XUẤT HIỆN TIỀN ĐỀ CỦA SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH

Một phần của tài liệu Giao trinh tam ly hoc phat trien duong thi dieu hoa (Trang 73 - 77)

GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN à Chương 5. SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÍ CỦA TRẺ EM TRONG BA NĂM ĐẦU

1. Sự hình thành cấu tạo Tâm lí bên trong

một chế độ sinh hoạt hàng ngày (ăn, ngủ, tắm chơi…) thì sang tuổi ấu nhi, việc đó khơng cịn đơn giản như vậy nữa. Đó là vì ở trẻ đã bắt đầu xuất hiện một thế giới nội tâm. Vào tuổi ấu nhi, trẻ hành động không chỉ do tác động trực tiếp bên ngồi mà cịn bị điều khiển bởi biểu tượng được giữ lại trong trí nhớ. Suốt thời kì này trí nhớ bắt đầu đóng vai trị quan trọng, nó tham gia vào các q trình tâm lí làm cho thế giới bên trong được hình thành mạnh mẽ và hành vi của trẻ cũng được cải biến rõ rệt.

Trí nhớ khơng những giúp trẻ nhận ra vị trí của mình trong thế giới đồ vật và trong những người xung quanh mà còn bắt đầu nhận ra mối quan hệ giữa quá khứ, hiện tại và tương lai: Nhờ đó cấu tạo tâm lí bên trong bắt đầu hình thành, có tác dụng chi phối hành vi của trẻ và ở trẻ bắt đầu xuất hiện động cơ của hành động. Do đó người lớn lúc này khơng thể áp đặt cho trẻ thái độ và cách ứng xử của mình đối với con người và sự vật xung quanh. Tuy nhiên động cơ của trẻ ấu nhi vẫn còn hết sức đơn sơ và chưa được tổ chức thành một hệ thống thứ bậc dựa trên một trật tự ưu tiên về tầm quan trọng nhiều hay ít để hành động. Phải mất nhiều thời gian trẻ mới xác định được một thế giới bên trong giúp trẻ phối hợp các động cơ với nhau, khiến cho động cơ này có thể phục tùng động cơ khác quan trọng hơn.

Tuy đã bắt đầu có một thế giới bên trong nhưng thế giới đó vẫn cịn rất mơ hơ, mong manh khiến cho hành động của trẻ ấu nhi vẫn còn chịu ảnh hưởng của xúc cảm hay ý muốn được nảy sinh từ hoàn cảnh trực tiếp. Vì thế hành vi của trẻ cịn phụ thuộc nhiều vào hồn cảnh bên ngồi và mang tính tự phát, trẻ có thể rất thích thú và cũng dễ chán ngay một thứ gì đó.

Vào cuối tuổi ấu nhi, trẻ đã có thể hành động theo mục đích, nhưng ảnh hưởng của hoàn cảnh bên ngoài vẫn mạnh hơn là lời giải thích hay ý định ban đầu của trẻ, do thế giới nội tâm của trẻ tuy đã hình thành nhưng cịn chưa ổn định. Đứa trẻ có thể nói trước là nó muốn làm một cái gì đó, nhưng thường trẻ không làm được đến nơi đến chốn. Chẳng hạn, cháu 30 tháng, trước khi vẽ "tuyên bố": "Con sẽ vẽ con gà", nhưng hí hốy được một lúc rồi nhìn sang thấy bố đang vẽ con ngựa, cháu lại "cải chính": "Con vẽ con ngựa giống bố cơ!"

Bước sang tuổi ấu nhi, tình cảm của trẻ được phát triển lên một bước, ở trẻ đã xuất hiên tình cảm tự hào và xấu hổ. Trẻ muốn được người lớn khen ngợi, âu yếm và rất sợ họ tỏ ra khơng bằng lịng hoặc chê trách. Trẻ rất tự hào khi việc làm của mình được người lớn khen ngợi và cảm thấy xấu hổ mỗi khi hành động không được người lớn mong mỏi hay chê bai. Đối với bạn cùng tuổi, trẻ cũng đã bộc lộ mối thiện cảm của mình bằng cách chia sẻ bánh kẹo hay đồ chơi cho bạn. Trẻ cũng thường bị lây lan tình cảm của người khác. Ở nhà trẻ, hễ có một vài cháu khóc thì ngay sau đó cả nhóm trẻ cùng ồ khóc.

