Thẩm định phát minh, sáng chế

Một phần của tài liệu Giao trinh tam ly hoc sang tao huynh van son (Trang 101 - 103)

- Bước 5: Tổng kết và kết thúc buổi làm việc.

4. ĐO LƯỜNG NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA CON NGƯỜ

4.2. Thẩm định phát minh, sáng chế

Có thể nói xã hội ngày càng phát triển thì lại càng địi hỏi có những phát minh mới phục vụ cho đời sống của con người cũng như sự phát triển của xã hội. Trong guồng quay liên tục, phát minh, sáng chế được ra đời như là một đáp ứng rất tự nhiên. Một thực tế hết sức hiển nhiên là có những phát minh, sáng chế thực sự là mới, nhưng cũng khơng ít trường hợp cứ đốn chắc rằng ý tưởng này là độc đáo là tuyệt vời nhưng thực chất lại chưa hẳn như thế.

Trong hoạt động sáng tạo của con người, những sáng chế (được gọi là licence) sẽ phải trải qua khá nhiều công đoạn khác nhau. Từ những sáng chế rất bình thường như cải tiến một vấn đề nào đó đến những sáng chế phức tạp hơn mang tầm vóc quốc gia thì tất cả đều phải trải qua các bước thẩm định như sau:

- Xác định tác giả của sáng chế, cải tiến;

- Xác định các giải pháp kĩ thuật so với chuẩn sáng chế;

- Cấp giấy chứng nhận tác giả hoặc công nhận sáng chế (patent); - Xác định quyền chuyển nhượng hay sử dụng;

- Bảo mật sáng chế theo quy mô.

Thực chất cho thấy khâu quan trọng nhất đó chính là việc xác định các giải pháp kĩ thuật so với chuẩn sáng chế. Như nói ở trên, việc tạo ra y tưởng luôn luôn là một niềm vui đối với những người sáng tạo nhưng trong thực tế hoàn tồn có thể ý tưởng này đã

xuất hiện ở đâu đó dưới dạng thức này hay dạng thức khác. Hơn thế nữa, những tiêu chuẩn như liệu có phải là cái mới thực sự, liệu có phải đó là cái có lợi và liệu đây có phải là cái sử dụng được... cũng là những câu hỏi rất lớn. Giải quyết điều này thì tất cả những gì được gọi là sáng chế sẽ được phân chia thành ba dạng: dạng ý tưởng, dạng ý tưởng sản phẩm và dạng sản phẩm cụ thể. Thơng thường chỉ có sản phẩm cụ thể là cái dễ dàng hình dung và được bảo hộ một cách rất hiệu quả. Còn sản phẩm dạng ý tưởng thực sự vẫn được bảo vệ ở một số quốc gia khi căn cứ vào ngày giờ cũng như chi tiết hồ sơ nộp đăng kí bản quyền. Tuy vậy, ở một số quốc gia trong đó có Việt Nam thì việc bảo hộ ý tưởng vẫn còn là một khó khăn đặc biệt vì những rắc rối xoay quanh việc tuân thủ những nguyên tắc của ý tưởng. Hơn thế nữa, chính thói quen của một số người chưa thực sự nghiêm túc tôn trọng ý tưởng cũng như bảo hộ ý tưởng hoặc khai thác ý tưởng cho nên trong nhiều năm qua những sự vụ kiện cáo ý tưởng bị đánh cắp hay bị sử dụng cứ xảy ra thường xuyên.

5. GIÁO DỤC SÁNG TẠO

GIÁO TRÌNH TÂM LÍ HỌC SÁNG TẠO à Chương 4. NHÂN CÁCH SÁNG TẠO VÀ SỰ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH

Một phần của tài liệu Giao trinh tam ly hoc sang tao huynh van son (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)