Tâm lí cạnh tranh

Một phần của tài liệu Giao trinh tam ly hoc sang tao huynh van son (Trang 97 - 99)

- Bước 5: Tổng kết và kết thúc buổi làm việc.

c. Tâm lí cạnh tranh

Nếu như thói quen làm hạn chế sáng tạo là thói quen phê bình hay phủ nhận ý tưởng thì một yếu tố tâm lí có phần thúc đẩy sự sáng tạo trong tâm lí cá nhân đó chính là sự cạnh tranh. Có thể nói rằng, nhu cầu cạnh tranh gắn chặt với nhu cầu tự khẳng định và chinh phục.Điều này có nghĩa là sự cạnh tranh khơng chỉ diễn ra với chính mình mà cịn diễn ra trong quan hệ với người khác. Có thể nhận thấy, chính sự cạnh tranh làm cho ý tưởng sáng tạo được "tn" ra một cách liên tục để có thể đáp ứng thực tế hoặc làm "thoả lịng" cửa những ước mong tâm lí,...

Trong mơi trường cạnh tranh, rõ ràng chủ thể sáng tạo sẽ ln ln có một động lực để vượt qua những thách thức từ thực tế. Cạnh tranh phân tích dưới góc độ đầu tiên đó có thể là sự thi đua giữa các cá nhân, giữa các nhóm. Từ đây, các giải pháp sáng tạo sẽ được xem là kết quả của hoạt động sáng tạo mà từng cá nhân và cả nhóm đều rất nỗ lực phát triển. Cạnh tranh cũng có thể hiểu đó là việc "kèn cựa" để thuyết phục lẫn nhau nhằm tìm ra được giải pháp hợp lí hay ý tưởng tuyệt vời. Trong quá trình cạnh tranh - nếu là sự

cạnh tranh lành mạnh thì những phản biện khơng làm nao ý chí của chủ thể sáng tạo và cùng trong hồn cảnh đó - những cải tiến lại được tiếp tục xuất hiện để giải pháp được hồn thiện hơn và cũng khơng loại trừ trường hợp những ý tưởng tổng hợp hay những ý tưởng hoàn toàn mới lại xuất hiện một cách đầy lí thú.

Một phần của tài liệu Giao trinh tam ly hoc sang tao huynh van son (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)