CHƯƠNG 3 : THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI
3.1. Tổng quan về thị trường hối đoái
3.1.1. Khái niệm
Ngoại hối là các phương tiện sử dụng trong giao dịch quốc tế bao gồm:
− Ngoại tệ: ngoại tệ là đồng tiền của nước ngoài (USD, GBP, JPY, HKD….) hoặc đồng tiền chung của một nhóm nước (EUR). Đây là những đồng tiền mạnh và tự do chuyển đổi.
− Công cụ thanh tốn ngoại tệ: các cơng cụ thanh tốn được ghi bằng tiền nước ngoài như: Séc, hối phiếu, lệnh phiếu, thẻ ngân hàng, giấy chuyển ngân.
− Các loại chứng từ có giá bằng ngoại tệ: trái phiếu chính phủ, trái phiếu cơng ty, cổ phiếu…
− Vàng: bao gồm vàng thuộc dự trữ của nhà nước, vàng trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú, vàng khối, vàng thỏi, vàng miếng.
− Đồng tiền quốc gia- bản tệ: đồng tiền quốc gia được xem là ngoại hối, nếu đồng tiền đó được sử dụng trong thanh toán quốc tế hoặc đồng tiền đó chuyển vào, hoặc chuyển ra khỏi quốc gia.
KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 48
− Thị trường diễn ra các hoạt động giao dịch, mua bán ngoại tệ và các phương tiện thanh tốn có giá trị ngoại tệ khác.
− Là nơi hình thành tỷ giá hối đối theo quan hệ cung cầu.
− Là bộ phận của thị trường tài chính có trình độ phát triển cao.
− Tạo điều kiện để hội nhập với thị trường tài chính quốc tế.
Ở trong một quốc gia có nền kinh tế hàng hóa và tiền tệ phát triển thì sẽ có hoạt động của thị trường tài chính, trong đó gồm có ba phần của thị trường tài chính:
Thị trường tiền tệ: thị trường tiền tệ là nơi diễn ra việc mua bán, trao đổi các chứng
khốn có giá ngắn hạn như kỳ phiếu kho bạc, kỳ phiếu ngân hàng, trái phiếu ngân hàng, các chứng chỉ tiền gửi ngân hàng, các loại thương phiếu.
Thị trường chứng khoán: đây là thị trường mua bán trao đổi các chứng khốn có giá trị
trung, dài hạn (có thời hạn từ 1 năm trở lên) bao gồm cổ phiếu, trái phiếu chính phủ, trái phiếu cơng ty và các cơng cụ khác – thị trường chứng khốn cịn là thị trường vốn.
Thị trường hối đoái: là thị trường để mua bán trao đổi các loại ngoại tệ, các phương
tiện thanh tốn có giá trị ngoại tệ, và các loại ngoại hối khác (vàng, bạc…) thị trường hối đối cịn gọi là thị trường vàng và ngoại tệ. Vậy thị trường hối đoái là thị trường diễn ra các hoạt động giao dịch, mua bán ngoại tệ và phương tiện có giá trị ngoại tệ, đồng thời là nơi hình thành tỷ giá hối đối theo quan hệ cung cầu. Thị trường hối đoái là một bộ phận của thị trường tài chính và là loại thị trường có trình độ phát triển cao.
Hoạt động của thị trường hối đối có ảnh hưởng rất cao đến tình hình tài chính đối ngoại cũng như các giao dịch kinh tế đối ngoại của một nước. chính vì vai trị của thị trường hối đoái rất quan trọng, nên các nước đều hình thành và tổ chức sự hoạt động của thị trường hối đối để qua đó nắm được những thơng tin cơ bản sau:
− Nắm bắt được khối lượng và chủng loại ngoại tệ được giao dịch trên thị trường.
− Nắm bắt được tình hình cung cầu về ngoại tệ để qua đó có thể dự đốn tình hình trong tương lai.
