1.3.2.1. Mơi trường ngành
Khách hàng:
Khách hàng là yếu tố tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Đối với hoạt động XTTM, khách hàng là một trong những đối tượng nhận tin trọng điểm và là yếu tố đầu tiên các nhà làm chiến lược cần quan tâm và phân tích một cách rõ ràng, chi tiết và cụ thể nhất. Khách hàng tổ chức thì họ phù hợp các công cụ nhà bán hàng cá nhân, marketing trực tiếp, trong khi khách hàng cá nhân thì cơng cụ quảng cáo lại mang lại hiệu quả hơn cả). Qua đó, giúp phân bổ ngân sách xúc tiến hợp lý cho các công cụ.
Đối thủ cạnh tranh:
Các đối thủ cạnh tranh trong ngành: số lượng và quy mô của đối thủ cạnh tranh là cơ sở để xác định mức độ khốc liệt của cạnh tranh trên thị trường, tiềm lực của đối thủ cạnh tranh, các chiến lược kinh doanh, chiến lực xúc tiến của đối thủ,…Là những yếu tố mà doanh nghiệp cần quan tâm khi quyết định và thực hiện hoạt động XTTM. Trong các đối thủ cạnh tranh, marketing chia thành bốn cấp độ khác nhau với mức độ cạnh tranh gay gắt tăng dần: cạnh tranh mong muốn, cạnh tranh giữa các sản phẩm với nhau, cạnh tranh trong cùng một sản phẩm, cạnh tranh giữa các nhãn hiệu.
Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng: ngoài các đối thủ cạnh tranh hiện hữu trong ngành, các doanh nghiệp còn phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, đó là các doanh nghiệp có mong muốn tham gia vào thị trường mà doanh nghiệp đang hoạt động. Thị trường có mức độ tăng trưởng càng cao thì càng thu hút nhiều đối thủ mới gia nhập. Công ty cần phải lên kế hoạch ứng phó khi các đối thủ này gia nhập thị trường.
Hoạt động XTTM của doanh nghiệp cũng chịu tác động từ phía nhà cung ứng trong nước và quốc tế, đặc biệt là trong quá trình xây dựng hình ảnh thương hiệu cho công ty. Tiêu chuẩn, chất lượng, thương hiệu, uy tín của sản phẩm từ nhà cung ứng ảnh hưởng trực tiếp đến công ty sử dụng, phân phối sản phẩm đố trên thị trường. Nhà cung ứng có các chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với các nhà phân phối giúp các nhà phân phối có điều kiện thực hiện thuận lợi các hoạt động XTTM. Vì vậy các cơng ty thương mại cũng cần phải đưa ra các chính sách XTTM để tạo mối quan hệ lâu dài với nhà cung ứng
Các trung gian marketing:
Trung gian phân phối: trung gian phân phối là đối tượng giúp công ty tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng hơn. Để việc phân phối hàng hóa tốt nhất, cơng ty cần có các chính sách XTTM cụ thể để kích thích các trung gian phân phối tích cực phân phối sản phẩm của cơng ty đến với khách hàng. Do đó, khi thiết lập các hoạt động XTTM bạn cần phải quan tâm đến nhóm trung gian phân phối này.
Trung gian tài chính: hiện nay, để phát triển cơng ty vững mạnh và nhanh chóng, các doanh nghiệp đều cần huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau để xoay vòng vốn, nhập hàng, hàng dự trữ, tồn kho, vốn lưu động. Ngân sách dành cho hoạt động XTTM cũng phụ thuộc rất lớn đến tổng nguồn vốn của công ty và các trung gian tài chính.
Trung gian marketing: ngồi ra, với nhiều hoạt động XTTM, công ty không thể thực hiện tốt bằng nguồn lực hiện tại và cần thuê các trung gian marketing để hỗ trợ một phần, một số hoạt động XTTM. Trung gian marketing giúp công ty thực hiện tốt hơn các hoạt động XTTM đối với công ty không đủ nguồn lực, nguồn nhân lực không đáp ứng tốt yêu cầu của các hoạt động XTTM.
Cơng chúng:
Cơng chúng là nhóm đối tượng sẽ tiếp cận các hoạt động XTTM của công ty, trong đó bao gồm nhóm đối tượng khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng, nhóm người ảnh hưởng, nhóm tác động lên quyết định mua hàng của khách hàng, cán bộ cơng nhân viên trong cơng ty, tổ chức tài chính tín dụng, ngân hàng, cổ đơng, báo chí, truyền hình, truyền thanh, cơ quan nhà nước,…Cơng chúng giúp lan truyền thơng điệp, hình ảnh cơng ty nhanh chóng, tạo thiện cảm xã hội.