.Đào tạo nghề cho người lao động

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho những người dân bị thu hồi đất xây dựng các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình (Trang 71)

1 .Các quan điểm

3.1.3 .Đào tạo nghề cho người lao động

Nhu cầu sử dụng lao động ở các khu công nghiệp, khu chế xuất rất lớn, nên việc đào tạo, dạy nghề cho lao động mất việc làm là hướng trọng điểm.Trước hết, cần chú trọng phát triển mở rộng dạy bổ túc văn hóa cho lao động trẻ, khỏe dưới 35 tuổi để họ có đủ trình độ vào các lớp đào tạo tập trung theo học những nghề mà khu công nghiệp, khu chế xuất... cần tuyển dụng.

Mơ hình tạo việc làm thơng qua du nhập ngành nghề thủ cơng và hình thành, phát triển làng nghề được các địa phương Hải Dương và Vĩnh Phúc, Hà Tây... rất chú trọng. Các nghề thu hút được nhiều người vào làm việc như: dệt chiếu, mây tre đan, gốm sứ, chế biến thực phẩm, sản xuất đồ gỗ, hàng thêu, thảm... Những nghề này thu nhập còn thấp nhưng dễ học và quy mơ sản xuất có thể mở rộng, sản phẩm được mua, bán trao đổi với số lượng lớn trên thị trường trong nước và cả quốc tế, đem lại nguồn lợi cho người lao động và tăng thu nhập ngân sách địa phương

Hiện nay theo kết quả điều tra, nghiên cứu, số lượng lao động nông nghiệp nông thôn nước ta đuợc qua đào tạo nghề chỉ chiếm khoảng 8-9% trong tổng số lao động nông thơn. Và phần lớn trong số lao động đó mới chỉ học hết cấp I và cấp II. Họ lao động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn haọt động sản xuất nhờ kỹ thuật do thế hệ cha ông truyền lại hoặc tích lũy kinh nghiệm qua hoạt động và học hỏi trực tiếp lẫn nhau. Để đáp ứng được yêu cầu làm việc trong mơi trường cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa thì những lao động này cần được đào tạo có bài bản. Theo ước tính mỗi năm thành phố Thái Bình có từ 6.000 đến 8.000 lao động chuyển đổi nghề nghiệp, phần lớn là lao động nông thôn trong khi thành phố chỉ giải quyết khoảng 60% trong số này. Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn -2006-2010 đã đạt được kết quả khá tốt. Trong 3 năm qua, các cơ sở giải quyết việc làm cho trên 9000 lao động. Qua khảo sát đã chiếm đến gần 90% học viên sau đào tạo nghề đã có việc làm tại các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, cơ sở sản xuất, số còn lại tổ chức sản xuất tại gia đình, địa phương( gồm các nghề tiểu thủ cơng nghiệp, nơng nghiệp, cơ khí nhỏ…). Tỉnh Thái Bình cũng đã

đề ra một số hình thức đào tạo rất thực tế và cụ thể như “ Mở lớp định hướng nghề nghiệp và kỹ năng trả lời phỏng vấn cho người lao động vùng nhà nước thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp”, điều này sẽ giúp người dân có kinh nghiệm hơn trong việc tìm việc và phỏng vấn xin việc. Để phát huy được hiệu quả hơn nữa trong đào tạo nghề và giải quyết việc làm , sau đây có một số giải pháp với tỉnh Thái Bình :

3.1.3.1 Xây dựng và thực hiện quy hoạch mạng lưới đào tạo nghề và kế hoạch đàotạo nghề tạo nghề

Khi xây dựng, triển khai quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương có chuyển đổi mục đích sử dụng đất cần chú trọng các nội dung thiết thực là: xác định số lượng lao động bị mất việc làm, khả năng sử dụng lao động của ngành tại địa phương, nắm bắt tiêu chí tuyển lao động ở các khu cơng nghiệp về trình độ chun mơn kỹ thuật, loại hình nghề nghiệp, sức khỏe và giới tính cần tuyển dụng từ đó đặt ra u cầu về tài chính từ ngân sách địa phương hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề cho lao động mất việc làm.

