Khái niệm tỷ giá hối đoái

Một phần của tài liệu Giáo trình Thị trường tài chính (Ngành Tài chính doanh nghiệpTrung cấp) (Trang 58)

CHƯƠNG 3 : THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI

3.3. Tỷ giá hối đoái

3.3.1. Khái niệm tỷ giá hối đoái

Trong các quan hệ quốc tế - từ quan hệ kinh tế, thương mại, tài chính ngân hàng đến các quan hệ về xã hội, ngoại giao đều được tiền tệ hóa. Nói cách khác quan hệ hàng hóa – tiền tệ xâm nhập sâu rộng vào các quan hệ quốc tế. Từ đó nảy sinh vấn đề chuyển đổi so sánh giữa đồng tiền nước này với đồng tiền nước khác. Đây là một đòi

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 56 hỏi khách qua và tất yếu để xác định giá trị giao dịch, giá trị thanh toán giữa các bên liên quan. Vậy tỷ giá hối đối là gì? Có thể định nghĩa tỷ giá hối đoái bằng nhiều cách sau đây:

Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ chuyển đổi từ đơn vị tiền tệ nước này sang đơn vị tiền tệ nước khác.

Tỷ giá hối đoái là quan hệ tỷ lệ so sánh giữa đồng tiền nước này với đồng tiền nước khác trên cơ sở hàm lượng vàng và sức mua của đồng tiền đó.

Tỷ giá hối đối là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này được biểu hiện bằng bao nhiêu đơn vị tiền tệ nước khác.

Tỷ giá hối đoái là giá cả mua bán của một đồng tiền trong quan hệ so sánh với các đồng tiền khác.

Tỷ giá hối đoái là giá cả để mua bán trao đổi ngoại tệ.

3.3.2. Cơ sở hình thành tỷ giá hối đối

3.3.2.1 Cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái trong thời kỳ chế độ bản vị vàng trở về trước (từ tháng 12/1971 về trước)

Trong thời kỳ này, đồng tiền của mỗi nước đều quy định hàm lượng vàng cho một đơn vị tiền tệ, và vì vậy tỷ giá hối đối giữa hai đồng tiền hình thành từ sự so sánh hàm lượng vàng giữa hai đồng tiền đó. Sự so sánh như vậy gọi là ngang giá vàng, cịn gọi là đồng gía vàng.

Ví dụ: Trong thời kỳ bản vị vàng

Hàm lượng vàng của 1USD = 0,888671g vàng Hàm lượng vàng của 1DEM = 0,3600g vàng

Từ đó ta có ngang giá vàng của USD so với DEM là

0.888671

2.4685 0.3600 =

Nghĩa là hàm lượng vàng trong 1 đơn vị tiền tệ của Mỹ (USD) gấp 2.4685 lần hàm lượng vàng trong một đơn vị tiền tệ của Đức (DEM).

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 57 Tỷ giá hối đoái giữa USD/DEM lấy ngang giá vàng làm cơ sở và tỷ giá sẽ biến động chung quanh ngang giá vàng (tức cao hơn, thấp hơn và bằng 2.4685).

3.3.2.2 Cơ sở hình thành tỷ giá hối đối trong thời kỳ bản vị tiền giấy (từ sau 12/1971 đến nay)

Sự sụp đổ của hệ thống bản vị dollar Mỹ đã kéo theo sự sụp đổ của hệ thống bản vị vàng trên phạm vi toàn thế giới. Và hệ thống tiền tệ dựa trên chế độ bản vị tiền giấy (bản vị pháp định) đã thay thế bản vị vàng – đồng tiền của các quốc gia khơng có liên hệ trực tiếp với vàng. Trong điều kiện đó, cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái là ngang giá sức mua, còn gọi là đồng giá sức mua – tức là so sánh sức mua của hai đồng tiền, làm cơ sở tham chiếu để xác định tỷ giá giữ hai đồng tiền đó.

Từ ngang giá sức mua (PPP) ta có một số nhận xét sau:

− Tỷ giá hối đối của hai đồng tiền được hình thành ở bất kỳ thời điểm nào, thì tỷ giá đó bao giờ cũng phản ánh và kế thừa tỷ giá hối đối đã hình thành ở thời điểm trước đó.

− Theo thuyết ngang giá sức mua, thì tỷ giá hối đối thay đổi (tăng hoặc giảm) tỷ lệ thuận với sức mua của đồng ngoại tệ và tỷ lệ nghịch với sức mua của đồng bản tệ.

3.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái

Thứ nhất: quan hệ cung cầu ngoại tệ

Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ nhất đến sự thay đổi của tỷ giá hối đoái.

− Nếu cung ngoại tệ > cầu ngoại tệ (cung vượt cầu) tỷ giá giảm

− Nếu cung ngoại tệ < cầu ngoại tệ (cung khơng đủ cầu) thì tỷ giá tăng

− Nếu cung = cầu (cân đối cung cầu về ngoại tệ) thì tỷ giá sẽ khơng thay đổi.

Cung cầu về ngoại tệ, hay ngoại hối nói chung, đều do trạng thái của cán cân thanh toán quốc tế (cán cân vãng lai) quyết định cụ thể là:

− Nếu cán cân vãng lai bội thu (thặng dư) thì cung ngoại tệ sẽ vượt cầu.

− Nếu cán cân vãng lai bội chi (thâm hụt) thì cầu ngoại tệ sẽ vượt cung.

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 58 Như vậy, cán cân thanh toán quốc tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cung cầu ngoại tệ và do đó ảnh hưởng đến tỷ giá hối đối.

Thứ hai: tình hình lưu thơng tiền tệ trong nước và lạm phát

Lưu thông tiền tệ trong nước được ổn định và quản lý tốt thì sức mua của đồng bản tệ được ổn định, lạm phát khơng có điều kiện bùng phát- điều này ảnh hưởng tích cực đến tỷ giá hối đối (ít biến động), nhưng nếu lưu thông tiền tệ diễn biến xấu, lạm phát gia tăng thì sức mua đồng tiền trong nước giảm, kéo theo sự gia tăng của tỷ giá hối đoái.

Từ nhân tố này có thể xác định tỷ giá hối đối bằng hai cách sau đây (ở thời điểm xác định)

Xác định tỷ giá trực tiếp =

Sức mua của một ngoại tệ Sức mua của một bản tệ

Xác định tỷ giá gián tiếp (thời điểm N) =

Tỷ giá tại thời điểm

N-1 X

Chỉ số lạm phát trong nước Chỉ số lạm phát ở nước

ngoài Như vậy, nếu chỉ số lạm phát ở hai nước khác nhau, thì tỷ giá sẽ khơng thay đổi.

Thứ ba: lãi suất của hai đồng tiền

Lãi suất của hai đồng tiền trong tỷ giá đều có ảnh hưởng đến tỷ giá.

− Nếu lãi suất đồng bản tệ tăng và lớn hơn lãi suất đồng ngoại tệ tỷ giá có xu hướng tăng.

− Nếu lãi suất đồng ngoại tệ tăng và lớn hơn lãi suất đồng bản tệ thì tỷ giá có xu hướng giảm.

Từ ảnh hưởng của lãi suất đến tỷ giá, NHTW có thể sử dụng cơng cụ lãi suất để tác động và điều chỉnh tỷ giá hối đối theo hướng tích cực và có lợi cho nền kinh tế.

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 59 Tỷ giá hối đoái cũng bị ảnh hưởng khá nặng bởi yếu tố tâm lý cũng như tình hình kinh tế chính trị của mỗi nước. Những tin đồn lây lan, những nhạy cảm trong kinh tế, chính trị đơi khi lại là nhân tố ảnh hưởng cực lớn và có nguy cơ gây sốc cho thị trường hối đoái.

Thứ năm: Tỷ giá xuất – nhập khẩu bình quân thực tế

Tỷ giá này nếu nhỏ hơn tỷ giá thị trường thì khuyến khích xuất khẩu, đồng thời xuất khẩu sẽ có lợi

Ví dụ:

Giá vốn hàng xuất khẩu 20.000 USD

Gía bán (FOB) 1.000.000

Tỷ giá xuất khẩu USD/VND là 20.000

− Nếu tỷ giá mua trên thị trường là 20.800 thì người xuất khẩu có lợi 800đ cho 1 USD và tổng số lợi của người xuất khẩu là 1.000.000x800 = 800.000.000 đ

− Nếu tỷ giá xuất khẩu bình quân tăng lên và tiến gần đến 20.800 thì người xuất khẩu giảm lợi nhuận tương ứng.

Tỷ giá xuất khẩu bình quân phản ánh chi phí của hàng xuất khẩu, từ là giá vốn của hàng xuất khẩu.

Tỷ giá nhập khẩu =

Giá bán hàng nhập khẩu

Giá mua hàng nhập khẩu theo giá CIP

Nếu tỷ giá này lớn hơn tỷ giá thị trường, thì thị trường nhập khẩu sẽ được khuyến khích, người nhập khẩu có lãi.

Ví dụ

Nhà nhập khẩu mua và nhập khẩu lô hàng theo giá CIF là 1.000.000 nhập khẩu sẽ là 21.200. Nếu tỷ giá bán USD/VND trên thị trường là 20.900, thì người nhập khẩu thu lợi 300đ cho 1 USD hàng nhập và tổng lợi của nhà nhập khẩu là 1.000.000x300 = 300.000.000

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 60 Nếu tỷ giá nhập khẩu giảm xuống và tiến lại gần tỷ giá thị trường thì người nhập khẩu sẽ giảm lợi nhuận tương ứng.

Như vậy tỷ giá XNK có ảnh hưởng thiết thực đến hoạt động ngoại thương, mà cụ thể là hoạt động xuất nhập khẩu – từ đó có thể nói tỷ giá xuất – nhập khẩu trở thành giới hạn cho tỷ giá thị trường và có ảnh hưởng đến tỷ giá thị trường.

Như vậy, tỷ giá xuất khẩu bình qn phản ảnh chi phí của hàng xuất khẩu (giá vốn) của người xuất khẩu, cịn tỷ giá nhập nhẩu bình qn phản ánh giá bán (doanh thu) của người nhập khẩu. Tuy nhiên, cần phân tích chi tiết để thấy được ảnh hưởng của tỷ giá xuất - nhập khẩu bình quân.

Tỷ giá xuất khẩu bình qn (phản ánh chi phí) phải nhỏ hơn tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng (phản ánh doanh thu) của người xuất khẩu thì lúc đó người xuất khẩu mới có lợi.

Tỷ giá nhập khẩu bình quân (phản ánh doanh thu của người nhập khẩu) phải lớn hơn tỷ giá bán ngoại tệ của ngân hàng (phản ánh chi phí) thì người nhập khẩu mới có lợi.

Theo ví dụ trên nếu tỷ giá mua USD/VND là 20.800 còn tỷ giá bán là 20.900 do đó ngân hàng cơng bố. Thì người xuất khẩu bỏ ra chi phí là 20.000 để xuất khẩu lô hàng và thu được ngoại tệ, rồi bán số ngoại tệ này cho ngân hàng theo tỷ giá mua là 20.800 người xuất khẩu có lãi là 800đ cho một đơn vị ngoại tệ.

Còn người nhập khẩu phải mua ngoại tệ của ngân hàng theo tỷ giá bán là 20.900 để nhập khẩu lô hàng và bán hàng thu được 21.200 (tỷ giá nhập khẩu) thì người nhập khẩu có lãi 300đ cho 1 đơn vị ngoại tệ.

Tổng hợp lại cho ta có giới hạn sau đây về tỷ giá

Tỷ giá XK bình quân (20.000) Tỷ giá mua (20.800) Tỷ giá bán (20.900) Tỷ giá nhập khẩu bình quân (21.200)

Theo giới hạn này, giá vốn hàng xuất khẩu tăng từ 20.000 lên 20.100; 20.200; 20.300; 20.400; 20.500; 20.600; 20.700 thì người nhập khẩu có mức sinh lợi giảm dần,

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 61 nhưng nếu giá vốn là 20.800 (ngang tỷ giá mua) thì người nhập khẩu hịa vốn, nếu giá vốn hàng xuất khẩu khơng đổi, thì lợi nhuận của người nhập khẩu gia tăng khi tỷ giá thị trường tăng lên. Điều này lý giải tại sao khi tỷ giá tăng lại có tác dụng khuyến khích xuất khẩu. Ngược lại, khi tỷ giá thị trường giảm, nhập khẩu sẽ có lợi và sẽ khuyến khích mạnh.

3.3.4. Phương pháp cơng bố tỷ giá hối đối

3.3.4.1 Phương pháp trực tiếp

Yết giá trực tiếp hay còn gọi là yếu giá ngoại tệ là phương pháp lấy ngoại tệ làm đơn vị (hoặc bội số của 10) để so sánh với tiền trong nước

1 đồng ngoại tệ = X đồng bản tệ

Theo phương pháp này, ta nhận thấy:

− Đồng ngoại tệ là đồng tiền yết giá, gọi là địng tiền cơ bản, đồng tiền hàng hóa.

− Đồng bản tệ là động tiền định giá, gọi là địng tiền đối ứng, hay đối khốn của đồng tiền yết giá.

Ví dụ: Tại Việt Nam, NHNN Việt Nam công bố tỷ giá USD/VND= 20.627.

Trường hợp này đồng tiền yết giá: USD Đồng tiền định giá: VND

3.3.4.2 Phương pháp gián tiếp

Yết giá gián tiếp còn gọi là yết giá bản tệ là phương pháp lấy đồng tiền bản tệ làm đơn vị (hoặc bộ số của 10) để so sánh với tiền nước ngoài.

1 đồng bản tệ = X đồng ngoại tệ

Theo phương pháp này, ta nhận thấy:

− Đồng bản tệ là đồng tiền được yết giá, là đồng tiền cơ bản, đồng tiền hàng hóa.

− Đồng ngoại tệ là đồng tiền định giá, là đồng tiền đối ứng, đối khoản của đồng yết giá

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 62 1USD = 6,2536 FRF

Đồng tiền yết giá là: USD Đồng tiền định giá: FRT

Yết giá bản tệ (còn gọi là yếu giá kiểu Mỹ) yết giá giản tiếp chỉ được một số nước áp dụng như Anh, Mỹ, Canada, Australia, NewZealand. Cần nói rằng yết giá theo phương pháp trực tiếp hay gián tiếp là theo tập quán. Tuy nhiên, những nước có đồng tiền mạnh, sức mua cao thì yết giá gián tiếp (yết giá bản tệ) cịn lại là yết giá trực tiếp (yết giá ngoại tệ)

Trên thị trường hối đối, khi yết giá ngoại tệ thì cần hiểu rằng đó là việc xác định giá cả để mua hoặc bán ngoại tệ. Trong khi yết giá bản tệ thì người ta hiểu đó là việc xác định giá cả để mua hoặc bán ngoại tệ

Tỷ giá được niêm yết bằng cách nào không quan trọng, nhưng cần phải biết vị trí của đồng tiền yết giá và vị trí của đồng tiền định giá để phục vụ cho việc xác định tỷ giá chéo tỷ giá kỳ hạn, cũng như xác định giá mua, giá bán của đồng tiền yết giá.

3.3.5. Phân loại tỷ giá

3.3.5.1 Tỷ giá chính thức

a. Khái niệm về tỷ giá chính thức

Là tỷ giá của NHTW cơng bố để chính thức xác định tỷ lệ chuyển đổi từ đồng tiền bản tệ sang đồng ngoại tệ, hoặc tỷ lệ chuyển đổi từ đồng tiền ngoại tệ sang đồng bản tệ.

b. Ý nghĩa

Tỷ giá chính thức là tỷ giá được sử dụng để xác định tính tốn và thu thuế xuất – nhập khẩu, cũng như các hoạt động tài chính đối ngoại khác.

Tỷ giá chính thức là tỷ giá có ý nghĩa chủ đạo mà các loại tỷ giá khác hình thành trên thị trường hối đối phải phù hợp với nó.

Tại Việt Nam NHNN cơng bố tỷ giá bình qn thị trường liên ngân hàng thay cho tỷ giá chính trước đây. Với cơ chế này tỷ giá được công bố sẽ phù hợp và phản ánh được tình hình của thị trường hối đối.

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 63 Song song với việc cơng bố tỷ giá chính thức hoặc tỷ giá bình qn, NHTW sẽ quy định biên độ biến động của tỷ giá thị trường – căn cứ vào biên độ này, các NHTW được quyền công bố tỷ giá kinh doanh nhưng khơng được vượt q tỷ giá chính thức + - biên độ giao dịch

c. Cơ chế quản lý tỷ giá chính thức

Thứ nhất: Cố định tỷ giá.

Theo cơ chế này NHTW cơng bố tỷ giá chính thức đồng thời giữ ngun hoặc không để cho tỷ giá đó biến động quá một biên độ nhất định trong một thời gian dài. Tỷ giá được ổn định lâu dài như vậy gọi là tỷ giá cố định.

Thứ hai: Thả nổi tỷ giá

Theo cơ chế này NHTW sẽ khơng dùng biện pháp gì để cố định (ổn định) tỷ giá mà để cho tỷ giá tăng lên hay giảm xuống một cách tự do. Tỷ giá được biến động lên xuống tự do như vậy gọi là tỷ giá thả nổi.

Về mặt lý thuyết, cố định tỷ giá là cơ chế thể hiện sự can thiệp của chính phủ để giữ vững sự ổn định của thị trường tài chính tiền tệ, đồng thời thể hiện sức mạnh của chính phủ và NHTW trong điều hành tỷ giá. Tuy nhiên cố định tỷ giá là một cơ chế cứng nhắc, mâu thuẫn và xem nhẹ quy luật thị trường, sự đổ vỡ là điều không tránh khỏi.

Ngược lại với cơ chế cố định là cơ chế thả nổi tỷ giá – sự buông xuôi, sự không can thiệp mà để cho tỷ giá lên xuống tự do là điều mà các chính phủ và NHTW các nước không bao giờ mong muốn. Sự thả nổi chỉ xảy ra khi “lực bất tòng tâm” nghĩa là chính phủ và NHTW khơng cịn khả năng can thiệp, hoặc sẽ khơng có lợi khi can thiệp tỷ giá. Như vậy cơ chế thả nổi là một cơ chế bắt buộc hoặc là một cơ chế được áp dụng khi thị trường tài chính tiền tệ của nước đó đã ổn định vững chắc.

Thứ ba: Cơ chế thả nổi có quản lý

Với cơ chế này, NHTW để cho tỷ giá thị trường biến động theo quan hệ cung cầu, nhưng khi tỷ giá đó tăng lên quá cao hoặc giảm xuống quá thấp thì NHTW sẽ can thiệp để giữ cho tỷ giá không biến động quá lớn, gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động xuất – nhập khẩu và các hoạt động đối ngoại khác.

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 64

Thứ tư: Cơ chế điều chỉnh linh hoạt tỷ giá hoạt động

Đây là cơ chế có sự pha trộn giữa cố định thả nổi và quản lý – Nghĩa là tùy từng điều kiện cụ thể mà chủ động điều chỉnh tỷ giá một cách linh hoạt – tỷ giá được điều chỉnh như vậy gọi là tỷ giá linh hoạt. Phần lớn các nước áp dụng cơ chế này, trong đó

Một phần của tài liệu Giáo trình Thị trường tài chính (Ngành Tài chính doanh nghiệpTrung cấp) (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)