TÍNH Ỳ TÂM LÍ TRONG HOẠT ĐỘNG SÁNG TẠO

Một phần của tài liệu Giao trinh tam ly hoc sang tao huynh van son (Trang 67 - 68)

GIÁO TRÌNH TÂM LÍ HỌC SÁNG TẠO à Chương 3. CÁC VẤN ĐỀ TÂM LÍ TRONG HOẠT ĐỘNG SÁNG TẠO

Câu hỏi giản đơn mà nhiều người thường tự đặt ra cho chính mình để rồi giải thích và tự giận chính mình là "Sao mình khơng thể giải được bài toán này?". Thực chất vấn đề là khơng phải vì bài tốn q khó, vì năng lực của con người có hạn và càng khơng phải là con người mất tập trung mà chỉ vì lí do đơn giản: con người đã bị tính ỳ chi phối.

Tính ỳ là gì và nó có trong chúng ta hay khơng, đâu là biện pháp để giải quyết vấn đề thuộc về tính ỳ?

Khi tiếp cận bài tốn, nhiều người khơng thể đưa ra đáp án chính xác mà cịn đưa ra những giả định rất "vui vẻ" và "khơng hợp lí dù chỉ là một ít". Điều dễ thấy ở đây là do ý niệm đã chi phối rất nhiều. Lúc đầu, khi mới tiếp cận đối tượng, do những kinh nghiệm chi phối về tính khái quát cho nên con người hồn tồn có thể dễ bị ỳ, đó chính là sự bảo thủ một cách rõ rệt. Tuy nhiên, nếu đối ngược với bảo thủ, con người lại suy diễn một cách quá mức thì vấn đề càng không thể giải quyết. Lúc bấy giờ tính ỳ lại bắt đầu chi phối. Dù muốn dù khơng, khi tính ỳ xuất hiện, con người thường trả giá rất đắt cho những thói quen của chính mình trong quá trình suy nghĩ và giải quyết vấn đề.

2.1. Tính ỳ

Tính ỳ là một thuộc tính nhất định của một hệ thống, một sự vật.Tính ỳ là yếu tố trì nặng làm giảm sức hoạt động hoặc chuyển động của một hệ, một sự vật hay một con người.

Tính ỳ là thuộc tính tồn tại rất tự nhiên ở một cá nhân, một sự vật hay một hệ thống.Sự tồn tại này như một hiện tượng bình thường trong cuộc sống.Tuy vậy, tính ỳ có thể gây khó khăn - có hại nhưng lại cũng có lợi. Tính ỳ có thể giúp con người bảo lưu ý kiến, khẳng định tính đúng đắn và hợp lí của vấn đề đã giải quyết.

2.2. Tính ỳ tâm lí

Tính ỳ tâm lí là một thuộc tính trong cá nhân, nó làm cho hoạt động của cá nhân thiếu tính linh hoạt, sáng tạo. Yếu tố tâm lí trong tính ỳ này rất đa dạng, nó thuộc về phương diện khả năng tinh thần của con người.

Người nào cũng có tính ỳ tâm lí, tính ỳ này thường cản trở q trình tư duy sáng tạo và đổi mới. Điều này cho thấy tính ỳ tâm lí là thuộc tính nhất định trong con người nên con người phải lưu tâm và có biện pháp làm giảm tác hại tính ỳ tâm lí của chính mình.

Bên cạnh đó, trong những trường hợp mà ta gặp phải một người đang có tính ỳ tâm lí thì nên có thái độ bao dung. Tránh để lại ấn tượng xấu về tính ỳ của mình và cũng tránh để người khác lợi dụng tính ỳ tâm lí của mình.

Những trường hợp khác nhau cho thấy tính ỳ tâm lí một khi đã hình thành, nó có thể trở nên vơ cùng vững chắc. Trong nhiều năm trời ròng rã, nhiều người chỉ cố gắng chăm chỉ "hướng" theo một "nếp nghĩ rất thường tình" mà họ cứ đinh ninh đó là hướng đi đúng. Tính ỳ của con người thường được bảo vệ bởi những lí do tưởng chừng rất có lí, nó thường diễn ra theo một kiểu suy luận cứng nhắc nếu khơng muốn nói là rập khn rằng "Khi ta nói đến... nghĩa là nói đến..." hay "nếu như... thì sẽ..." hoặc "chỉ có cách là..." Ngay cả khi cơ sở của vấn đề không vững vàng nhưng nhác thấy gần giống quy luật thì nhiều người đã kiên quyết hành động hoặc suy nghĩ theo hướng đã biết là thế nên bị "ỳ" lại có thể xảy ra.

Có thể phân loại tính ỳ tâm lí của con người thành hai loại sau: tính ỳ thừa và tính ỳ thiếu.

Một phần của tài liệu Giao trinh tam ly hoc sang tao huynh van son (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)