Mạng lưới đào tạo nghề phải được phân bố đều, thủ tục hành chính thuận lợi. Cơ sở đào tạo nghề phải đáp ứng được qui mơ đào tạo, loại hình chất lượng nghề đào tạo để sau khi tốt nghiệp, học viên có thể tìm được việc làm ngay trong các khu công nghiệp, khu chế xuất. Chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo nghề bằng cách thu hút đội ngũ các nhà chuyên môn - kỹ thuật, nhà khoa học của các trường, viện nghiên cứu, trung tâm ứng dụng khoa học cơng nghệ... đóng trên địa bàn để mời tham gia đào tạo nhân lực lao động chất lượng cao.

Ngoài việc thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo mới cần phải hình thành cơ chế, hình thức thích hợp đào tạo lại, đào tạo nâng cao kiến thức, tay nghề thường xuyên cho người lao động. Mạng lưới đào tạo lại, đào tạo nâng cao phải đáp ứng phổ biến, thuận lợi cho nhu cầu của tất cả những người lao động có thể tham gia học tâp. Đào tạo lại, đào tạo nâng cao phải bao trùm ở tất cả các cấp trình độ: trên đại học, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và sơ cấp, công nhân kỹ thuật.

Lập quỹ đào tạo nghề, thực hiện xã hội hóa việc huy động các nguồn quỹ từ: ngân sách nhà nước trung ương và địa phương, đóng góp của các doanh nghiệp, đóng góp của các chủ dự án sử dụng đất và sự đóng góp của các tổ chức xã hội, Hiệp hội nghề nghiệp, của Chính phủ và tổ chức quốc tế...

Quy hoạch mạng lưới dạy nghề, chú trọng đến việc mở rộng quy mô nhưng phải đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng đào tạo nghề..

Tăng nhanh số lượng lao động được đào taọ nghề thuộc các ngành kinh tế trọng điểm , mũi nhọn.

Khuyến khích xây dựng các cơ sở dạy nghề, truyền nghề thủ công, nghề truyền thống ở các khu vực nơng thơn.

Khuyến khích đào tạo nghề mới xuất phát từ nhu cầu của nền kinh tế.

Nâng cao chất lượng công tác xây dựng kế họach đào tạo nghề. Việc lập kế hoạch phải dựa trên các phương pháp hiện đại và nhu cầu của tỉnh trên cơ sở khai thác được năng lực ,thế mạnh của các cơ sở đào tạo nghề.

3.1.3.2 Tăng cường đầu tư ,xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho các cơ sởdạy nghề dạy nghề

Những địa phương thu hồi đất có những xáo trộn về kết cấu hạ tầng như tính liên tục, liên hồn của hệ thống giao thơng, thuỷ lợi, mặt bằng canh tác. Ở đây cũng có nhiều cơ hội để phát triển nhanh kinh tế, cải thiện bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần nếu kết cấu hạ tầng thuận lợi. Vì vậy phục hồi, chỉnh trang, mở rộng và nâng cấp kết cấu hạ tầng là đòi hỏi cấp bách của các địa phương thu hồi đất.

Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ nhằm phục hồi kết cấu hạ tầng đã bị xáo trộn; đồng thời chỉnh trang, nâng cấp, mở rộng các cơng trình cần thiết tạo điều kiện để các địa phương này có bước phát triển nhanh chóng làm động lực cho sự tăng trưởng chung. Những cơng trình cần được tập trung hỗ trợ gồm: hệ thống giao thông nối liền khu công nghiệp, cụm công nghiệp và địa phương, hệ thống giao thông nội bộ, hệ thống thuỷ lợi, các cơng trình văn hố, phúc lợi phục vụ địa phương và số lao động tăng lên ở khu công nghiệp, cụm công nghiệp liền kề. Để có được kết cấu hạ tầng yêu cầu nguồn vốn khá lớn, do vậy cần thực hiện phương châm Nhà nước, địa phương, các doanh nghiệp liên quan và người dân cùng làm. Nhà nước cần có chính sách ưu đãi đặc biệt và có cơ chế huy động sự đóng góp của địa phương, doanh nghiệp và của người dân. Cần làm cho các doanh nghiệp liền kề thấy rõ trách nhiệm đồng thời cũng là quyền lợi lâu dài nếu các địa phương xung quanh có kết cấu hạ tầng tốt, có mơi trường phù hợp, có cuộc sống cao và nếp sống văn hoá.

