Kết luận về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm trà sữa của sinh

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA SẢN PHẨM TRÀ SỮA CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI (Trang 69 - 71)

8. KẾT CẤU ĐỀ TÀI

3.2. Kết luận về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm trà sữa của sinh

sinh viên Trường Đại học Thương Mại

3.2.1. Định v các nhân tảnh hưởng ti quyết định mua sn phm trà sa ca

sinh viên Trường Đại học Thương Mại

Dựa trên kết quả phân tích thực trạng ở chương 2 cho thấy, việc mua sản phẩm trà sữa của sinh viên chịu sự chi phối của rất nhiều yếu tố khác nhau. Dựa trên lý thuyết tâm lý và hành vi mua của người tiêu dùng và kết quả điều tra khách hàng thì thực chất những điều mà sinh viên cần khi đi mua sản phẩm này bao gồm:

Thứ nhất là mức độ tin cậy mà doanh nghiệp tạo ra cho khách hàng khi mua sản phẩm

Thứ hai là phân phối sản phẩm thuận tiện cũng như không gian mua sắm tiện lợi cho khách hàng lựa chọn và mua sản phẩm

Thứ ba, chính sách xúc tiến thương mại giúp cho các thương hiệu truyền đạt những giá trị của sản phẩm và thuyết phục được khách hàng

Thứ tư là chất lượng và những cam kết về tiêu chuẩn sản phẩm cũng như tính minh bạch trong nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm trà sữa

Thứ năm là giá cả sản phẩm hợp lý và phù hợp với mức thu nhập bình quân của khách hàng và mức dộ ổn định của giá cả sản phẩm trà sữa

Thứ sáu là tinh thần, thái độ của mức độ nhiệt tình của đội ngũ nhân viên bán hàng, phục vụ.

Dựa vào lý thuyết nhu cầu của Maslow, lý thuyết về hành vi tiêu dùng của Philip Kotler, kết quả phân tích các đặc tính của khách hàng cho thấy quyết định mua sắm của khách hàng cũng sẽ có những thay đổi nhất định. Giá trị khách hàng hướng

đến có xu hướng tăng dần về giá trị tâm lý từ những lợi ích tinh thần, thời gian và công

sức. Nghĩa là dưới góc độ tổng thể, ngồi giá cả, tập hàng hóa là vấn đề khách hàng

quan tâm hàng đầu và do đó trở thành nhân tố trọng yếu tạo ra giá trị cho khách hàng

và lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp thì khách hàng sẽ quan tâm hơn tới các yếu tố của không gian cửa hàng, nhân viên, sự tin cậy và các chính sách xúc tiến. Những yếu tố này sẽ tạo lợi thế cho các doanh nghiệp.

3.2.2. Các kiến ngh t kết qu nghiên cu 3.2.2.1. S tin cy 3.2.2.1. S tin cy

Đối với nét văn hóa lâu đời trọng chữtín, các thương hiệu trà sữa khi tham gia kinh doanh tại thị trường Việt Nam, đặc biệt là thủ đô Hà Nội, cần khẳng định đây là

tiêu chí hàng đầu. Để khách hàng có thể hồn tồn tin tưởng vào từng sản phẩm, các thương hiệu nên công khai với khách hàng mọi thứ từ cách pha chế đến những nguyên

liệu nhỏ nhất, quá trình pha chế ngay sau quầy thanh toán cũng đem đến cho khách hàng sự yên tâm khi sử dụng. Mọi sai sót cần nhận được phản hồi tích cực và giải quyết nhanh chóng đem đến trải nghiệm tốt nhất cho người tiêu dùng.

62

Ngoài ra, sự tin cậy có thể được khẳng định qua những tiêu chuẩn của nhà nước,

điển hình có trường hợp thương hiệu trà sữa Mr Good Tea được cấp Giải thưởng Cúp

vàng Sản phẩm tin cậy, dịch vụ hoàn hảo, nhãn hiệu ưa dùng năm 2016 do Trung ương Hội sở hữu trí tuệ Việt Nam, đó chính là điểm gia tăng độ tin cậy cho các thương hiệu.

3.2.2.2. Không gian ca hàng

Theo kết quả nghiên cứu về khơng gian cửa hàng, thứ nhất nhóm kiến nghị về

lựa chọn vị trí của cửa hàng. Do Hà Nội là một thành phố lớn trên triệu dân, là nơi tập

trung các trường đại học, các công ty lớn,…nên khi lựa chọn vị trí cửa hàng, các thương hiệu có rất nhiều thuận lợi để tiếp cận được tập khách hàng rộng lớn. Tuy nhiên, cũng chính đặc điểm này, các thương hiệu cũng rất khó khăn trong việc mua đất,

thuê mặt bằng ở các tuyến phố trung tâm. Do đó, việc thiết kế và bày trí cần được lưu tâm hết sức để tận dụng tối đa không gian. Các thương hiệu nên lựa chọn sắp xếp bàn ghế tạo nên sự riêng tư giữa các nhóm khách hàng, cung cấp đầy đủ tiện nghi đáp ứng

đa dạng nhu cầu như nghỉ ngơi, tự tập bạn bè tâm sự, tổ chức hội nhóm,... Để dễ dàng

in sâu vào tâm trí khách hàng nét khác biệt của mình, các thương hiệu cần quan tâm nhiều hơn đến ấn tượng thẩm mĩ của giới trẻ, thông qua lựa chọn, thiết kế các loại đèn chiếu sáng, tranh ảnh trang trí, màu sắc thiết kế chủ đạo, thể hiện đồng bộ thông điệp truyền thông ở hệ thống chuỗi các cơ sở. Đối với những khách hàng có nhu cầu thưởng thức trà sữa tại qn, việc khơng gian mở ngồi trời hay đảm bảo một khơng gian sạch sẽ, thống mát, tránh cảm giác bí bách, ngột ngạt bất kể thời tiết nào cũng là một trong những nhân tố quan trọng cần lưu tâm để tạo nên lợi thế cạnh tranh.

