SỰ TƯƠNG TÁC XÃ HỘI GIỮA CÁC CÁ NHÂN TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu Giao trinh tam ly hoc phat trien duong thi dieu hoa (Trang 33 - 37)

PHÁT TRIỂN

GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN à Chương 3. HOẠT ĐỘNG VÀ TƯƠNG TÁC XÃ HỘI TRONG LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TÂM LÍ CÁ NHÂN

1. Định nghĩa tương tác xã hội

Tương tác là sự tác động qua lại giữa các sự vật. Mọi sự vật, hiện tượng phong phú trong thế giới vô cơ, hữu cơ và xã hội người đều được hình thành và phát triển do có sự tương tác giữa các sự vật và hiện tượng với nhau.

Có nhiều loại tương tác: tương tác vật lí, tương tác sinh lí, tương tác tâm lí và tương tác xã hội. Ở lồi vật cũng có tương tác tâm lí, nhưng chỉ có con người mới có tương tác xã hội. Tâm lí, ý thức cá nhân được thực hiện qua các tương tác tâm lí và tương tác xã hội. Trong đó chủ yếu là tương tác xã hội.

Tương tác xã hội là sự tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các thành viên trong xã hội.

Tương tác xã hội có thể là tương tác giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với nhóm xã hội và giữa nhóm xã hội với nhóm xã hội.

2. Các loại tương tác xã hội

2.1. Phân loại theo mức độ tiếp xúc xã hội giữa các chủ thể Theo cách phân loại này có thể chia thành các loại:

– Sự tiếp xúc xã hội: Sự tiếp xúc xã hội giữa các cá nhân có thể diễn ra với nhiều mức độ: Sự tiếp xúc về khơng gian, ở đây hầu như chưa có mối liên hệ trực tiếp giữa các cá nhân, chỉ có vị trí khơng gian quan sát gần nhau; sự tiếp xúc tâm lí, các chủ thể đã có sự quan tâm, để ý đến nhau; sự tiếp xúc xã hội, các chủ thể đã có hoạt động cùng nhau về khơng gian và thời gian.

– Sự tương tác: các chủ thể có hệ thống hành động ổn định, nhằm đáp lại các phản ứng tương ứng từ phía đối tác.

Sự tiếp xúc xã hội, sự tương tác và quan hệ xã hội đồng thời cũng là các mức độ từ thấp đến cao của tương tác xã hội

2.2. Phân loại theo chủ thể tác động trong tương tác

– Nội tương tác: Là tương tác giữa ý thức của chủ thể với các yếu tố tâm lí của chính mình. Trong loại tương tác này ý thức của chủ thể hướng vào trong, nhận thức và đánh giá các yếu tố tâm lí của mình. Đó chính là q trình tự nhận thức, tự đánh giá, tự điều chỉnh bản thân; quá trình phản tỉnh.

– Ngoại tương tác: Là tương tác giữa các chủ thể với nhau. ý thức của chủ thể hướng đến chủ thể khác để nhận thức, đánh giá và điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với tác động của chủ thể khác. Ngoại tương tác có nhiều loại: Tướng tác liên cá nhân: Là tương tác giữa các cá nhân với nhau. Tương tác cá nhân xã hội: Chẳng hạn, cá nhân phục tùng hay cưỡng lại các tác động của nhóm và của xã hội. Tương tác nhóm – nhóm: Chẳng hạn giữa các lớp trong trường học có sự thi đua, liên kết, trao đổi về các vấn đề học tập… Tương tác cộng đồng xã hội – xã hội: Chẳng hạn, tương tác giữa các tổ chức xã hội, các quốc gia, dân tộc…

2.3. Phân loại theo mức độ tham gia của ý thức chủ thể vào q trình tương tác

Theo cách phân loại này có hai loại tương tác: tương tác phi biểu trưng và tương tác biểu trưng.

– Tương tác phi biểu trưng: là sự tương tác được nảy sinh do sự phản ứng trực tiếp của cá nhân này với cá nhân kia mà khơng có sự lí giải ý nghĩa hành động của nhau.

