Giá cả sản phẩm

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA SẢN PHẨM TRÀ SỮA CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI (Trang 66 - 68)

8. KẾT CẤU ĐỀ TÀI

3.1. Thực trạng về các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định mua sản phẩm trà sữa của

3.1.5. Giá cả sản phẩm

Xét về mặt chi phí, nhiều người cho rằng giá thành của một ly trà sữa có lẽ

chỉ…. 4.000-5.000 đồng nhưng giá bán ra lên đến 40.000-50.000 đồng và kết luận đây là một loại hình kinh doanh… siêu lợi nhuận. Nhưng trên thực tế, theo ước tính của

các công ty nghiên cứu thị trường, hơn một nửa cửa hàng trà sữa đang được xây dựng qua hình thức nhượng quyền kinh doanh với tổng chi phí đầu tư sẽ khơng dưới vài tỷ

đồng.

Ngồi những khoản ban đầu như mặt bằng, chi phí "setup" cửa hàng, đầu tư trang thiết bị kinh doanh, thuê nhân viên thông thường các cửa hàng nhận nhượng

59

quyền phải chi thêm ba khoản khác là phí nhượng quyền thương hiệu, phí quản lý

thương hiệu và chi phí nguyên liệu bắt buộc phải mua từ đối tác nhượng quyền.

Phí nhượng quyền thương hiệu thường áp dụng cho từng cửa hàng riêng biệt với các khung thời gian một, ba năm hoặc vĩnh viễn. Ví dụ, để nhận nhượng quyền thương hiệu Ding Tea, khoản phí bắt buộc áp dụng vĩnh viễn cho một cửa hàng là 20.000 USD, trong khi một số thương hiệu khác như TocoToco áp dụng khung phí nhượng quyền từ 160 đến 300 triệu đồng cho ba năm tùy khu vực, KoiCha - một thương hiệu trà sữa từ Nhật Bản - áp dụng khung phí một tỷ đồng cho một cửa hàng trong 5 năm.

Khác với phí nhượng quyền thương hiệu thường là khoản chi một lần trong thời gian cố định, phí quản lý thương hiệu với một số nhãn hàng lớn lại không cố định. Với

thương hiệu trà sữa Ding Tea thì phí quản lý là 100 USD/tháng

Ngoài hai khoản phí trên, đa số thương hiệu đều yêu cầu các cửa hàng phải nhập nguyên liệu trực tiếp, một số cịn u cầu phải mua máy móc pha chế trực tiếp để đảm bảo chất lượng đồng đều giữa các cửa hàng nhượng quyền và chuỗi cửa hàng thương hiệu gốc. Khoản chi cho nguyên liệu dao động từ 20.000 đến 30.000 USD cho khung thời gian ba tháng như Ding Tea, hoặc gần 200 triệu như TocoToco trong đợt lấy nguyên liệu đầu tiên.

Điểm hấp dẫn chính là khách hàng giờ đây đã chấp nhận trà sữa, hoạt động theo mơ hình hiện đại, thiết kế bắt mắt, có thương hiệu… Với mức giá dao động từ 30.000- 60.000 đồng mỗi cốc trà sữa, để đảm bảo khả năng sinh lời, doanh số bán ra có thể lên

tới vài trăm cốc mỗi ngày. Theo một chuyên gia thẩm định đầu tư, tổng chi phí đầu tư

ban đầu cho một quản trà sữa vào khoảng một tỷ đồng, nếu có thể tận dụng luồng khách hàng đông đảo như hiện nay thì thời gian thu hồi vốn chỉ vào khoảng 12-18

tháng.

Kết quả điều tra cho thấy, khi có nhu cầu mua trà sữa của đối tượng nghiên cứu, các khách hàng thường cân nhắc nhiều yếu tố khác nhau liên quan đến sản phẩm. Tuy nhiên, một số tiêu chí mà khách hàng có sự quan tâm nhiều phải kể đến như giá cả thấp hơn so với các sản phẩm tương tự từ thương hiệu khác(3.36 ); giá cả phù hợp với lợi ích có từ sản phẩm (3.45); giá cả ổn định, ít biến động (3.52); giá cả phù hợp với khả năng chi tiêu của sinh viên (3.80 )

60

Hình 3.5: Thực trạng mức độ ảnh hưởng của giá cả

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA SẢN PHẨM TRÀ SỮA CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI (Trang 66 - 68)