CHƯƠNG 3 : THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI
3.3. Tỷ giá hối đoái
3.3.5. Phân loại tỷ giá
3.3.5.1 Tỷ giá chính thức
a. Khái niệm về tỷ giá chính thức
Là tỷ giá của NHTW cơng bố để chính thức xác định tỷ lệ chuyển đổi từ đồng tiền bản tệ sang đồng ngoại tệ, hoặc tỷ lệ chuyển đổi từ đồng tiền ngoại tệ sang đồng bản tệ.
b. Ý nghĩa
Tỷ giá chính thức là tỷ giá được sử dụng để xác định tính tốn và thu thuế xuất – nhập khẩu, cũng như các hoạt động tài chính đối ngoại khác.
Tỷ giá chính thức là tỷ giá có ý nghĩa chủ đạo mà các loại tỷ giá khác hình thành trên thị trường hối đối phải phù hợp với nó.
Tại Việt Nam NHNN cơng bố tỷ giá bình qn thị trường liên ngân hàng thay cho tỷ giá chính trước đây. Với cơ chế này tỷ giá được công bố sẽ phù hợp và phản ánh được tình hình của thị trường hối đối.
KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 63 Song song với việc cơng bố tỷ giá chính thức hoặc tỷ giá bình quân, NHTW sẽ quy định biên độ biến động của tỷ giá thị trường – căn cứ vào biên độ này, các NHTW được quyền công bố tỷ giá kinh doanh nhưng không được vượt quá tỷ giá chính thức + - biên độ giao dịch
c. Cơ chế quản lý tỷ giá chính thức
Thứ nhất: Cố định tỷ giá.
Theo cơ chế này NHTW cơng bố tỷ giá chính thức đồng thời giữ ngun hoặc khơng để cho tỷ giá đó biến động q một biên độ nhất định trong một thời gian dài. Tỷ giá được ổn định lâu dài như vậy gọi là tỷ giá cố định.
Thứ hai: Thả nổi tỷ giá
Theo cơ chế này NHTW sẽ không dùng biện pháp gì để cố định (ổn định) tỷ giá mà để cho tỷ giá tăng lên hay giảm xuống một cách tự do. Tỷ giá được biến động lên xuống tự do như vậy gọi là tỷ giá thả nổi.
Về mặt lý thuyết, cố định tỷ giá là cơ chế thể hiện sự can thiệp của chính phủ để giữ vững sự ổn định của thị trường tài chính tiền tệ, đồng thời thể hiện sức mạnh của chính phủ và NHTW trong điều hành tỷ giá. Tuy nhiên cố định tỷ giá là một cơ chế cứng nhắc, mâu thuẫn và xem nhẹ quy luật thị trường, sự đổ vỡ là điều không tránh khỏi.
Ngược lại với cơ chế cố định là cơ chế thả nổi tỷ giá – sự buông xuôi, sự không can thiệp mà để cho tỷ giá lên xuống tự do là điều mà các chính phủ và NHTW các nước khơng bao giờ mong muốn. Sự thả nổi chỉ xảy ra khi “lực bất tịng tâm” nghĩa là chính phủ và NHTW khơng cịn khả năng can thiệp, hoặc sẽ khơng có lợi khi can thiệp tỷ giá. Như vậy cơ chế thả nổi là một cơ chế bắt buộc hoặc là một cơ chế được áp dụng khi thị trường tài chính tiền tệ của nước đó đã ổn định vững chắc.
Thứ ba: Cơ chế thả nổi có quản lý
Với cơ chế này, NHTW để cho tỷ giá thị trường biến động theo quan hệ cung cầu, nhưng khi tỷ giá đó tăng lên quá cao hoặc giảm xuống quá thấp thì NHTW sẽ can thiệp để giữ cho tỷ giá không biến động quá lớn, gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động xuất – nhập khẩu và các hoạt động đối ngoại khác.
KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 64
Thứ tư: Cơ chế điều chỉnh linh hoạt tỷ giá hoạt động
Đây là cơ chế có sự pha trộn giữa cố định thả nổi và quản lý – Nghĩa là tùy từng điều kiện cụ thể mà chủ động điều chỉnh tỷ giá một cách linh hoạt – tỷ giá được điều chỉnh như vậy gọi là tỷ giá linh hoạt. Phần lớn các nước áp dụng cơ chế này, trong đó có Việt Nam.
3.3.5.2 Tỷ giá thương mại
a. Khái niệm
Tý giá thương mại, còn được gọi là tỷ giá thị trường (tỷ giá kinh doanh) là tỷ giá do các ngân hàng xác định và công bố để áp dụng trong hoạt động kinh doanh ngoại hối.