Khả năng điều khiển hành vi của trẻ ấu nhi đã xuất hiện song cịn rất hạn chế. Trẻ rất khó khăn khi phải kiềm chế hành vi để thoả mãn một nhu cầu nào đó và càng khó khăn hơn khi buộc phải làm một điều gì đó mà nó khơng muốn. Chẳng hạn, người ta đưa cho mỗi đứa trẻ lên ba một gói bánh và dặn các cháu đừng vội bóc ăn mà hãy chờ cho đến khi bố mẹ đến đón rồi hãy bóc ăn mới vui và như vậy sẽ ngon hơn. Nhưng rất ít cháu làm theo lời khun đó. Trong một nhóm trẻ có 15 cháu thì chỉ có 3 cháu khơng bóc ăn ngay nhưng các cháu đó cũng khơng kiên nhẫn chờ cho đến chiều mà chỉ sau ít phút chúng cũng bóc ra ăn ln. 2. Sự hình thành cái tơi ban đầu

Dấu hiệu đầu tiên của q trình hình thành nhân cách là sự xuất hiện của tự ý thức, cịn được gọi là “cái tơi" hay ý thức bản ngã, tức là tự nhận thức về bản thân mình.

Một trong số tiền đề của sự hình thành ý thức về bản thân là tên gọi. Tên gọi có một tầm quan trọng đặc biệt. Ở tuổi ấu nhi, trẻ còn bị hồ lẫn với những người thân thích xung quanh. Nhiều đứa trẻ tự xưng tên

của mình như là người khác gọi và vẫn coi mình ở ngơi thứ ba. Về cuối tuổi ấu nhi, trẻ đã nhận ra mình một cách rõ ràng nên trong việc xưng hơ trẻ đã biết đặt mình ở ngơi thứ nhất.

Trẻ thường sớm đồng nhất bản thân với tên gọi của mình và khơng thể chấp nhận được mình khơng có tên và thường tỏ ra bực mình nếu bị gọi bằng tên khác.

Tuy nhiên, sự kiện trẻ biết mình có một tên riêng khơng có nghĩa là trẻ đã ý thức được về bản thân mình. Chỉ đến khoảng 3 tuổi trẻ mới tách ra được tên gọi của mình với bản thân mình, mới nhận ra tên mình gắn liền với bản thân mình (tức là cái tơi, của mình). Việc trẻ ý thức được bản thân liên quan tới bốn sự kiện sau:

– Thứ nhất: Trẻ tự nhận ra bản thân bắt đầu từ hình dáng biên ngồi và các bộ phận cơ thể của mình (mắt, mũi, mồm, chân tay..). Trẻ có khả năng tự ý thức được bản thân mình vào khoảng 18 tháng tuổi.

– Thứ hai: Trẻ nhận ra và kiểm soát được xúc cảm của mình khi được 3 tháng tuổi, trẻ đã có thể phân biệt được xúc cảm của người trong ảnh. Vào khoảng 8 đến 10 tháng tuổi khả năng nhận biết này trở lên rõ rệt. Trẻ thường kiểm tra phản ứng xúc cảm của cha mẹ để điều chỉnh phản ứng của mình. Từ 18 đến 24 tháng, trẻ đã bắt đầu nói chuyện theo xúc cảm. Chúng đã biết tỏ thái độ khi nghe người lớn kể chuyện. Lên 3 tuổi trẻ đã biết thảo luận với các thành viên trong gia đình về các trải nghiệm xúc cảm của mình.

Bên cạnh việc hiểu xúc cảm trẻ đã xuất hiện khả năng kiểm soát và điều chỉnh xúc cảm của mình và của người khác. Hết năm đầu tiên trẻ đã biết lăn khỏi vật kích thích hoặc tìm cách trườn khỏi người khác làm nó khó chịu. Từ 18 đến 24 tháng tuổi, trẻ đã tìm cách kiểm sốt hành động của người khác làm chúng khó chịu; đã biết nhíu mày, mím mơi hay cố gắng kìm nén sự tức giận hoặc buồn bực.

– Thứ ba: Hình thành cái tơi ban đầu về bản thân bao gồm cả nhận biết về giới tính.

Khi mới sinh, trẻ chưa biết mình là nam hay nữ. Cuối năm thứ nhất, trẻ có thể phân biệt được nam và nữ trong ảnh. Gần 2 tuổi, trẻ bắt đầu nhận dạng bản thân mình là trai hay gái nhưng khơng biết vì sao lại như vậy. Từ 2 tuổi trẻ đã nhận ra người khác là trai hay gái thơng qua quần áo, kiểu tóc và đã sử dụng đúng các từ cô, chú… Khoảng 3 tuổi, trẻ đã có xu hướng và biết chọn bạn chơi cùng giới. Nhờ vậy trước khi đi học mẫu giáo, trẻ đã có hành vi ứng xử theo khn mẫu giới.