Để làm tốt vấn đề này ngồi việc huy động nguồn kinh phí đáng kể cần chỉ đạo địa phương xây dựng qui hoạch các hệ thống kết cấu hạ tầng đảm bảo yêu cầu trước mắt và lâu dài, có sự phân cơng trách nhiệm cụ thể và bước đi thích hợp. Phương châm xây dựng kết cấu hạ tầng là phục hồi, chỉnh trang, mở rộng, nâng cấp để phục vụ trước mắt và đáp ứng nhu cầu đơ thị hố trong tương lai.

3.1.3.3 Gắn đào tạo nghề với giải quyết việc việc làm

Những năm gần đây, q trình đơ thị hóa kéo theo nhu cầu xây dựng các KCN, cơ sở hạ tầng và đất ở đô thị đặt người dân bị thu hồi đất trước nhiều khó khăn về việc làm. Do đó, việc đào tạo nghề và chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân cần có cách giải quyết thỏa đáng. Đào tạo nghề cần chú trọng tới yếu tố thị trường, hiện tại ngành nghề nào đang thiếu nhiều lao động và số lượng thiếu là bao nhiêu để từ đó có thể đề ra phương hướng đào tạo cụ thể để tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội tìm được việc làm sau khi ra trường. Do đó, các cơ sở đào tạo nghề phải có sự liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp, các trung tâm giới thiệu việc làm nhằm giải quyết tốt khâu đầu ra cho người học nghề. Để làm được điều đó làm tốt những việc sau :

Trước hết phải căn cứ và quá trình quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, để có thể dự báo được ngành cần nhiều lao động và số lượng khoảng bao nhiêu ? Khơng nên để tình trạng doanh nghiệp vào hoạt động rồi mới đào tạo thì đã muộn . Vì vậy mà cần có đội ngũ cán bộ nhạy bén trong công tác dự báo.

Quy mơ, cơ cấu trình độ đào tạo nghề phải gắn với nhu cầu thị trường lao động trong từng giai đoạn. Xây dựng kế họah đào tạo nghè dựa trên những căn cứ khoa học và điềi kiện thực tế của địa phương: nhu cầu công nhân kỹ thuật từ các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, nhu cầu công nhân kỹ thuật cho xuất khẩu lao động…

Phát triển linh hoạt các mơ hình đào tạo nghề, trong đó người học nghề vừa có thể làm việc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh. Mở rộng hình thức đào tạo nghề bằng việc ký hợp đồng đào tạo giữa các cơ sở đào tạo nghề với các các cơ sở sản xuất kinh doanh.

Liên kết chặt chẽ với các trung tâm giới thiệu việc làm nhằm xác định nhu cầu của thị trường lao động về số lượng lao động, cơ cấu lao động theo nghề, cơ cấu lao động theo trình độ. Từ đó có kế hoạch trong víệc tuyển sinh và đào tạo cho phù hợp.

Tổ chức hội chợ việc làm, sàn giao dịch để các cơ sở dạy nghề, người học nghề, các doanh nghiệp , trung tâm giới thiệu việc làm có cơ hội tiếp cận và tìm hiểu nhu cầu của các bên.

3.1.3.4 Phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp

Trong “những quan điểm chỉ đạo phát triển ngành nghề ở nông thôn” của Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn có nêu: Phát triển ngành nghề nông thôn phải gắn chặt với sản xuất nông nghiệp. Đây là hai ngành kinh tế mà trong q trình sản xuất có mối quan hệ chặt chẽ về nguyên liệu, lao động, thị trường và môi trường. Phát triển ngành nghề nông thôn phải chú ý phát triển các ngành nghề mới, phải đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với cơng nghiệp thành thị, với thị trường trong và ngồi nước. Kết hợp hài hoà nhiều quy mơ, nhiều loại hình tổ chức và sở hữu, lựa chọn cơng nghệ, kết hợp công nghệ hiện đại với công nghệ truyền thống, thiết bị tiên tiến thủ cơng, cơ khí nhỏ trong nhiều loại hình doanh nghiệp. Khơi phục, tái tạo và phát triển ngành nghề truyền thống nhằm tạo thêm nhiều nguồn việc cho khu vực nông thôn. Các ngành nghề trong nông thôn bao gồm công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ, hải sản, ngành cơ khí , xây dựng và vật liệu xây dựng, các dịch vụ khoa học kỹ thuật, cung ứng vật tư thiết bị và nguyên liệu cho sản xuất,các nghề thủ công truyền thống...như làng thêu(Song Lãng) với 3.000 lao động đã tạo ra giá trị sản lượng từ các mặt hàng mỹ nghệ 7-8 tỷ đồng mỗi năm. Làng trạm bạc Tiền Hải có 772 hộ gia đình làm nghề hàng năm đã sản xuất ra trên 50 nghìn sản phẩm các loại và không chỉ tạo đủ việc làm cho lao động địa phương mà hàng ngày còn thu hút từ .500 đến 1.000 người từ nơi khác đến làm việc. Làng dệt khung bao ở xã Đông Hịa - Đơng Hưng thu hút gần 1000 lao động đến làm việc ,làng dệt khăn Hưng Hà ,các mặt hàng xuất khẩu sang nhiều nước trên thê giới Hiện nay tồn tỉnh có khoảng 28 làng nghề, chúng ta có thể phát triển qui mơ sản xuất, đổi mới sản phẩm, khuyến khích xuất khẩu những mặt hàng có tính chiến lược.

