- Bước 5: Tổng kết và kết thúc buổi làm việc.
b. Dạy học giải quyết vấn đề
Vấn đề trong dạy học được hiểu như một trạng thái yêu cầu trở thành câu hỏi đối với một cá nhân. Để giải quyết vấn đề thì quá trình thực hiện vượt quá trạng thái xuất phát để đi đến trạng thái mục đích là khơng hoặc khơng trực tiếp đạt được vì con đường giải quyết khơng được ghi nhớ trước đó.
Giải quyết vấn đề được hiểu là quá trình tiếp nhận và chế biến thơng tin, kiến thức, phương pháp một cách tích cực trong khi tìm giải pháp cho một vấn đề và kết thúc khi chủ thể ra khỏi trạng thái có vấn đề.
Thực chất của q trình sáng tạo hay hoạt động sáng tạo là quá trình giải quyết vấn đề. Việc tập luyện cho học sinh quen dần với kiểu dạy học giải quyết vấn đề nghĩa là tập cho học sinh nắm chắc các bước cơ bản của quá trình giải quyết vấn đề để vận dụng vào quá trình sáng tạo. Các bước cơ bản của quá trình giải quyết vấn đề là:
- Nhận ra vấn đề; - Phân tích vấn đề;
- Đưa ra ý tướng giải quyết và kế hoạch giải quyết; - Thực hiện kế hoạch giải quyết;
- Giải quyết vấn đề cụ thể; - Kiểm tra và đánh giá kết quả.
Trong quá trình dạy học giải quyết vấn đề thì khả năng sáng tạo và đặc biệt là tư duy sáng tạo của người học sẽ phát triển một cách đặc biệt do khả năng tìm ra những hình ảnh, phương thức mới của ý tưởng giải quyết mới cho "bài toán" vấn đề trở thành hiện thực. Từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng của việc giải quyết vấn đề đòi hỏi chủ thể phải tiến hành tư duy độc lập và sáng tạo. Trong quá trình tìm kiếm lời giải thì loại tư duy phân kì sẽ được phát huy để tìm ra những phương án thoát ra khỏi những kinh nghiệm thơng thường. Chính nhờ vào tư duy phân kì thì các ý tưởng giải quyết vấn đề sẽ được đưa ra một cách tối đa từ đó tính sáng tạo và tư duy sáng tạo được phát triển một cách hiệu quả.
5.3. Định hướng rèn luyện khả năng sáng tạo của học sinh* Rèn luyện khả năng phỏng đoán, suy đoán * Rèn luyện khả năng phỏng đoán, suy đoán
Khả năng phỏng đoán, suy đoán giúp cho việc nhận thức vấn đề sẽ nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn.Ngồi ra, việc phỏng đốn, suy đoán giúp người được rèn luyện sẽ nâng cao tính logic của tư duy, đặc biệt là khả năng nhìn nhận vấn đề đa chiều một cách hiệu quả hơn. Đây chính là cơ sở quan trọng để nền tảng của hoạt động sáng tạo được vun đắp.
* Rèn luyện khả năng lưu loát của ý tưởng
Khả năng lưu loát của ý tưởng sẽ được thực hiện một cách hiệu quả thông qua hành động tư duy phân kì để tìm những lời giải mang tính chất phương án.
Sự lưu loát của ý tưởng cho phép chủ thể sẽ ln ln có khả năng đáp ứng về sự sáng tạo và điều này sẽ tạo ra những sản phẩm một cách liên tục. Sự lưu loát của ý tưởng sẽ thôi thúc học sinh nhìn nhận vấn đề một cách logic, nắm bắt mấu chốt vấn đề, phát kiến ý tưởng cũng như đi đến việc chọn phương án tối ưu với những ý tưởng đã có.
* Rèn luyện khả năng phản biện theo hướng cải tiến liên tục
Thực chất của việc sáng tạo là ln tìm ra cái mới. Cái mới ngày hơm nay sẽ trở nên cũ và khơng cịn hiệu ứng một cách trọn vẹn ở ngày mai.Chính vì vậy, việc cải tiến liên tục một sản phẩm nào đó dựa trên hành động phản biện là yêu cầu cần thiết. Nếu hành động phản biện được thực hiện theo xu hướng tích cực để chấp nhận cái tốt hơn, hiệu quả hơn thì sản phẩm mới của sự sáng tạo sẽ xuất hiện. Điều này hồn tồn có thể thực hiện một cách rất dễ dàng từ những bài tập đơn giản ngay trong q trình trị chuyện, giao bài
tập hay thậm chí là việc thảo luận trên lớp học.
Chương 5. TÂM LÍ HỌC SÁNG TẠO VÀ CUỘC SỐNG
GIÁO TRÌNH TÂM LÍ HỌC SÁNG TẠO