phường Tiền Phong
Chỉ tiêu Đvị
tính
Trước khi bàn giao Hiện nay So sánh
Tsố Nam Nữ Tsố Nam Nữ tăng giảm
I. Tổng số hộ hộ 177 177
II. Tổng số nhân khẩu khẩu 546 261 285 538 258 280 - 8
Tr.đó: 12 - 14 tuổi “ 38 21 17 36 19 17 - 2
III. Lao động trong tuổi lđ 336 174 162 318 162 156 - 18
Tr.đó đang đi học “ 41 20 21 39 20 19 - 2
2. Lứa tuổi 25 – 34 “ 67 29 38 60 25 35 - 7
3. Lứa tuổi 35 – 44 “ 74 32 42 70 32 38 - 4
4. Lứa tuổi 45 – 55 “ 53 25 28 56 25 31 - 3
5. Lứa tuổi 56 – 60 “ 34 34 0 30 30 0 - 4
IV. Trong tuổi tàn tật mất sức “ 5 3 2 5 3 2 - -
V. Trên tuổi tgia lđ “ 18 4 14 24 7 17 6 -
VI. L.động đang làm việc “ 311 154 157 308 152 156 - 3
1. Lao động N.nghiệp “ 260 128 132 53 25 28 - 207
Trong đó: ngồi tuổi “ 15 4 11 7 3 4 - 8
2. Thủ cnghiệp chuyên “ 2 2 0 6 4 2 4 -
Trong đó: ngồi tuổi “ 0 0 0 1 1 0 1 -
3. Thủ cnghiệp kiêm “ 0 0 0 2 0 2 2 -
Trong đó: ngồi tuổi “ 0 0 0 0 0 0 - -
4. Dịch vụ “ 6 0 6 56 20 36 50 -
Trong đó: ngồi tuổi “ 1 0 1 8 3 5 7 -
5. Người có lương, SHP “ 15 8 7 58 29 29 43 -
Trong đó: Tại KCN “ 0 0 0 14 6 8 14 -
6. Lao động tự do “ 28 16 12 118 62 56 90 -
Trong đó: ngồi tuổi “ 2 0 2 8 3 5 6 -
7. Chưa có việc “ - - - 15 12 3 15 -
(Nguồn số liệu từ UBND phường Tiền Phong)
2 . Đánh giá chung những tồn tại và những vấn đề cần giải quyết
2.1 Những kết quả đạt được của việc thu hồi đất, chuyển đổi mục đích sử dụng
Đến hết năm 2008 toàn tỉnh đã hoàn chỉnh quy hoạch 7 khu công nghiệp , 15 cum công nghiệp , 16 điểm công nghiệp với tổng diện tích là 1.629,6 ha .Số dự án tập trung đầu tư vào Thái Bình là 331 dự án với tổng số vốn đăng ký là 12.958 tỷ đồng, số lao động đăng ký là 105.328 người trong đó khu cơng nghiệp thu hút 126 dự án, cụm công nghiệp thu hút 134 dự án đầu tư , điểm công nghiệp thu hút 71 dự án. Tổng số dự án đi vào sản xuất 227 với tổng số vốn đăng ký là 6.797 tỷ đồng, sử dụng 69.384 lao động.
Sự phát triển công nghiệp tập trung đã góp phần tích cực vào thúc đẩy tăng trưởng GDP của tỉnh từ 4,48% năm 2001 lên 11,5% năm 2007 và 12,1% năm 2008 . Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng giá trị nông nghiệp :
- Tạo nguồn hàng cho xuất khẩu một trong những yếu tố quyết định tăng trưởng xuất khẩu của địa phương. Giai đoạn 2001-2008 kim ngạch xuất khâut tăng bình quân 24,6% năm, năm 2008 đạt 232 triệu USD , tăng 40% so với năm 200 và tăng 7,8 lần với năm 2000. Trong đó các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp xuất khẩu đạt trên 130 triệu USD, chiếm tỷ trọng trên 59% kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn.
- Thu hút được nguồn vốn khá lớn của các nhà đầu tư nước ngoài và đặc biệt huy động được vốn đầu tư của các thành phần kinh tế, của nhân dân trong và ngoài tỉnh 12.958 tỷ đồng đăng ký đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp địa phương , tăng nhanh các sản phẩm công nghiệp, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập của nhân dân trong tỉnh.