Cháu bé 6 tháng tuổi bắt chước mẹ cười, nhăn mặt; cháu bé 2 – 3 tuổi bắt chước ngôn ngữ của người lớn trong gia đình… là những biểu hiện của sự tương tác phi biểu trưng. Trong các trường hợp bắt chước vô thức này, trẻ em phản ứng trực tiếp với các kích thích của người lớn. Tương tác phi biểu trong cũng có thể diễn ra ở người lớn khi mất khả năng kiểm soát của ý thức như phản ứng của người đang tức giận, của người say rượu hay của người bị ám thị, thôi miên…

Công thức chung của tương tác phi biểu trưng là S – R. Trong đó S là các kích thích, cịn R là các phản ứng của cá thể. ở đây cá thể phản ứng trực tiếp đối với các kích thích từ mơi trường.

– Tương tác biểu trưng: Là tương tác trực tiếp giữa các cá nhân. Trong đó các chủ thể phải thường xuyên thu nhận, hiểu, lí giải, định nghĩa, xác định hành động của nhau, để từ đó có phản ứng đáp lại phù hợp. Tương tác biểu trưng là quá trình hình thành nhận thức và hành động của cả hai chủ thể, được thực hiện dựa trên cơ sở lí giải các biểu tượng về hành động của người đối diện để qua đó nhận ra ý nghĩa và động cơ của hành động; đưa ra được định nghĩa về hành động của người đó. Các cuộc trao đổi giữa học sinh với giáo viên, sự giao lưu giữa ca sĩ với khán giả…, là những ví dụ đơn giản về tương tác biểu trưng. Công thức chung của tương tác biểu trưng là S – I – R. Trong đó S là các kích thích cịn I là biến số trung gian – là sự lí giải của chủ thể về các kích thích S, cịn R là các phản ứng của chủ thể. Ở đây chủ,thể phản ứng gián tiếp đối với các kích thích từ người khác, thơng qua khâu trung gian là các biểu tượng của chủ thể, được hình thành từ sự phân tích ý nghĩa ngầm ẩn trong các kích thích.

Trong q trình hình thành, phát triển tâm lí – xã hội của cá nhân tồn tại cả tương tác phi biểu trưng và tương tác biểu trưng. Tuy nhiên, tương tác biểu trưng phổ biến và có vai trị quan trọng hơn.

3. Cơ chế hình thành và phát triển Tâm lí, ý thức xã hội trong tương tác

Trong quá trình tương tác, mọi hành vi của chủ thể thường bắt đầu với tư cách là cái tôi chủ thể (I). Khi cái tôi (I) tương tác với người khác làm nảy sinh cái tơi khách thể (Me). Đó chính là tồn bộ tâm thế hành vi của người khác được nội tâm hóa. Tức là tồn bộ các hình dung về bản thân mình mà cá nhân học được qua quan sát và giải nghĩa các hành vi của người khác, là sự hình dung bản thân mình qua con mắt của người khác. Khi cái tơi khách thể (Me) được hình thành ở cá nhân sẽ hướng cái tôi chủ thể (I) quay trở lại để tự nhìn nhận và đánh giá chính bản thân mình theo các chuẩn mực văn hoá nhất định. Ở đây xuất hiện sự so sánh giữa các chuẩn (hệ quy chiếu) với các kinh nghiệm của cá nhân. Từ đó hình thành cái tơi liên kết hay cái tơi tự mình (Self).