Để phát triển ngành nghề một cách vững chắc, có hiệu quả cần phải tạo vốn cho các hộ gia đình và các doanh nghiệp làm nghề. Đổi mới công nghệ, thiết bị phù hợp với năng lực về vốn, trình độ sử dụng lao động. Đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động lành nghề, đảm bảo đội ngũ kế thừa có những kỹ năng nghề nghiệp truyền thống và nắm vững những kỹ năng nghề nghiệp của một nền sản xuất hiện đại. Tạo thị trường ổn định cho các sản phẩm làng nghề.

Kiểm định chất lượng đào tạo nghề là khâu có ý nghĩa rất quan trọng, đây là hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề của các địa phương và cả tỉnh ,đảm bảo cho người lao động có thể làm việc khi đi làm. Do vậy, cần tập trung xây dựng và hồn thiện các tiêu chí và cách thức kiểm định chất lượng của các cơ sở đào tạo nghề, từ đó phát hiện các cơ sở đào tạo nghề khơng đủ tiêu chuẩn mà có biện pháp thích hợp để xử lý.

3.1.4 Phát triển các hình thức trang trại vừa và nhỏ trong nông thôn

Kinh tế trang trại là hình thức sản xuất một mặt có tác dụng phát triển nơng

nghiệp, mặt khác góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Hình thức trang trại theo hướng VAC mang lại lợi ích to lớn cho nhân dân cần tiếp tục phát triển với việc áp dụng thêm các giống cây ,con mới .... Trong điều kiện kinh tế hiện nay, để khuyến khích phát triển hình thức kinh tế trang trại cần tập trung vào một số biện pháp:

Thứ nhất, phát triển kinh tế trang trại vừa phải đảm bảo cho trang trại phát triển,

vừa phải đảm bảo khơng để tích tụ đất đai qúa lớn dẫn đến bóc lột địa tơ, vừa đảm bảo cho người lao động nơng nghiệp có đất để sản xuất và sinh sống.

Thứ hai, từng bước hình thành và phát triển ngành nghề sản xuất kinh doanh

dịch vụ trong nông nghiệp nông thôn để giải quyết việc làm và ổn định thu nhập cho người lao động. Tạo điều kiện cho các trang trại vay vốn mở rộng quy mô sản xuất. Đào tạo ngành nghề cho người lao động ở nơng thơn mà nịng cốt chủ yếu là đội ngũ cán bộ xã huyện gồm cả quản lý hành chính kinh tế và kỹ thuật.

Thái Bình được nhắc đến là quê hương 5 tấn ,nơi có năng suất lúa cao nhất cả

nước ,là một tinh thuần nông , nông thôn nơi tập trung phần lớn lao động của cả tỉnh, nơi có tỷ lệ thất nghệp cao thì cây lúa vẫn là chủ đạo trong cơ cấu cây trồng. Vì thế, lao động nơng thơn vốn đã dư thừa lại có nguy cơ dư thừa hơn khi việc canh tác lúa và cây trồng hoa màu địi hỏi ít lao động thủ cơng do hệ thống cơ sở vật chất-kỹ thuật phục vụ sản xuất, trình độ cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá, hoá học hoá và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật đã tương đối hồn chỉnh. Chính vì thế việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng là một giải pháp tốt. Cơ cấu cây trồng cần chuyển đổi theo hướng phục hồi những cây trồng truyền thống phù hợp với điều kiện dất đai, điều kiện tự nhiên từng vùng.

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho những người dân bị thu hồi đất xây dựng các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w