8. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
2.5. Tóm tắt kết quả nghiên cứu
Chương này đã giới thiệu các kết quả nghiên cứu có được từ việc xử lý và phân tích số liệu thu thập được. Trước tiên, dữ liệu đã được sàng lọc, làm sạch và mã hóa
trước khi có thể cho tiến hành xử lý và cho ra kết quả thống kê suy diễn.
Phần mô tả mẫu đã giúp chúng ta có cái nhìn tổng qt về mẫu nghiên cứu theo giới tính, độ tuổi, thu nhập bình quân hàng tháng, tần suất sử dụng trà sữa, lí do sử dụng trà sữa và mức độ ưa thích đối với một số thương hiệu trà sữa có cơ sở xung quanh trường Đại học Thương Mại. Phần này cũng cho thấy quyết định mua trà sữa
của sinh viên trong mẫu nhìn chung là chịu nhiều ảnh hưởng từ nhiều nhân tố. Việc xác định hệ số Cronbach's alpha và phân tích nhân tố đã giúp ta khẳng
định được sáu nhân tố từ thang đo ban đầu có độ tin cậy trong việc đo lường sự ảnh hưởng đến quyết định mua. Đó là chính sách xúc tiến, khơng gian cửa hàng, tập hàng
hóa, sự tin cậy, giá cả và nhân viên
Phân tích hồi quy tuyến tính được tiến hành với phương pháp bình phương bé nhất thơng thường OSL đã giúp ta có được phương trình hồi quy tuyến tính cũng như
54
quả phân tích hồi quy cho thấy có ba nhân tố có cường độ ảnh hưởng mạnh đến quyết
định mua sản phẩm trà sữa của sinh viên Trường Đại học Thương Mại là sự tin cậy,
chính sách xúc tiến, khơng gian cửa hàng. Ba nhân tố cịn lại cũng có ảnh hưởng đến quyết định mua.
Cuối cùng, phần thông kê suy diễn được tiến hành bằng các kiểm định về giá trị trung bình và sự khác nhau về mức độ ảnh hưởng đến quyết định mua giữa các nhân tố thuộc các tổng thể con khác nhau. Các công cụ kiểm định giả thuyết về trung bình tổng thể như Independent-samples T-Test và phân tích ANOVA đã được sử dụng.
55
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ KẾT LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐẢNH HƯỞNG
TỚI QUYẾT ĐỊNH MUA SẢN PHẨM TRÀ SỮA CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI.
3.1. Thực trạng về các nhân tốảnh hưởng tới quyết định mua sản phẩm trà sữa của sinh viên trường Đại học Thương mại.