− Qua nắm bắt thơng tin trên thị trường hối đối mà NHTW tham mưu cho chính phủ điều chỉnh các chính sách tài chính tiền tệ có liên quan theo hướng có lợi cho nền kinh tế.
KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 49
3.1.2. Đặc điểm
− Thị trường hối đối khơng tồn tại trong một không gian cụ thể nhất định, mà hoạt động của nó thơng qua các phương tiện hiện đại (điện thoại ghi âm, telex, fax, internet…) và nhờ các phương tiện thông tin hiện đại này mà khắc phục những trở ngại về mặt thời gian và khơng gian trong giao dịch hối đối.
− Hoạt động trên thị trường hối đối là hoạt động liên tục và có tính chất quốc tế hóa cao. Một nhà kinh doanh ngoại tệ không những liên quan đến nhiều loại ngoại tệ giao dịch mua bán, trong thị trường của một nước, mà còn tham gia giao dịch trên nhiều thị trường ở nhiều khu vực và trên thế giới. Tính quốc tế hóa cao độ làm cho thị trường hối đoái vừa bị sức ép của cung cầu ngoại tệ trong một nước, vừa bị sức ép về cung cầu ngoại tệ từ bên ngoài – nếu thị trường hối đoái được mở cửa tự do.
− Hoạt động giao dịch trên thị trường hối đoái là giao dịch mua bán các ngoại tệ tự do chuyển đổi và chỉ những ngoại tệ này mới được sử dụng trong giao dịch thanh toán quốc tế. Trong các ngoại tệ tự do chuyển đổi, những đồng tiền có tỷ trọng giao dịch lớn phải kể đến USD, EUR, GBP, JPY, CHF, CAD, AUD, HKD, SGD. Trong đó USD, EUR, GBP, JPY đóng vai trị như là những đồng tiền chủ chốt.
− Khối lượng giao dịch mua bán trên thị trường hối đoái là cực lớn cả về doanh số và số lượng giao dịch tối thiểu – cho thấy đây là loại thị trường rất sôi động.
− Tất cả giao dịch trên thị trường hối đoái đều thực hiện thanh toán chuyển khoản qua hệ thống ngân hàng, trong đó NHTW sẽ chủ trì các giao dịch thanh tốn, để đảm bảo độ an tồn và chính xác tuyệt đối, đảm bảo quyền lợi cho các thành viên giao dịch.
3.1.3. Phân loại thị trường hối đối
3.1.3.1 Phân loại theo tính chất của thị trường
Thị trường hối đối chính thức
Đây là thị trường hối đối có tổ chức, có quy chế hoạt động của thị trường, có quy định tiêu chuẩn thành viên, có quy trình giao dịch thanh tốn được quy định chặt chẽ an toàn.
Trong thị trường chính thức, giao dịch có thể được thực hiện trong giờ giao dịch (thông thường từ 9h00 đến 15h00 hàng ngày từ thứ hai đến thứ sáu). Cũng có thể
KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 50 thực hiện không qua quầy (OTC) mà giao dịch thông qua hệ thống máy vi tính nối mạng, fax,…một cách trực tiếp giữa người mua và người bán – phương thức giao dịch OTC diễn ra liên tục khi các dữ liệu điện tử được kết nối.
Thị trường hối đoái tự do
Thị trường hối đối tự do, cịn gọi là thị trường chợ đen là nơi mua bán trực tiếp bằng tiền mặt. Một loại thị trường không được thừa nhận về mặt pháp lý. Thị trường này giải quyết nhanh các nhu cầu ngoại tệ tiền mặt cho các đối tượng nhưng có độ rủi ro rất cao.
3.1.3.2 Phân loại theo nội dung giao dịch
Thị trường giao ngay
Đây là thị trường để thỏa mãn các nhu cầu ngoại tệ hàng ngày của khách hàng. Với thị trường này, cho phép đáp ứng nhu cầu ngoại tệ để các chủ thể thanh toán tiên hàng đến hạn, nợ đến hạn…
Đối với thị trường giao ngay, người mua và người bán ngoại tệ đều chấp nhận mua và bán theo tỷ lệ thực tế chứ khơng có sự chọn lựa khác, ngoại trừ khơng thực hiện việc mua bán.
