CHƯƠNG 3 : THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI
3.4. Các phương thức giao dịch hối đoái
3.4.1. Giao dịch giao ngay
a. Khái niệm
Giao dịch giao ngay (Spot) là nghiệp vụ mua bán ngoại tệ trả ngay với tỷ giá trao đổi hình thành tại thời điểm ký hợp đồng.
Giao dịch giao ngay là nghiệp vụ kinh doanh mau bán ngoại tệ phổ biến và chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường hối đoái. Trong nghiệp vụ giao ngay, thời gian cần thiết đẻ các bên mua bán thực hiện việc chuyển tiền và thanh toán là hai ngày làm việc sau khi hợp đồng giao ngay (Spot Contract) được ký kết.
Đối với giao dịch giao ngay, cần chú ý một số điểm sau:
− Ngày giao dịch: còn gọi là ngày thỏa thuận hay ngày ký hợp đồng là ngày mà
hai bên mua và bán đã thỏa thuận những nội dung của hợp đồng mua bán ngoại tệ, như loại ngoại tệ giao dịch, số lượng, đồng tiền đối ứng, tỷ giá giao dịch, số hiệu tài khoản của các bên liên quan để nhận và chuyển tiền…trong đó tỷ giá giao dịch là tỷ giá thực tế của ngày ký hợp đồng (tỷ giá giao ngay)
− Ngày giá trị: còn gọi là ngày thực hiện. Đây là ngày mà bên mua và bên bán
thực hiện các điều khoản của hợp đồng giao ngay- tức là ngày thực hiện việc chuyển tiền vào tài khoản của đối tác.
+ Bên bán phải chuyển ngoại tệ vào tài khoản của bên mua (bằng lệnh chuyển tiền)
+ Bên mua phải chuyển tiền (đồng tiền đối khoản) vào tài khoản của bên bán (bằng lệnh chuyển tiền)
Tất cả đều được thực hiện bằng chuyển khoản. Theo tập quán giao dịch trên thị trường hối đoái quốc tế, thời gian để các bên thực hiện mua bán chậm nhất là sau hai
KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 73 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng (không kể ngày nghỉ lên, nghỉ tết, nghỉ cuối tuần và nghỉ bù)
Nếu bên nào chậm trễ sẽ bị phạt tiền chậm ngày nào phạt ngày đó. Thơng thường ngoại tệ là USD thì bên bán sẽ bị phát theo lãi suất thị trường liên ngân hàng Luân đôn (LIBOR) hoặc theo lãi suất thị trường liên ngân hàng Singapore (SIBOR)…còn bên mua chuyển tiền chậm cũng bị phạt tương tự theo lãi suất đồng tiền đối ứng.
Ở Việt Nam lãi suất phạt cho người bán USD là 150% LIBOR và lãi suất phạt dành cho người mua là 150 lãi suất tái chiết khấu NHTW.
− Hợp đồng giao ngay (Spot contract) sau khi đã dược ký kết và đã được xác nhận, thì các bên liên quan đều không được thay đổi các điều khoản của hợp đồng, nghĩa là bất buộc phải thực hiện, chứu khơng được hủy bỏ hợp đồng.
Ví dụ: Ngày thứ tư (7/9/2017) một hợp đồng giao hàng được ký kết với các điều
khoản sau đây:
Các bên tham gia giao dịch
Bên bán: Tên, địa chỉ, số tài khoản… Ngân hàng KSA Bên mua: Tên, địa chỉ, số tài khoản… Ngân hàng HVA Loại ngoại tệ giao dịch: USD
Số lượng: 1.000.000USD Đồng tiền đối khoản: VND
Tỷ giá giao dịch (tỷ giá giao ngay): USD/VND: 20.830 Vào ngày thứ sáu (9/9/2017) các bên thực hiện hợp đồng
Ngân hàng KSA, chuyển khoản số tiền 1.000.000USD vào tài khoản của công ty HVA
Công ty HVA chuyển khoản số tiền đối khoản tương ứng 1.000.000x20.830 = 20.830.000 VND vào tài khoản của ngân hàng KSA.
KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 74
− Đáp ứng nhu cầu ngoại tệ trước mắt cho các đơn vị (các ngân hàng, các cơng ty, xí nghiệp, tổ chức kinh tế) để thực hiện thanh toán các khoản nợ đến hạn hoặc nhập khẩu trả ngay cho các đối tác nước ngoài.
− Tạo điều kiện cho các đối tượng của thị trường hối đoái thực hiện việc bán ngoại tệ, để chuyển hóa địng bản tệ nhằm tiếp tục sản xuất kinh doanh một cách bình thường, đồng thời qua đó, loai bỏ được rủi ro tỷ giá hối đoái gảm trong tương lai.
− Các giao dịch giao ngay là giao dịch phổ biến của các NHTM không những để thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng, mà còn thực hiện kinh doanh ngoại tệ để thu được lợi nhuận. Ngoài ra, nhờ giao dịch giao ngay mà các NHTM có thể điều chỉnh trạng thái ngoại hối của họ ở mức độ hợp lý, đề vừa thực hiện quy chế quản lý ngoại hối vừa làm giảm đến mức độ thấp nhất rủi ro hối đoái xảy ra cho ngân hàng.