Trẻ 2 tuổi đã học cách tự nhận biết vai trị của mình trong gia đình thơng qua cách ứng xử của người khác. Đối với cha mẹ, trẻ là cục cưng bé nhỏ; đối với anh chị, nó là đồ ích kỉ nhưng cũng là đối tượng để dạy dỗ, ban ơn và sai bảo; đối với em, nó vừa là đối thủ cạnh tranh vừa là người bảo vệ… Việc trẻ ý thức được các vai trò xã hội khác nhau là biểu hiện rõ rệt ý thức về bản thân của trẻ lên ba.

– Thứ tư: Tự đánh giá về hành vi của bản thân.

Bước cao hơn của tự ý thức là trẻ biết nhận xét, tự biết đánh giá hành vi của mình. Ban đầu trẻ dựa vào lời nhận xét của người lớn về mình, về bạn cùng tuổi hay về nhân vật trong truyện mà người lớn cho là tốt hay xấu và tỏ thái độ khen chê rõ ràng. Sau đó trẻ mới liên hệ với hành vi của mình rồi cố gắng làm theo lời khuyến khích của người lớn. Mọi hành vi của trẻ đều có thể chia thành "ngoan" hay "hư”. Trẻ phân biệt được điều này là căn cứ vào thái độ của người lớn khi trẻ làm một việc gì được người lớn xung quanh tán thưởng thì trẻ thường làm đi làm lại nhiều lần để được khen và được gọi là "bé ngoan". Đứa trẻ được giáo dục tốt ln có nguyện vọng trị thành "bé ngoan" để được người lớn khen. Nhu cầu đó dẫn đến sự phát triển tính tự trọng sau này, giúp trẻ thực hiện những hành vi tốt hơn.

3. Nguyện vọng độc lập và khủng hoảng của tuổi lên ba

Khi trẻ đã tách mình ra khỏi người khác và nhận ra những khả năng của chính mình thì đồng thời cũng xuất hiện một thái độ mới đối với người lớn. Trẻ đã bắt đầu so sánh mình với người lớn, muốn giống như người lớn và làm những việc như người lớn. Trong khi muốn tự mình làm lấy mọi việc, ở trẻ xuất hiện nguyện vọng độc lập. Trẻ lên ba thường hay nói tiếng cửa miệng như "Con tự mặc áo", "Con tự đi chơi"… Trẻ không muốn người lớn can thiệp vào những việc đó. Đây chính là thời điểm thích hợp để giáo dục tính tự lực cho các cháu. Người lớn cần tạo cơ hội để trẻ làm các việc tự phục vụ như tự rửa tay, tự xúc cơm hoặc làm những việc nhỏ để giúp đỡ ông bà, cha mẹ. Cũng từ nguyện vọng độc lập, ở trẻ lên ba xuất hiện nhu cầu tự khẳng định là động lực mạnh mẽ thúc đẩy trẻ phát triển về mọi mặt và cũng là dấu hiệu báo trước một nhân cách đang được hình thành.

Tuy nhiên cùng với đó, ở trẻ lên ba lại xuất hiện một thái độ đối lập với người lớn, biểu hiện ở tính bướng bỉnh, chỉ muốn làm theo ý thích của mình. Cũng ở giai đoạn này từ "khơng!" cũng dường như là tiếng "cửa miệng", hầu hết các cháu đều tỏ ra bướng bỉnh, muốn làm ngược lại với lời chỉ bảo của người lớn hoặc vi phạm những ngăn cấm của họ. Trẻ đặc biệt chống đối lại với ai quá quan tâm hay thường làm hộ nó mọi việc. Đồng thời với tính bướng bỉnh, đứa trẻ lại muốn có thẩm quyền đối với mọi vật xung quanh, cái gì cũng muốn thuộc về mình, tính "ích kỉ" xuất hiện. Mặc dù tính ích kỉ này chưa mang nội dung vụ lợi như tính ích kỉ có ở người lớn, nhưng nếu khơng được giáo dục tốt, tính ích kỉ cũng từ đó có cơ hội để phát triển. Với những đặc điểm như vậy, các nhà tâm lí học gọi đây là thời kì khủng hoảng của tuổi lên ba. Khủng hoảng của tuổi lên ba là một hiện tượng phổ biến, nhưng có tính tạm thời và chuyển tiếp, trẻ em ở lứa tuổi lên ba ít nhiều thường mắc phải. Lúc này người lớn thường gặp khó khăn trong quan hệ với trẻ, đặc biệt đối với những cháu quá bướng bỉnh và ương ngạnh. Người lớn nên kịp thời nhận thấy những khả năng mới của trẻ và đáp ứng nhu cầu tự khẳng định, muốn tự lập của trẻ mà tạo ra những hình thức hoạt động mới, những quan hệ mới với mọi người xung quanh, giúp trẻ vượt qua thời kì khủng hoảng. Người lớn không nên coi đây là một đặc tính cố hữu của trẻ hoặc lại quá coi thường cuộc khủng hoảng này, không thay đổi thái độ đối xử với trẻ lên ba, khơng giáo dục thích hợp giúp trẻ tự khẳng định thì cuộc khủng hoảng sẽ kéo dài suốt thời kì thơ ấu, để lại những dấu vết nặng nề sau này.