Thị trường kỳ hạn
Thị trường kỳ hạn là thị trường để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ có kỳ hạn cho khách hàng. Nhờ hoạt động của thị trường kỳ hạn mà đảm bảo chắc chắn cho các chủ thể về nhu cầu mua bán ngoại tẹ trong kỳ hạn xác định.
Thị trường này tạo điều kiện cho các chủ thể áp dụng biện pháp phòng chống rủi ro về giá.
Thị trường quyền chọn
Đây là loại thị trường, mà hợp đồng mua bán ngoại tệ có kỳ hạn sẽ dành quyền cho người mua “quyền chọn” có thể thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng – với thị trường này vừa giúp khách hàng phòng chống rủi ro tỷ giá, lại vừa tạo điều kiện linh hoạt để thực hiện “ quyền” của họ sao cho có lợi.
KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 51 Đây là một dạng của thị trường kỳ hạn, là một thị trường giúp khách hàng áp dụng biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Tuy nhiên thị trường giao sau có khác với thị trường kỳ hạn ở một số điểm:
Nội dung Thị trường kỳ hạn Thị trường giao sau
Về thời hạn
Các bên giao dịch thỏa thuận bất kỳ một kỳ hạn nào. Chỉ có một số thời hạn nhất định và thường là ngắn ngày. về ngoại tệ giao dịch
Được giao dịch với bất kỳ ngoại tệ nào
Chỉ giao dịch một số loại ngoại tệ chỉ định (USD, GBP,CAD, CHF, AUD)
về khối lượng giao dịch
Khối lượng giao dịch lớn, từ 1 triệu USD hoặc tương đương trở lên
Không quy định số tối thiểu, nhưng quy định đơn vị giao dịch cố định.
Về phương thức giao dịch
Giao dịch có thể qua quầy hoặc không qua quầy
Phải thực hiện qua quầy giao dịch
Về thanh toán và chuyển giao ngoại tệ
Việc thanh toán và chuyển giao được thực hiện khi hợp đồng đến hạn
Việc thanh toán sẽ thực hiện hàng ngày nếu có có chênh lệch tỷ giá hợp đồng với tỷ giá thực tế. Đến ngày cuối cùng (ngày đến hạn) việc chuyển giao ngoại tệ mới được thực hiện, đồng thời với việc thanh toán cuối cùng.
Thị trường hoán đổi
Đây là thị trường dành cho các khách hàng cần có ngoại tệ hơm nay để thanh toán nhưng lại dư thừa vào một ngày xác định hoặc ngược lại. Nghĩa là thị trường
KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 52 dành cho khách hàng có trạng thái cung cầu ngoại tệ ngược chiều nhau ơ rhai thời điểm khác nhau.
3.1.3.3 Phân loại theo phạm vi hoạt động
Thị trường nội địa
Là thị trường chỉ có các thành viên tham gia là các ngân hàng, các công ty…trong cùng một nước. Hoạt động của thị trường này không ảnh hưởng đến các luồng ngoại tệ di chuyển vào hoặc ra khỏi nước đó. Những nước chưa có một thị trường tài chính ổn định, thì thơng thường chỉ tổ chức thị trường hối đoái nội địa, để tránh sự tác động của các nhân tố bên ngoài.
Thị trường quốc tế
Là thị trường hối đoái mà phạm vi hoạt động là của nó là trên bình diện quốc tế. Các thành viên của thị trường này bao gồm các thành viên trong nước và các thành viên ở nước ngồi có đủ điều kiện.
Hoạt động của thị trường hối đoái quốc tế là hoạt động giao dịch mua bán ngoại tệ phạm vi toàn cầu, hoặc trong từng khu vực, do đó nó có ảnh hưởng đến sự di chuyển của luồng ngoại tệ giữa các quốc gia với nhau.