- Bước 5: Tổng kết và kết thúc buổi làm việc.
e. Phương pháp giản đồ ý (Tony Buzan – 1960)
* Khái niệm
Phương pháp giản đồ ý là phương pháp dùng hình ảnh của sơ đồ, lược đồ để xâu chuỗi các thông tin theo một kết cấu nhất định nhằm nhìn nhận vấn đề hoặc giải quyết vấn đề theo hướng sáng tạo một cách gọn gẽ, khoa học.
Phương pháp giản đồ ý được sử dụng như một cách để ghi nhớ chi tiết có điểm tựa, để phân tích, tổng hợp các dữ liệu của vấn đề thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Dựa trên cơ sở đó, các ý tưởng sáng tạo cùng được nảy sinh dựa trên việc phát triển khi liên kết các dữ liệu, dữ kiện,...
Phương pháp giản đồ ý mô tả cấu trúc của một đối tượng bằng hình ảnh hai chiều thơng qua cấu trúc sơ đồ. Sơ đồ này chỉ ra dạng thức của đối tượng hay những đặc điểm tồn tại của chúng và đặc biệt là sự quan hệ tương hỗ giữa chúng trong một cấu trúc.
Phương pháp giản đồ ý này có thể hỗ trợ cho hoạt động sáng tạo khi thực biện công não. Tiếp cận một vấn đề phức tạp và địi hỏi có sự sáng tạo, giản đồ ý sẽ làm cho những ý tưởng rành mạch, khúc chiết và đặc biệt là dễ quản lí cũng như dễ kiểm sốt ý tưởng.
* Đặc điểm
- Phương pháp giản đồ ý đòi hỏi khả năng tổ chức và lưu giữ những thông tin dưới dạng hình ảnh và kết cấu hình ảnh theo một trình tự.
- Phương pháp giản đồ ý chủ yếu sử dụng mạng sơ đồ để lưu giữ các thông tin mà đặc biệt là cách phác thảo ý tưởng dựa trên trục hay dựa trên điểm tựa.
- Việc sử dụng sơ đồ hay giản đồ ý được kết cấu theo nhiều hình thức như: sơ đồ trục, sơ đồ mạng, nhưng điều quan trọng nhất vẫn là dựa trên việc tìm nhánh từ gốc.
* Các bước tiến hành
- Xác định gốc của vấn đề và biểu diễn bằng một từ khoá hay một biểu tượng "gốc"; - Chọn lựa hình thức mạng;
- Phân nhánh ý tưởng từ "gốc" vấn đề;
- Tiếp tục phân nhánh theo những tầng bậc nhỏ hơn, cụ thể hơn và cứ thực hiện cho đến khi đạt được giản đồ chi tiết nhất;
- Kiểm tra lại giản đồ một lần nữa và làm gọn giản đồ hoặc "ghi chú" những điểm cần thiết.