Thực trạng kênh xúc tiến thương mạ

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động xúc tiến thương mại đối với sản phẩm điện máy của công ty TNHH thương mại điện máy Nhật Minh tại thị trường Hà Nội (Trang 48)

Với khách hàng là tổ chức, công ty điện máy Nhật Minh sử dụng cả hai kênh XTTM: Kênh trực tiếp và kênh gián tiếp.

Kênh xúc tiến trực tiếp (60%): Cơng ty sử dụng hình thức marketing trực tiếp như gọi điện thoại, nhắn tin zalo, email để cung cấp thông tin, chăm sóc và nhận các phản hồi từ khách hàng. Bên cạnh hình thức marketing trực tiếp, cơng ty sử dụng đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp trực tiếp liên hệ, gặp gỡ khách hàng để chào hàng và bán hàng, hoặc giới thiệu sản phẩm tại công ty khi khách hàng đến xem sản phẩm tại công ty.

Kênh xúc tiến gián tiếp (40%): Cơng ty có đặt một số poster, banner đưa về các đại lý, thực hiện quảng cáo trên các website, cổng thông tin điện tử. Công ty cũng sử dụng fanpage, website cung cấp thơng tin, hình ảnh, video,… về sản phẩm, thương hiệu của cơng ty. Hình thức này giúp tiếp cận dễ dàng và nhiều đối tượng nhận tin cùng một lúc. Các đối tượng ở cách xa cũng có thể dễ dàng tiếp cận thông điệp xúc tiến thương mại của công ty.

Theo kết quả khảo sát khách hàng, câu 3: Anh/chị biết đến sản phẩm công ty TNHH thương mại Nhật Minh lần đầu qua hoạt động XTTM nào?

Có 63% khách hàng cơng ty biết đến sản phẩm công ty thông qua kênh trực tiếp ( marketing trực tiếp, bán hàng cá nhân), 37% biết sản phẩm công ty thông qua kênh gián tiếp ( xúc tiến bán, quan hệ công chúng, quảng cáo).

Qua đó, ta thấy các kênh xúc tiến thương mại của Nhật Minh được xác định đúng đắn khi tiếp cận được đối tượng lớn khách hàng. Kênh xúc tiến trực tiếp đang có hiệu quả cao hơn so với kênh gián tiếp.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động xúc tiến thương mại đối với sản phẩm điện máy của công ty TNHH thương mại điện máy Nhật Minh tại thị trường Hà Nội (Trang 48)