Khả năng ý thức về cái tôi, tức là tách được mình ra khỏi chính bản thân để nhìn nhận và đánh giá bản thân mình theo con mắt của người khác, khơng phải ngay từ đầu đã xuất hiện ở trẻ em, mà phải trải qua nhiều giai đoạn. Theo G. Mead quá trình phát triển này ở trẻ em diễn ra qua ba giai đoạn: Giai đoạn 1 – Bắt chước: Đây là giai đoạn trẻ em chơi một mình, trực tiếp bắt chước hành vi của người xung quanh nhưng khơng hiểu ý nghĩa của những hành vi đó (cầm giẻ lau nhà, giặt quần áo… như mẹ). Giai đoạn 2 – Đóng vai: Giai đoạn này trẻ đã biết có những hành vi tương ứng với các trò chơi nhất định, đặc biệt là hành vi của bố mẹ và người xung quanh. (Trẻ đóng vai mẹ cho búp bê ăn, nựng yêu hoặc quát mắng búp bê. Sau đó lại tự trả lời với mẹ…). Giai đoạn 3 – Trị chơi đóng vai: Ở giai đoạn này trẻ em không chỉ cảm nhận và thực hiện được các hành vi của người khác mà phải thực hiện các vai diễn với những quy tắc mang tính xã hội (là người mẹ thì phải làm gì? Bác sĩ phải làm gì? Một em bé ngoan phải như thế nào?).

Việc đảm nhận vai trò của người khác giúp trẻ học được cách điều khiển hành vi của mình theo các khn mẫu vai trị xã hội. Trẻ nắm vững được các quy tắc, các hành vi của tương tác xã hội thơng qua q trình nội tâm hóa các chuẩn mực, khn mẫu hành vi, các chế tài xã hội, biến chúng thành các giá trị cá nhân và hịa vào cái tơi.

4. Các hướng tiếp cận tương tác xã hội trong q trình phát triển của cá nhân

Có nhiều hướng tương tác xã hội giữa các cá nhân. Dưới đây là một số hướng chính: 4.1. Tiếp cận hoạt động có đối tượng

Hoạt động có đối tượng là sự tương tác của con người với thế giới vật thể có sẵn trong tự nhiên hay do con người sáng tạo ra. Từ đó thiết lập mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên và thế giới đồ vật. Vì vậy hoạt động là một phương thức tương tác của con người. Phần đầu của chương này đã phân tích hoạt động và cấu trúc của nó. Trong đó đã đề cập khá kĩ sự tương tác và chuyển hóa giữa chủ thể của hoạt động với đối tượng, qua đó hình thành và phát triển tâm lí cá nhân.

4.2. Tiếp cận giao tiếp hàng ngày

Ngồi hoạt động với đồ vật, con người cịn tác động lẫn nhau thông qua giao tiếp hàng ngày và đây mới là phương thức chủ yếu để cá nhân tồn tại và phát triển với tư cách là con người xã hội. Sự tác động qua lại giữa người với người tạo nên phương thức đặc thù của hoạt động của con người-hoạt động giao tiếp. Từ đó thiết lập quan hệ với nhau trong cuộc sống (quan hệ liên cá nhân, quan hệ cá nhân – nhóm, quan hệ nhóm – nhóm trong xã hội). Vì vậy giao tiếp là phương thức của cá nhân trong quá trình phát triển. Giao tiếp của cá nhân được diễn ra dưới nhiều hình thức: giao tiếp trực tiếp – mặt đối mặt giữa các chủ

thể, giao tiếp gián tiếp thông các phương tiện trung gian (sự trao đổi, quà tặng), thơng qua q trình diễn các vai (trị chơi và diễn kịch) và thơng qua các hoạt động cùng nhau…

Khi tiếp cận tương tác xã hội thông qua giao tiếp hàng ngày giữa các cá nhân, cần lưu ý những khía cạnh sau:

– Thứ nhất, cần đặc biệt quan tâm tới các hình thức giao tiếp trực tiếp mặt đối mặt. Đây là hình thức tương tác mạnh và hiệu quả cao. Vì loại giao tiếp này thường diễn ra theo nguyên tắc "tôi soi gương". Người khác là tấm gương soi của tôi.

– Thứ hai, xu hướng trao đổi giữa các cá nhân trong giao tiếp. Trao đổi là phương thức phát triển của cá nhân. Trong quan hệ, người cho nhiều có thể nhận lại được nhiều từ phía người được họ cho nhiều và ngược lại. Sự nhận được nhiều là một củng cố tích cực hành vi chia sẻ tiếp theo.

