Bài học đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Hà Nội (Trang 45 - 48)

1.3. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số NHTM nước ngoà

1.3.2. Bài học đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam

Thông qua kinh nghiệm quản lý RRTD của các nước trên, có thể rút ra bài học

cho các NHTM ở Việt Nam như sau:

Thứ nhất xây dựng ý thức về quản lý rủi ro tín dụng tới từng cán bộ.

các nhân viên Ngân hàng cần được đào tạo để nắm vững các kiến thức hiểu biết về rủi

ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng. Các nhân viên cần xác định nguyên nhân, đánh

giá rủi ro trong từng sản phẩm tín dụng, quy trình tín dụng và quản lý tín dụng.

Thứ hai áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Các ngân hàng nên tiến hành cho điểm, xếp hạng rủi ro và xác định hạn mức

tín dụng đối với tất cả các khách hàng nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí và cũng để

hạn chế sự tham gia của con người vào trong quá trình đánh giá, ra quyết định, tránh

các rủi ro do tính chủ quan.

Thứ ba chú ý hơn đến việc phân quyền phán quyết tín dụng

Phân quyền phán quyết tín dụng giúp tiết kiệm thời gian cũng như tăng tính

trách nhiệm đối với các cán bộ tín dụng về quyết định của mình, phát huy tính sáng tạo, chủ động trong cho vay của họ.

Thứ tư xây dựng một hệ thống CNTT hiện đại.

Hệ thống CNTT hiện đại giúp cho các cán bộ ngân hàng có thể dễ dàng tra cứu tìm kiếm thơng tin liên quan đến khách hàng. Ngoài ra, một hệ thống CNTT

hiện đại cũng giúp nâng cao chất lượng công tác phân tích, thẩm định khách hàng, giảm thiểu rủi ro do thiếu thông tin. Hệ thống thông tin công nghệ cần được bảo dưỡng và cập nhật thường xuyên.

Thứ năm ngân hàng nên tổ chức thu thập thông tin thông qua tiếp xúc trực

tiếp với khách hàng

Các NHTM nên thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, thông qua gặp gỡ trao đổi cán bộ ngân hàng có thể phát hiện ra những biểu hiện, nguy cơ tạo rủi ro. Từ đó,

có thể có những biện pháp xử lý kịp thời.

Thứ sáu: Ngân hàng cần hạn chế tối đa các nguyên nhân RRTD t ên ngoài. ừ b

Các nguyên nhân RRTD từ bên ngồi xảy ra do mơi trường tự nhiên, môi

trường kinh tế xã hội... có những biến động thất thường. Ngân hàng cần xây dựng các phương án, đưa ra các tình huống để sẵn sàng đối phó cũng như khắc phục kịp

thời hậu quả do các lỗi truyền thông, thiên tai, hỏa hoạn… gây ra. Giải pháp cơ bản

cho việc đưa ra quyết định là công nhận rủi ro, giảm thiểu rủi ro bằng mở rộng hệ

thống kiểm sốt, nâng cao chất lượng cơng nghệ thơng tin…

Đây là lúc hệ thống ngân hàng cần nhìn nhận lại và rút ra những bài học kinh

nghiệm trong củng cố khả năng quản trị rủi ro nhằm hướng tới mục tiêu an toàn hiệu quả. Trên thực tế các NHTM Việt Nam cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với hoạt động tín dụng bất động sản. Hơn thế, các NHTM Việt Nam cũng dùng hệ thống

chấm điểm tín dụng để đánh giá khách hàng vay. Tuy nhiên, hệ thống điểm số này có quá nhiều bất cập nên cũng khơng phản ánh được chất lượng tín dụng bất động

sản. Hệ thống chấm điểm tín dụng hàm chứa quá nhiều nhược điểm, nhưng lại là cơ

sở để ra quyết định cho vay, vì thế có thể xuất hiện những trường hợp "nợ dưới

chuẩn".

Tóm lại, trong chương 1 đã khái quát về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín

dụng đồng thời nêu ra kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của một số nước trên thế

giới. Có thể nói rằng tín dụng là một hoạt động rất quan trọng trong hoạt động kinh

doanh của ngân hàng, nhưng lại chứa đựng rất nhiều rủi ro, nó khơng chỉ gây thiệt

hại, ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng, của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến hoạt động kinh t ã hế x ội. Xuất phát từ những phân tích, đánh giá về bản chất,

dấu hiệu, nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, các ngân hàng sẽ lựa chọn các giải

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CƠNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NƠNG NGHIỆP VÀ

PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN HÀ N ỘI

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Hà Nội (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)