HOẠT ĐỘNG NGƠN NGỮ VÀ PHÁT TRIỂN TIẾNG NĨI VI XUẤT HIỆN TIỀN ĐỀ CỦA SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH

Một phần của tài liệu Giao trinh tam ly hoc phat trien duong thi dieu hoa (Trang 59 - 62)

VI. XUẤT HIỆN TIỀN ĐỀ CỦA SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH

Created by AM Word2CHM

I. SỰ PHÁT TRIỂN CƠ THỂ VÀ VẬN ĐỘNG

GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN à Chương 5. SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÍ CỦA TRẺ EM TRONG BA NĂM ĐẦU

1. Sự phát triển cơ thể

Trong ba năm đầu, cơ thể của trẻ tăng trưởng với tốc độ chóng mặt. Đây là giai đoạn thay đổi nhanh nhất về thể chất và được coi là giai đoạn bứt phá lần thứ nhất trong cuộc đời mỗi cá nhân, giai đoạn bứt phá lần thứ hai là khi 12-15 tuổi (giai đoạn dậy thì).

1.1. Sự tăng trưởng thể chất

– Sau 4 – 6 tháng tuổi, trẻ đã nặng gấp đôi so với khi mới sinh và sau 1 năm tăng gấp ba (khoảng 7 – 10 kg). Sau hai năm nặng gấp 4 lần và đạt khoảng 10 – 12kg. Từ năm thứ hai, tốc độ tăng cân của trẻ có xu hướng giảm dần.

Về chiều cao, sau hai năm đầu trẻ đạt khoảng 1/2 chiều cao của người trưởng thành. Sau đó mơi năm tăng trung bình 4cm.

Bảng 5.1: Chiều cao và cân nặng trẻ em Việt Nam từ 6 tháng tuổi đến 36 tháng Tuổi Chiều cao (cm) Cân nặng (kg)

Nam Nữ Nam Nữ

6 tháng 65,62 ± 2,1364,64 ± 2,307,30 ± 0,72 6,91 ± 0,59 12 tháng73,78 ± 2,5972,76 ± 2,928,77 ± 0,68 8,4~ ± 0,77

24 tháng81,57 ± 3,2679,95 ± 3,1910,53 ± 0,959,90 ± 0,97 36 tháng89,15 ± 3,4387,97 ± 3,1212,14 ± 1,0711,68 ± 1,09 1.1.2. Sự thay đổi tỉ lệ cơ thể

Khi mới sinh, trong ba bộ phận: đầu, thân và chân tay thì chân tay ngắn nhất.

Bộ phận phát triển nhanh nhất trong giai đoạn đầu là thân. Chân cũng phát triển nhanh. Đến tuổi trưởng thành, chân chiếm khoảng 50% chiều dài cơ thể, đầu khoảng 12%.

Giai đoạn đầu, cơ thể của trẻ phát triển theo xu hướng từ trong ra ngoài, từ đầu đến chân. Trẻ phát triển ngực và các cơ quan bên trong, sau đó cẳng chân, tay rồi dần đến các ngón. Đến tuổi dậy thì, sự phát triển cơ thể lại theo xu hướng ngược lại: độ cao của cơ thể và độ dài của tay, chân phát triển nhanh hơn, sau đó mới đến thân.

Trước khi sinh, xương của trẻ chỉ là những mơ sụn thềm. Sau đó các mơ sụn này cứng lên nhờ chất can xi và khoáng. Khi mới sinh, xương của trẻ mềm, dễ uốn và khó gãy. Xương sọ của trẻ mới sinh gồm một số mảnh mềm và có thể ép lại khi di qua cổ tử cung của người mẹ. Các mảnh xương sọ này được ghép lại bởi 6 vết. Chúng được lấp đầy dần bởi các khoáng và sẽ cứng vào lúc 2 tuổi.

Các bộ phận khác như mắt cá chân, bàn chân, cổ tay, bàn tay phát triển nhanh hơn các phần khác. Xương của đứa trẻ 2 tuổi có thể điều khiển tốt các gân tay và chân có thể di chuyển.

