TƯỞNG SÁNG TẠO VÀ MỘT VÀI VẤN ĐỀ TÂM LÍ CÁ NHÂN

Một phần của tài liệu Giao trinh tam ly hoc sang tao huynh van son (Trang 95 - 96)

- Bước 5: Tổng kết và kết thúc buổi làm việc.

3 TƯỞNG SÁNG TẠO VÀ MỘT VÀI VẤN ĐỀ TÂM LÍ CÁ NHÂN

GIÁO TRÌNH TÂM LÍ HỌC SÁNG TẠO à Chương 4. NHÂN CÁCH SÁNG TẠO VÀ SỰ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH

3.1. Ý tưởng sáng tạo

Có thể nói mấu chốt của hoạt động sáng tạo chính là ý tưởng. Những nghiên cứu tâm lí cho thấy chỉ khi ý tưởng xuất hiện thì hoạt động sáng tạo mới được thực thi một cách thực sự. Ý tưởng sáng tạo dù giản đơn hay phức tạp thì chính nó là điểm mấu chốt của hoạt động sáng tạo vì nó vừa là cơ sở, vừa là đích đến của sáng tạo.

Trong hoạt động của con người, có thể nói rằng vấn đề ý tưởng sáng tạo cũng tạo ra sự tranh cãi một cách quyết liệt. Sự hơn thua giữa nhiều cá nhân cùng sự tranh chấp ý tưởng đang diễn ra một cách hết sức phức tạp. Để đưa ra những ý tưởng sáng tạo hay để kích thích những ý tưởng sáng tạo nảy sinh cần chú ý và quan tâm đến những yêu cầu: đừng vội phán xét khi phát triển ý tưởng, càng tạo ra nhiều ý tưởng càng tốt, hãy ghi chép hoặc lưu giữ ý tưởng khi chúng xuất hiện, luôn phát triển những ý tưởng đang được lưu giữ...

Thói quen của nhiều người là hay chỉ trích hoặc phê bình ý tưởng của người khác mà khơng có sự chân thành theo hướng chấp nhận. Ở đây, chính thái độ chỉ trích, phê phán một chiều sẽ là yếu tố tiêu diệt ý tưởng sáng tạo và cả sự sáng tạo một cách nghiệt ngã. Bản năng phê phán ngay tức khắc những ý tưởng sẽ làm cho việc rơi rớt những ý tưởng xuất hiện, đó là chưa kể đến việc làm cho chính người phát kiến ý tưởng chán nản và mất hết động lực để phát kiến ý tưởng nảy sinh. Nếu điều này tiếp tục xảy ra thì những ý tưởng đột phá sẽ bị giết chết mà thay vào đó là những ý tưởng yếu, an toàn và dè dặt được lựa chọn.

Theo một nguyên lí phát kiến ý tưởng, suy nghĩ của con người được diễn ra một cách liên tục, tự do. Trong nhiều trường hợp, con người có thể đưa ra các ý tưởng hoàn toàn độc lập hoặc dựa trên ý tưởng đã có hoặc của những cá nhân khác để tạo ra nhiều ý tưởng mới.Ý tưởng mới có thể bật lên từ ý tưởng đã có, khơi dậy thêm nhiều ý tưởng phụ và sự kết hợp giữa các ý tưởng có thể diễn ra một cách liên tục. Thế nhưng để ý tưởng liên tục diễn ra nhất thiết cần phải dẹp qua bản năng ưa chỉ trích hay phán xét vội vàng mà chấp nhận ngay cả những ý tưởng hiển nhiên và mới lạ của chính mình và của cả người khác. Khi đã có ý tưởng, điều quan trọng kế tiếp cần thực hiện là chuyển sang bước tư duy thực tiễn, đánh giá, nhận xét để định lượng những giá trị của ý tưởng.

Cũng nên nhớ rằng việc xem xét giá trị của ý tưởng có thể rất chủ quan cho nên khơng vội vàng bỏ qua bất kì ý tưởng nào mà phải ln lưu giữ theo kiểu "cất kho" có mã số. Có thể những ý tưởng khơng bao giờ đủ cho nên để có kho tư liệu nhằm đánh giá thì những ý tưởng cần được chính chủ thể sáng tạo đặt ra chỉ tiêu. Trong những ý tưởng được xem xét, những ý tưởng đầu tiên thường có chất lượng kém hơn những ý tưởng sau và có thể những ý tưởng ban đầu chưa phải là ý tưởng đích thực nhưng chắc chắn rằng nó là cơ sở quan trọng cho dòng chảy liên tục của những ý tưởng. Nếu định lượng những ý tưởng, có thể chia thành ba phần: Những ý tưởng đầu tiên là những ý tưởng cũ, lặp lại; Một phần ba kế tiếp là ý tường thú vị, sáng tạo và một phần ba cuối cùng là những thấu hiểu sâu sắc đầy phức tạp.

Một phương châm cũng khá quan trọng khi đề cập đến việc chọn lựa ý tưởng hay kết hợp ý tưởng là hãy "dàn" các ý tưởng để nhìn nó một cách sâu sắc nhất. Điều này đòi hỏi chủ thể ý tưởng phải chọn ngay những ý tưởng với các thuộc tính có quan hệ gần với các thuộc tính ủa đối tượng, áp dụng những ý tưởng vào thực tế dù là một phần hay trọn vẹn, sau đó là kết hợp hoặc sử dụng các thuộc tính hoặc phương thức tương ứng từ một hay nhiều ý tưởng.

Rõ ràng ý tưởng và con đường đi tìm ý tưởng khơng phải là đơn giản nhưng sẽ hồn toàn khả thi nếu như mỗi cá nhân cần chú ý đến những thói quen đơn giản:

- Khơng vội vàng nhận xét khi tìm ý tưởng;

- Càng tạo ra hay càng phát kiến nhiều ý tưởng càng tốt;

- Lập danh sách những ý tưởng khi chúng xuất hiện và lưu giữ chúng lại; - Liên tục xây dựng hoặc phát triển ý tưởng của mình;

- Áp dụng ý tưởng hoặc kết hợp các ý tưởng sao cho mềm mại, linh hoạt trong thực tế.

3.2. Một vài vấn đề tâm lí cá nhân trong sáng tạo

Có những giả định khác nhau về nhân cách sáng tạo. Con người sáng tạo hay những giây phút đặc biệt khi cá nhân đang sáng tạo. Đó có thể là sự ngẫu hứng, thăng hoa, đó có thể là một chút phiêu linh, một chút "cuồng" nhưng chắc chắn rằng những yếu tố tâm lí của cá nhân vẫn phải ln được đảm bảo thì sự sáng tạo mới có thể xuất hiện hoặc được đột khởi.

Một phần của tài liệu Giao trinh tam ly hoc sang tao huynh van son (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)