Nhiều cơng trình nghiên cứu đã chứng minh những trẻ em khi cịn nhỏ hay chia đồ chơi cho bạn thì cũng hay nhận được đồ chơi của bạn. Ngược lại, những cháu bé luôn giữ đồ chơi của mình thì ít nhận được đồ chơi từ các bạn khác. Những cháu hay cho bạn mượn đồ chơi, khi trưởng thành dễ thích ứng và dễ hồ nhập với người khác. Ngược lại, những cháu ít cho bạn đồ chơi, khi trưởng thành khó thích ứng khó hồ nhập với người khác.

4.3. Tiếp cận vai trò xã hội

Trong cuộc sống cũng như trong cấu trúc tâm lí của cá nhân ln tồn tại hai mặt: Một mặt, ln phải đóng các vai trị xã hội khác nhau: cha – con; anh – em; vợ chồng; nhân viên – thủ trưởng… mà xã hội gán cho. Mặt khác, phải ln duy trì, thể hiện và phát triển cái tơi, cái bản sắc riêng của mình, mà khơng làm mất nó. Vì vậy, q trình phát triển tâm lí, nhân cách của cá nhân là q trình cá nhân đó đóng các vai trị khác nhau, học cách kiềm chế và kiểm sốt bản thân. Khi tham gia vai trị nào đó nhăm đảm bảo sự duy trì và phát triển cái tơi chủ thể của mình.

Trong q trình thể hiện các vai; trị của cá nhân thường xuyên diễn ra các xu hướng:

– Thứ nhất: Cá nhân có xu hướng thong muốn được người khác chấp nhận và tơn trọng vai trị của mình. Để đạt được điều này cá nhân phải học cách nhập các vai khác nhau trong từng cảnh: ở nhà, trong lớp học, trên đường phố, cửa hàng, công sở…; học cách bộc lộ khả năng của mình tương ứng với các vai trị; tìm hiểu và lưu ý đến phản ứng của người khác. Qua đó kiểm sốt hành vi của người khác và điều chỉnh hành vi của mình theo phản ứng của người khác. Q trình học cách nhập vai có thể được thực hiện thơng qua trị chơi, qua học tập và qua ứng xử hàng ngày của cá nhân.

– Thứ hai: Xu hướng kiềm chế các biểu cảm cá nhân. Trong quá trình thực hiện các vai trị xã trội, cá nhân thường cố gắng tạo ra và duy trì các biểu cảm phù hợp với hồn cảnh cụ thể; luôn phải kiềm chế các biểu cảm của mình. Đó chính là q trình học hỏi cách kiểm sốt các biểu cảm và hành vi của cá nhân trên cơ sở quan sát và phân tích thái độ và ứng xử của người khác về vai trị của mình.

4.4. Tiếp cận trị chơi

Trong đời sống tâm lí của con người khơng chỉ có các yếu tố Tâm lí mang tính "khn mẫu do có các hoạt động tạo thành, như tính kĩ thuật, tính kỉ luật và các nguyên tắc xã hội khác về tư duy, thái độ và hành vi ứng xử, mà cịn có các yếu tố mang tính sáng tạo, tự do – những yếu tố tâm lí "phi khn mẫu được hình

thành do trị chơi.

Trong thực tế, trị chơi một mặt, góp phần giúp cá nhân tiếp cận, hình thành và phát triển những khn mẫu đã có về nhận thức, thái độ và hành vi ứng xử của xã hội, mặt khác còn là phương thức phát triển các yếu tố phi khn mẫu xã hội. Bởi lẽ trị chơi cũng có các nội dung và nguyên tắc nhất định. Trong đó bản chất của trò chơi là tự do và sáng tạo. Vì vậy, trị chơi chính là phương thức tốt nhất để cá nhân bổ sung các thành phần mềm mại, uyển chuyển, tự do và sáng tạo vào cấu trúc tâm lí của mình, bên cạnh các yếu tố "nghiêm chỉnh" khn mẫu, tạo thành đời sống tâm hồn phong phú.

Created by AM Word2CHM

Một phần của tài liệu Giao trinh tam ly hoc phat trien duong thi dieu hoa (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)