Trong 3 tháng trước khi sinh và hai năm đầu sau khi sinh là thời kì đột phá lớn lên của các tế bào thần kinh. Sự sản sinh các xinap diễn ra với tốc độ nhanh và đạt đến đỉnh điểm 2 tuổi. Sự tăng trường của các nơron thần kinh và của não nói chung phụ thuộc nhiều vào chế độ dinh dưỡng và môi trường hoạt động. Khi mới sinh, trọng lượng của não bằng 25% não người trưởng thành. Song não phát triển rất nhanh, sau năm đầu đã đạt 66% và lúc 2,5 tuổi đạt 76 %, khi 5 tuổi não của trẻ đã đạt 90% với khi trưởng thành. Quá trình mielin hóa các dây thần kinh diễn ra rất nhanh trong hai năm đầu sự miệng hoá giúp cho các phản ứng của trẻ phức tạp, chính xác, tinh tế hơn. Khi các nơron thần kinh nối não với các cơ của xương được miệng hố thì trẻ có thể thực hiện phối hợp các động tác như ngẩng đầu, lật nghiêng, với đồ vật bằng bàn tay, lẫy, trườn, bò…

Các vùng trên não phát triển không đều và tuỳ thuộc vào các vùng điều khiển hoạt động của trẻ. Khi mới sinh cuống não và não giữa phát triển. Tiếp đến là vùng điều khiển vận động, sau đó là vùng điều khiển hoạt động trí tuệ, học tập, theo thứ tự: vùng vận động đơn giản, vùng diều khiển cảm giác và tri giác nhìn, nghe, ngửi, nếm, những vùng vận động của cánh tay, chân.

2. Sự tăng trưởng và phát triển hệ vận động

Ngay thời điểm ra đời, trẻ đã có những vận động đơn giản là các phản xạ đáp lại những kích thích đặc trưng như phản xạ dũi, mút (bú) và nuốt. quá trình phát triển các vận động gắn với quá trình trưởng thành và thuần thục hệ vận động của cơ thể, của hệ thần kinh và sự miệng hoá các nơron. Những vận động phức tạp về sau phụ thuộc nhiều vào trải nghiệm và kinh nghiệm của trẻ thông qua sự hướng dẫn của người lớn. 3. Đi thẳng đứng – hình thái vận động đặc trưng của con người

Hầu hết trẻ phải sau một năm mới biết đi. Đi là hình thái vận động đặc trưng của con người, khơng có sẵn trong chương trình di truyền. Muốn đi được đứa trẻ phải luyện tập bằng cách bắt chước hoặc được người lớn dạy dỗ. Sự vận động theo tư thế thẳng đứng là một cơng việc khó khăn. Mới đầu cơ chế điều khiển các cử động đi chưa hình thành, vì thế đứa trẻ ln bị mất thăng bằng, những trở ngại nhỏ trên đường đi đều có thể làm cho trẻ bối rối, sợ hãi. Lúc này người lớn cần dìu dắt trẻ đi từng bước một và kịp thời cổ vũ khi bé đi được vài bước. Sau những thành cơng đó, đứa trẻ.. cảm thấy thích đi, mặc dầu bị ngã nhiều lấn. Dần dần động tát đi lấn át động tác bò và trở thành phương thức cơ bản để di chuyển trong không gian, tuy vậy bản thân những cử động đi vẫn chưa phối hợp hài hoà.

Khi đã biết đi thành thạo, trẻ thích làm phức tạp hố bước đi của mình như đi thụt lùi, xoay vòng quanh, nhiều khi còn muốn vượt qua một tố chướng ngại vật. Do đó nên tận dụng thời cơ này để tập những vận động khéo léo cho trẻ, giúp cho những bước đi của trẻ được mạnh dạn và linh hoạt hơn.

Đi thẳng đứng là một bước tiến cơ bản trong quá trình nên người. Nhờ biết đi trẻ bước vào một thời kì mới, thời kì tiếp xúc tự do và độc lập hơn với thế giới bên ngoài.