- Hiệu quả sử dụng trên 1 ha công nghiệp tăng lên, doanh thu khoảng 7,63 tỷ đồng/ha, giá trị sản xuất công nghiệp đạt khoảng 1,42 tỷ đồng /ha. Thu nhập của người lao động tăng lên góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an tồn xã hội ở địa phương
- Giải quyết việc làm cho trên 69.384 lao động làm việc trong các khu, cụm công nghiệp và tạo trên 10.000 chỗ làm việc mới trong các dịch vụ khác như: dịch vụ ăn uống, lưu trú, dịch vụ vận tải, cung ứng vật tư nguyên liệu cho sản xuất dịch vụ tiêu thụ sản phẩm…góp phần làm giảm áp lực lao động thiếu việc làm của tỉnh.
2.2 Những tồn tại
- Bên cạnh những kết quả đạt được, quy hoạch một số KCN của Tỉnh còn bộc lộ một số hạn chế như: Công tác quy hoạch các KCN tuy đã gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh và quy hoạch phát triển không gian đô thị cho giai đoạn 5-10 năm, song do các quy hoạch chưa dự báo hết tốc độ phát triển kinh tế - xã hội và tốc độ đơ thị hố nên khơng đảm bảo được mục tiêu di dời sản xuất KCN tập trung ra xa khu dân cư và nội thị. Cơng tác đền bù giải phóng mặt bằng gặp rất nhiều khó khăn, tiến độ chậm, ảnh hưởng tới tiến độ thu hút đầu tư. Công tác tổ chức, bộ máy quản lý Nhà nước đối với các KCN còn chồng chéo, quy chế phối hợp quản lý Nhà nước tại KCN theo cơ chế một cửa chưa tốt nên nhiều nhiệm vụ quản lý chưa đạt hiệu quả. Một số thể chế quản lý KCN của Tỉnh đã ban hành nhưng do thiếu hướng dẫn kịp thời nên chưa đáp ứng được mong muốn của các nhà đầu tư.
- Kế họach giải quyết việc làm và phân bố lao động gắn kết với phát triển đô thị-công nghiệp chưa được thể chế trong quy hoạch phát triển KTXH của tỉnh. Thực tế này đã dẫn đến tình trạng tại các khu , cụm công nghiệp khi đi vào khai thác gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lực lượng lao động tại địa phương do trình
độ chưa đáp ứng nhu cầu tuyển dụng. Tại các khu công nghiệp thiếu quỹ đất để phát triển các dịch vụ xã hội phụ trợ (nhà ở cho công nhân, chợ , dịch vụ trông xe, vệ sinh môi trường…)để giải quyết nhu cầu về chuyển đổi nghề nghiệp của lao động bị thu hồi đất tại chỗ, đặc biệt là lao động phổ thông và lao động cao tuổi. Chưa có quy hoạch các vùng sản xuất nơng nghiệp chuyên canh bền vững để khuyến khích thu hút các vùng phát triển nơng nghiệp hàng hóa tạo thêm việc làm cho các khu nông nghiệp nông thôn và định hướng học nghề để đón nhận cơ hội việc làm.
- Quan điểm và nơị dung chương trình đào tạo nghề , hệ thống trường nghề chưa phù hợp với đặc điểm lao động nông nghiệp vùng bị thu hồi đất ( số đơng có trình độ văn hóa thấp, khả năng tiếp thu cịn hạn chế. Lao động chính trong các hộ phải chuyển nghề phần lớn đều có độ tuổi cao, vừa học nghề vừa phải lao động đảm bảo thu nhập hàng ngày). Việc đào tạo chủ yếu theo chương trình có sẵn, khơng đáp ứng nghề mà người học cần và nhu cầu của người sử dụng lao động . Việc xã hội hóa trong đào tạo nghề chưa phát triển .
Chưa có quỹ hỗ trợ học tập, đào tạo nghề và việc làm cho lao động nông nghiệp nông thôn vùng bị thu hồi đất. Chưa có cơ chế xác định rõ trách nhiệm của nhà nước, nhà đầu tư và quyền lợi của người dân về hỗ trợ đào tạo nghề, việc làm Nguyên nhân của những những tồn tại
- Người dân chưa kịp chuẩn bị để kiếm một nghề mới khi đột ngột mất đất, mất việc làm. Bản thân họ ít có khả năng tìm ngay việc làm mới để bảo đảm thu nhập. Tình trạng thất nghiệp tồn phần và thất nghiệp một phần rất gay gắt. Đa số thanh niên các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp có trình độ văn hóa thấp, trong khi để có một nghề chắc chắn đáp ứng chỗ làm việc trong các doanh nghiệp, phần lớn u cầu phải có trình độ từ phổ thơng trung học.
