, chất lượng không cao, năng suất lao động thấp; cũng để làm căn cứ hạn chế dự án thu hút quá nhiều lao động giản đơn nơi khác về Đà Nẵng, gây áp lực không cần thiết cho công tác quản lý lao động, giải quyết việc làm và các vấn đề xó hội khỏc trờn địa bàn.

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho những người dân bị thu hồi đất xây dựng các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w