Khi đã biết đi, số lượng đồ vật mà trẻ có thể tìm hiểu và sờ mó được tăng lên và phong phú hơn nhiều. Khả năng khám phá những đồ vật xung quanh và kĩ năng sử dụng chúng được nâng cao nhanh chóng, đặc biệt là phạm vi giao tiếp với những người xung quanh được mở rộng, giúp cho đứa trẻ thu nhận được nhiều kinh nghiệm sống. Từ đây đứa trẻ với tư cách là một con người thực sự, có tính độc lập trong việc chiếm lĩnh thế giới đồ vật và giao tiếp với mọi người xung quanh.

4. Các yếu tố tác động tới sự tăng trưởng và phát triển cơ thể – hệ vận động của trẻ em 4.1. Cơ chế sinh học

Sự lớn lên của cơ thể trẻ chủ yếu do kiểu trên di truyền và do hệ thống nội tiết quy định.

Trong quá trình phát triển cơ thể, mỗi cá thể trẻ được thừa hưởng kiểu gen đặc trưng của loài người và cấu trúc gen của cha mẹ, tạo ra một kiểu gen riêng của mình. Kiểu gen này quy định nhịp độ, tốc độ và mức độ tăng trưởng riêng. Tuy nhiên, kiểu gen di truyền không trực tiếp quyết định sự tăng trưởng cơ thể, mà phải qua sự tương tác với các yếu tố mơi trường và tính tích sự luyện tập của trẻ.

Các tuyến nội tiết (tuyến yên, tuyến giáp, tuyến thượng thận; tinh hoàn, trứng), đặc biệt là tuyến yên và tuyến giáp là những trung tâm sản sinh và giải phóng các hoocmơn liên quan trực tiếp tới sự phát triển của cơ thể. Tuyến yên sản sinh và giải phóng các hoocmơn kích thích sự tăng trưởng các tế bào. Nếu tuyến này hoạt động khơng bình thường sẽ làm giảm chiều cao của cơ thể. Những trẻ em khi mới sinh bị thiếu hụt về tuyến giáp sẽ bất lợi về phát triển trí tuệ…

4.2. Tác động của môi trường chăm nuôi trẻ

Ảnh hưởng đầu tiên đến sự lớn lên của cơ thể và hệ vận động trước hết là chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Sự suy dinh dưỡng kéo dài trong 5 năm đầu của trẻ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của não. Sự suy dinh dưỡng có thể là do trong khẩu phần ăn của trẻ thiếu prơtêin/calo; cũng có thể do thiếu vitamin/khoáng. Sự suy nhược cơ thể do thiếu dinh dưỡng phần nhiều là do ngay từ khi cịn trong bụng mẹ, trẻ đã khơng được cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết. Trẻ suy dinh dưỡng thường da nhăn nheo, gầy và ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường về trí tuệ. Sự thiếu vitamin và khống thường phổ biến hơn là thiếu prơtein. Các vitamin thường bị thiếu là vitamin A, C và nhóm B. Các chất khống thiếu phổ biến là sắt và một số vi

lượng khác.

Ngược với suy dinh dưỡng là sự béo phì. Béo phì thường dẫn đến nhiều bệnh khó chữa: tiểu đường, cao huyết áp, các bệnh tim mạch, bệnh về thận…

Ngoài các yếu tố dinh dưỡng, sự phát triển của cơ thể cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác như sự đau ốm, căng thẳng, lo âu tâm lí kéo dài.

Sự chỉ dẫn và giúp đỡ trẻ luyện tập là tác nhân quan trọng đối với sự phát triển thể chất và hệ vận động của trẻ. Người lớn giúp trẻ giải quyết những khó khăn khi tiến hành các thao tác vận động. Đồng thời chủ động huấn luyện cho trẻ các thao tác phức tạp như đứng, đi… và tạo ra cho trẻ trạng thái tâm lí vui vẻ trong cuộc sống.

Created by AM Word2CHM

Một phần của tài liệu Giao trinh tam ly hoc phat trien duong thi dieu hoa (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)