- Chính phủ đã có những quy định cụ thể hỗ trợ cho những người mất đất được đào tạo nghề mới hoặc chuyển đổi nghề nghiệp. Tuy nhiên, số tiền hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề từ 300 - 700 nghìn đồng/người chỉ có thể tham gia một khóa đào tạo ngắn hạn với các nghề đơn giản. Đa số các cơ sở dạy nghề tại các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp khơng đủ năng lực tiếp nhận số lượng nhiều và đào tạo nghề có chất lượng, nên đối tượng này khó cạnh tranh khi đi tìm việc làm trong các khu cơng nghiệp, khu chế xuất...
- Các doanh nghiệp có xu hướng tuyển dụng lao động trẻ, khỏe. Những lao động lớn tuổi (trên 35 thậm chí từ 26 - 35 tuổi) chưa qua đào tạo rất khó tìm việc làm trong khi, đa số họ là người phải gánh chịu trách nhiệm chính ni sống gia đình; bộ phận này đứng trước nguy cơ thất nghiệp kéo dài lớn nhất.
- Tình trạng người lao động cịn thụ động, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước, vào tiền đền bù; tâm lý chờ nhận sự ưu đãi của Nhà nước đang tồn tại khá phổ biến ở các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp.
- Cơ cấu nguồn thu của các hộ dân bước đầu đã có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp giảm, thu từ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, từ tiền lương tiền công và từ thương mại dịch vụ tăng hơn. Tuy vậy, số hộ bị giảm thu nhập còn rất lớn.Trên phương diện này, có thể đánh giá tính kém hiệu quả của các phương thức đền bù mà các địa phương đã triển khai. Việc một bộ phận hộ dân bị thu hồi đất nơng nghiệp tăng tài sản do có tiền đền bù, nhưng là sự biến động tăng không bền vững. Sử dụng tiền đền bù khơng đúng mục đích đang ẩn chứa những yếu tố bất ổn trong thu nhập của họ.
Hiện nay, nhiều địa phương đã có chính sách quy định các doanh nghiệp sử dụng đất phải có trách nhiệm sử dụng lao động tại chỗ mất việc làm do bị thu hồi đất nông nghiệp. Nhưng các doanh nghiệp lại chưa quan tâm nhiều đến vấn đề này. Tình trạng quy hoạch treo, hoặc chủ đầu tư nhận đất nhưng không triển khai dự án dẫn đến dân mất đất mà khơng có việc làm, cịn doanh nghiệp khơng thu hút được lao động vào làm việc khá phổ biến.
Rõ ràng là, việc thu hồi đất nơng nghiệp chưa có sự gắn kết với quy hoạch, kế hoạch, chính sách và biện pháp chuyển đổi nghề, tạo việc làm mới, tăng thu nhập cho người lao động. Hơn thế, việc tổ chức triển khai cịn thiếu cơng khai, dân chủ, minh bạch, thiếu thông tin, tuyên truyền để người lao động chủ động học nghề, chuyển nghề và tự tạo việc làm. Tồn tại này là căn nguyên xảy ra những phức tạp trong đời sống, gây hậu quả nặng nề và mất lòng tin của một bộ phận nhân dân vào chủ trương lớn, đúng đắn của Đảng và Nhà nước, dẫn đến những khiếu kiện, có nguy cơ mất ổn định xã hội. Phương châm địa phương có cơng trình, có dự án, dân có việc làm đang là vấn đề khó khăn.