Về mặt lý thuyết, tỷ giá thương mại là tỷ giá do các ngân hàng tự định đoạt, dưới tác động của cơ chế thị trường. Tùy theo chế độ quản lý ở từng nước, mà tỷ giá này được giới hạn qua biên độ dao động so với tỷ giá chính thức hoặc hồn tồn khơng bị giới hạn nào, mà để cho thị trường quyết định.
b. Phân loại tỷ giá thương mại
Căn cứ vào phương thức kinh doanh
Ngân hàng kinh doanh ngoại tệ sẽ công bố một cặp tỷ giá gồm:
− Tỷ giá mua
− Tỷ giá bán
Trong đó tỷ giá mua là tỷ giá ngân hàng (nhà kinh doanh ngoại tệ) mua vào – Đây cũng chính là tỷ giá bán của khách hàng (cơng ty, cá nhân…). Cịn tỷ giá bán là tỷ giá ngana hàng (nhà kinh doanh ngoại tệ bán ra). Đây là tỷ giá khách hàng mua vào.
Một số điều cần lưu ý:
− Khi công bố tỷ giá kinh doanh , tỷ giá mua phải được cơng bố (nói, viết) trước, tỷ giá bán cơng bố (nói, viết) sau.
Ví dụ: Cơng bố tỷ giá USD/VND tại ngân hàng A
KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 65 Trong đó: Tỷ giá mua là 20.800
Tỷ giá bán là 20.900
− Khi công bố tỷ giá kinh doanh, thường người ta công bố là một cặp tỷ giá gồm năm con số, và vị trí của từng con số được quy ước như sau:
+ Số đầu tiên bên trái là hàng đơn vị
+ Hai số tiêp theo là hàng số
+ Hai số cuối là hàng điểm
X X X X X
Hàng đơn vị Hàng số Hàng điểm
Từ đó ta có: 100 điểm = 1 số 100 số = 1 đơn vị
Ví dụ: Tỷ giá USD/VND = 20.800/20.900 thì tỷ giá bán lớn hơn tỷ giá mua 100 điểm
− Là nhà kinh doanh ngoại tệ, các ngân hàng công bố tỷ giá kinh doanh trong đó tỷ giá mua bao giờ cũng nhỏ hơn hoặc bằng tỷ giá bán, nghãi là chênh lệch giữa tỷ giá bán và tỷ giá mua ln là một số dương.
Do đó trương trường hợp ta thấy hàng “điểm” của tỷ giá bán nhỏ hơn hàng “điểm” của tỷ giá mua, thì hàng số của tỷ giá bán cao hơn tỷ giá mua 1 số.
Căn cứ vào thời điểm công bố tỷ giá
Tỷ giá mở: Đây là tỷ giá được công bố vào giờ mở cửa thị trường, hay vào đầu mỗi giờ giao dịch. Tỷ giá này mang tính chất là báo giá và thăm dò, chưa phải là giá thực hiện.
Tỷ giá đóng: Tỷ giá được hình thành cuối phiên giao dịch ngoại tệ (cuối giờ giao dịch). Đây là tỷ giá được sử dụng trong giao dịch, mua bán ngoại tệ.
Tỷ giá đóng chịu ảnh hưởng của tình hình cung – cầu ngoại tệ trong phiên giao dịch.
+ Nếu cung > cầu ngoại tệ thì tỷ giá đóng sẽ giảm so với tỷ giá mở
KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 66
+ Nếu cung = cầu thì tỷ giá đóng sẽ khơng thay đổi so với tỷ giá mở. Căn cứ vào kỳ hạn giao dịch
Tỷ giá giao ngay
Là tỷ giá được hình thành tại thời điểm giao dịch – tức là tỷ giá thực tế của ngày giao dịch – Tỷ giá này được sử dụng trong trường hợp mua bán giao ngay
Tỷ giá kỳ hạn
Tỷ giá được sử dụng trong giao dịch mua bán ngoại tệ có kỳ hạn: Đó là tỷ giá được hai bên mua và bán thỏa thuận trên cơ sở tỷ giá giao ngay và các yếu tố tác động trong tương lai, để ký kết và ghi vào hợp đồng mua bán ngoại tệ có kỳ hạn. Thực chất đó là giá mua, giá bán ngoại tệ theo một kỳ hạn xác định.
Ngoài các tỷ giá được phân loại như nói ở trên, trong tỷ giá kinh doanh, người ta còn phân biệt giữa tỷ giá tiền mặt và tỷ giá chuyển khoản trong tỷ giá chuyển khoản lại chia làm hai loại: try giá điện hối được sử dụng trong chuyển tiền bằng điện và tỷ giá thu hối sử dụng trong chuyển tiền bằng thư. Trong đó do chuyển tiền điện nhanh hơn nên tỷ giá điện hối bao giờ cũng cao hơn tỷ giá thư hối.
Hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường tự do vẫn cịn tồn tại (khơng theo một quy định nào và hầu như là hoạt động không hợp pháp). Tỷ giá sử dụng trong các hoạt động này là tỷ giá tiền mặt (mua bán bằng ngoại tệ tiền mặt và có độ rủi ro cao – tỷ giá này còn được gọi là tỷ giá thị trường tự do