HƯỚNG DẪN HỌC TẬP CHƯƠNG 5

1. Anh (chị) hãy tóm lược những thành tự lớn trong sự tăng trưởng cơ thể của trẻ trong ba năm đầu và phân tích ảnh hưởng của chúng tới sự phát triển tâm lý trẻ.

2. Anh (chị) hãy chững minh nhận định sau: “hành động với đồ vật và quan hệ trực tiếp với người lớn(đặc biệt là mẹ) là tác nhân chính trong sự phát triển tâm lí của trẻ em ba năm đầu”.

3. Anh (chị) hãy phân tích cơ chế hình thành và phát triển các cấu trúc tâm lí chủ yếu của trẻ em từ sơ sinh đến 3 tuổi.

Created by AM Word2CHM

Chương 6. SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÍ CỦA TRẺ MẪU GIÁO (Từ 3 đến 6 tuổi)

GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN Các chủ đề chính của chương:

– Sự trưởng thành cơ thể và hệ thần kinh diễn ra với tốc độ chậm hơn so với thời kì trước và có xu hướng hồn thiện cấu tạo và chức năng.

– Sự hình thành và phát triển các hoạt động chơi theo lơgíc: trị chơi hành động chức năng" Trị chơi tượng trưng" Trị chơi xây dựng, vẽ hình" Trị chơi đóng vai" Trị chơi có luật hoạt động chơi giữ vai trị chủ đạo trong suốt q trình phát triển tâm lí của trẻ mẫu giáo. Tổ chức cho trẻ chơi một cách khoa học có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của trẻ.

– Cấu trúc nhận thức của trẻ mẫu giáo phát triển theo lơgíc hình ảnh tinh thần – kí hiệu – biểu tượng. Vốn biểu tượng về sự vật là thành tựu nổi bật trong nhận thức. Hoạt động tri giác có vai trị chủ đạo. Các hoạt động nhận thức khác từ tư duy, chú ý, trí nhớ… Đều phụ thuộc vào tri giác, bị chi phối mạnh mẽ bởi các hình ảnh tri giác. Dạy trẻ em quan sát tinh tế qua các trò chơi là trọng tâm trong dạy phát triển nhận thức của trẻ.

– Vốn ngôn ngữ cơ bản phong phú về ngữ nghĩa và ngữ pháp. Số lượng từ rất lớn. Câu hoàn chỉnh, đủ để trẻ em độc lập trong giao tiếp và chuẩn bị cho học tập trong trường phổ thơng.

– Tính duy kỉ là đặc trưng nổi bật trong sự phát triển tâm lí tuổi mẫu giáo. Nó có trong mọi lĩnh vực phát triển: nhận thức, thái độ và hành vi của trẻ, ảnh hường mạnh mẽ đến các hoạt động của trẻ. Tác nhân chủ yếu để khắc phục tính duy kỉ là q trình xã hội hóa trẻ em thơng qua sự tương tác tích cực giữa trẻ với người lớn.

Chuẩn bị sẵn sàng đi học cho trẻ bao gồm sự phát triển về thể chất; hệ vận động; vốn biểu tượng phong phú; vốn ngôn ngữ cơ bản; các hoạt động nhận thức: tri giác tinh tế, trí nhớ, chú ý có chủ định và tư duy trực quan sơ đồ; các đặc điểm nhân cách phù hợp với hoạt động học tập: động cơ, hứng thú, tính kỉ luật, kiên trì, mục đích; khả năng duy trì chú ý…

Một phần của tài liệu Giao trinh tam ly hoc phat trien duong thi dieu hoa (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)