SỰ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

Một phần của tài liệu Giao trinh tam ly hoc phat trien duong thi dieu hoa (Trang 114 - 116)

GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN à Chương 7. SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÍ LỨA TUỔI NHI ĐỒNG (Tuổi học sinh tiểu học)

1. Sự hoàn thiện ngữ pháp và ngữ nghĩa của ngơn ngữ nói

Những năm tiểu học, trẻ em hồn thiện ngơn ngữ nói của mình. Điều này được thể hiện qua hai phương diện dễ nhận thấy: Khắc phục ngơn ngữ tự kỉ trung tâm, hình thành ngơn ngữ bên trong; sự hoàn thiện ngữ pháp và ngữ nghĩa.

1.1. Khắc phục ngôn ngữ tự kỉ trung tâm

Hiện tượng ngôn ngữ tự kỉ trung tâm bộc lộ rõ nhất trong thời kì trẻ mẫu giáo với những đặc điểm nổi bật: 1) Ngôn ngữ tự kỉ là ngôn ngữ độc thoại (trẻ nói cho mình) và chỉ xuất hiện khi trẻ em trao đổi tập thể. Vì vậy, cịn gọi là ngơn ngữ độc thoại tập thể; 2) Khi nói, trẻ tin rằng người xung quanh hiểu được những câu nói của mình; 3) Ngơn ngữ để cho mình này có đặc điểm của ngơn ngữ bên ngồi hồn tồn giống như ngơn ngữ của xã hội, chứ không phải là lời nói thầm cho mình một cách khó hiểu.

chuyển dần thành ngơn ngữ bên trong của cá nhân. Trong q trình chuyển vào trong đó diễn ra giai đoạn tự kỉ. Nguồn gốc của ngôn ngữ bên trong là từ ngơn ngữ bên ngồi. Con đường đi của nó tất yếu là: Ngơn ngữ ngồi " Ngơn ngữ tự kỉ trung tâm " Ngôn ngữ bên trong.

Bước sang tuổi nhi đồng hiện tượng ngôn ngữ tự kỉ trung tâm ở trẻ em khơng cịn bộc lộ rõ. Chúng chỉ xuất hiện trong các trường hợp trẻ gặp khó khăn khi tiếp nhận những từ khó, xa lạ hoặc ngơn ngữ mới. Ngun nhân chủ yếu của việc giảm rõ rệt tính tự kỉ trong ngơn ngữ của trẻ là do các em đã có vốn ngơn ngữ bên trong khá phong phú, có khả năng làm công cụ nhận thức và tương tác xã hội với người khác. