Các loại giá chứng khoán

Một phần của tài liệu Giáo trình Thị trường tài chính (Ngành Tài chính doanh nghiệpTrung cấp) (Trang 116 - 118)

CHƯƠNG 4 : THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

4.6. Chứng khoán

4.6.5. Các loại giá chứng khoán

Mệnh giá

Mệnh giá của chứng khoán là số tiền ghi trên chứng khoán khi phát hành. Cổ phần của các công ty cổ phần chưa niêm yết chứng khốn trên sàn giao dịch có thể có nhiều mệnh giá khác nhau. Tuy nhiên, khi đã niêm yết chứng khoán trên sàn giao dịch, mệnh giá phải thống nhất theo quy định thống nhất: Mệnh giá của các cổ phiếu niêm yết là là 10.000 đồng và mệnh giá của trái phiếu niêm yết là 100.000 đồng.

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 114

Giá niêm yết

Giá niêm yết của chứng khoán là giá được thực hiện tại phiên giao dịch đầu tiên khi cơng ty niêm yết chứng khốn trên Sở Giao dịch Chứng khoán.

Giá khởi điểm

Giá khởi điểm của chứng khoán là giá mà tổ chức phát hành chào bán khi phát hành chứng khoán lần đầu tiên trên thị trường sơ cấp.

Giá khớp lệnh

Giá khớp lệnh là mức giá chứng khoán được xác định từ kết quả khớp lệnh tại sàn giao dịch chứng khoán.

Giá mở cửa

Giá mở cửa là giá chứng khoán được thực hiện tại lần khớp lệnh đầu tiên trong ngày giao dịch.

Giá đóng cửa

Giá đóng cửa là giá chứng khốn được thực hiện tại lần khớp lệnh cuối cùng trong ngày giao dịch.

Giá tham chiếu

Giá tham chiếu chứng khoán là mức giá được dùng làm cơ sở cho việc tính giới hạn dao động giá chứng khốn trong phiên giao dịch. Giá tham chiếu hiện nay ở Việt Nam là giá đóng cửa cửa của ngày ngày liền kề trước đó.

Giá trần

Giá trần của chứng khoán là mức giá cao nhất được phép giao dịch trong ngày giao dịch của một loại chứng khoán.

Giá trần = Giá tham chiếu + (Giá tham chiếu x Biên độ dao động giá) Giá sàn

Giá sàn của chứng khoán là mức giá thấp nhất được phát giao dịch trong ngày giao dịch của một loại chứng khốn.

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 115

Một phần của tài liệu Giáo trình Thị trường tài chính (Ngành Tài chính doanh nghiệpTrung cấp) (Trang 116 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)