2.3 Những vấn đề đặt ra nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp saukhi bị thu hồi đất xây dựng các khu cơng nghiệp và các cơng trình phúc lợi xã hội khi bị thu hồi đất xây dựng các khu cơng nghiệp và các cơng trình phúc lợi xã hội *- Về phía các cơ quan chức năng
- Thứ nhất, việc bồi thường cho người dân có đất bị thu hồi được thực hiện theo nguyên tắc bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng (thu hồi đất nơng nghiệp thì bồi thường bằng đất nơng nghiệp, thu hồi đất ở thì bồi thường bằng đất ở). Song do quỹ đất rất hạn chế nên đa số các trường hợp được bồi thường bằng tiền. Đối với đất nông nghiệp là đối tượng chủ yếu của cơng tác thu hồi (chiếm 89% diện tích đất thu hồi giai đoạn vừa qua), thực tế thị trường giao dịch về chuyển quyền sử dụng đất giữa những người sản xuất nơng nghiệp với nhau là rất ít, nên việc thực hiện quy định: giá đất để tính bồi thường phải sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường là rất khó khăn và chưa được thực hiện thống nhất.
- Thứ hai, kế hoạch thu hồi đất để phát triển khu công nghiệp của các cơ quan chức năng dường như không gắn với kế hoạch đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người bị mất đất; chính sách và biện pháp giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất chưa được cụ thể hoá bằng các biện pháp khả thi, đồng thời việc triển khai thực hiện cịn nhiều vướng mắc; năng lực của bộ máy chính quyền trong giải quyết việc làm nói chung vừa yếu, vừa thiếu, khơng có sự phối hợp, phân công hợp lý giữa các cơ quan; chưa thiết lập được hệ thống thông tin đủ độ tin cậy, hiệu quả, dễ dàng tiếp cận giữa người lao động với các cơ quan chức năng liên quan, các doanh nghiệp/ các đơn vị sản xuất kinh doanh và ngược lại.
- Thứ ba, một số trung tâm đào tạo nghề cho nơng dân thì chỉ biết đào tạo cịn khơng biết nhu cầu thị trường sức lao động ra sao, không biết sau đào tạo người nơng dân có được nhận vào các cơ sở sản xuất hay không. Hạn chế của các cơ sở đào tạo nghề đã làm cho số lượng và đặc biệt là chất lượng đào tạo chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của bên tuyển dụng lao động hoặc của bản thân người lao động để tạo dựng cơ hội việc làm mới.
- Thứ tư, đối với các hộ nông dân mất đất nông nghiệp phải chuyển sang các ngành nghề phi nông nghiệp, công tác chuẩn bị như tuyên truyền, vận động, làm công tác tư tưởng, giải quyết việc làm, đào tạo nghề mới chưa được đầu tư thoả đáng nên kết quả còn nhiều hạn chế.
- Thứ năm, kết cấu hạ tầng nơng thơn cịn chưa đồng đều đã tác động tiêu cực đến nhiều mặt sản xuất và kinh doanh dịch vụ của hộ nơng dân nói chung và nơng dân mất đất nói riêng
Cơng tác đào tạo nghề của doanh nghiệp nhận đất không được quan tâm nên kết quả tạo việc làm cho người nông dân mất đất đạt được thấp. Khơng ít doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến trách nhiệm hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động có đất đai bị thu hồi để xây dựng khu công nghiệp, quy định tuổi tuyển dụng quá thấp (18-23 tuổi), không tổ chức đào tạo nghề tại doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp chỉ tiếp nhận người lao động bị thu hồi đất vào làm việc mang tính hình thức để thể hiện rằng họ cũng thực hiện đúng các cam kết về tuyển dụng lao động địa phương, nhưng sau đó, bằng cách này hay cách khác, họ đã dần dần sa thải lực lượng lao động này.
*-Về phía người lao động
Trong nhiều trường hợp, bản thân người lao động không đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, thụ động, ỷ vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước, vào tiền đền bù mà không cố gắng vượt qua khó khăn tìm kiếm việc làm. Khả năng có được việc làm mới của nơng dân là rất thấp, do trình độ chun mơn và khả năng thích ứng với điều kiện mới của họ khơng cao. Bên cạnh đó, việc thay đổi tư duy và phong cách làm việc cho phù hợp với tác phong cơng nghiệp của họ cịn chậm. Đây chính là những lực cản lớn đối với người nông dân mất đất trong việc kiến tạo việc làm mới cho bản thân.
Một nguyên nhân nữa dẫn đến việc nông dân lâm vào cảnh thất nghiệp nhiều hơn khi bị thu hồi đất là do họ khơng biết sử dụng có hiệu quả nguồn tiền đền bù