3.2.2.3. Chính sách xúc tiến

Để có thể nâng cao mức độ thỏa mãn và thái độ của khách hàng đối với mặt

hàng trà sữa, các thương hiệu cần sáng tạo thêm các chiến dịch quảng bá, các hoạt

động xúc tiến hàng hóa để phát triển hình ảnh thương hiệu, khơng chỉ qua các trang

mạng trực tuyến, báo chí mà cịn qua quảng cáo trên truyền hình,... từ đó tiếp cận với tập khách hàng tiềm năng ở ngồi đơ thị lớn. Ngồi ra, các thương hiệu cũng nên tính

tốn, phân tích thị trường để nắm bắt kịp thời các cơ hội mở các chương trình khuyến mại ưu đãi thu hút thêm khách hàng.

3.2.2.4. Tp hàng hóa

Các thương hiệu trà sữa cần nỗ lực hơn nữa trong việc sáng tạo những hương vị

mới mẻ để tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm chứ không chỉ dừng ở việc lưu giữ lại

những hương vị truyền thống. Bên cạnh đó, việc phát triển sản phẩm cần chú trọng

hơn nữa vào đa dạng hóa các lựa chọn đối với từng đối tượng khách hàng. Khách hàng

có thể tham gia vào việc lựa chọn cho phù hợp với khẩu vị, sở thích của mình các thành phần như mức đường, đá,…Hơn nữa, vấn đề về sức khỏe đang là sự quan tâm

hàng đầu đối với bất kì dịng sản phẩm tiêu dùng đặc biệt là thực phẩm ảnh hưởng trực

tiếp đến người sử dụng. Vì thế, các thương hiệu trà sữa nên quan tâm hơn tới các khâu từ khâu lựa chọ và xử lí kĩ lưỡng các nguyên vật liệu tới khi có sản phẩm cuối cùng

63

đạt các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt đối với thị trường Việt Nam, các thương hiệu có thể tận dụng nguồn nguyên liệu ngay tại 150.000 ha đất trồng chè ở

Việt Nam để có thể kiểm soát được mùi thơm và hương vị ngay từ khi trồng và thu hoạch. Đến cơng đoạn chế biến thì có thể phát triển hơn nữa các lợi ích vốn có của trà

xanh như: giải khát, thanh nhiệt, làm đẹp da, chống lão hóa, thanh lọc cơ thể,…qua các

dịng sản phẩm như: khơng đường, ít béo, khơng caffein,…

Để tạo ra sự khác biệt đối với các thương hiệu còn lại, mỗi thương hiệu trà sữa

cần đổi mới, sáng tạo hơn nữa khi thiết kế vỏ cốc, ống hút, túi dành cho khách đựng đồ. Bài toán cân bằng giữa lợi nhuận thu được với đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội cũng được đặt ra khi các thương hiệu phát triển sản phẩm. Trong đó, yếu tố mơi

trường cũng cần phải chú trọng như: phát triển cốc giấy, túi đựng bằng vải để có thể

tái sử dụng nhiều lần.

Ngồi ra, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng, các yếu tố như hiện đại

hóa các trang thiết bị, cập nhật công nghệ như lọc trà cũng vô cùng cần thiết.

3.2.2.5. Giá c

Hiện nay, so với mặt bằng chung trong nền công nghiệp thực phẩm, giá cả của trà sữa có thể đánh giá khơng hề đắt, nhưng đối với các bạn học sinh sinh viên cũng

không phải là rẻ để thưởng thức thường xuyên những món đồ uống này. Do đó các thương hiệu nên phát triển đa dạng hơn nữa các dịng sản phẩm có mức giá phù hợp hơn khi mong muốn tiếp cận đối tượng khách hàng là học sinh sinh viên.

3.2.2.6. Nhân viên

Có thể nói cơng tác quản trị các nhân viên tuyến đầu là nhân tố quan trọng khi các thương hiệu trà sữa muốn nâng cao mức độ ưa thích của khách hàng.

Không chỉ đào tạo về kiến thức và kỹ năng pha chế, doanh nghiệp kinh doanh mặt

hàng trà sữa còn cần chú trọng đào tạo nhân viên về thái độ phục vụ với khách hàng,

làm sao để khách hàng hài lòng nhất. Nhân viên cần hiểu rõ về từng loại đồ uống, cách thức uống và ln nhiệt tình tư vấn, chu đáo chăm sóc đến khi khách hàng ưng ý. Cải thiện và nâng cao dịch vụ từng bước một qua những đóng góp ý kiến của người tiêu dùng và những nhân tố trên, các thương hiệu trà sữa sẽ có thể khai thác được tốt hơn thị trường trà sữa đang dần đi vào thời kì bão hịa này.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA SẢN PHẨM TRÀ SỮA CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI (Trang 69 - 71)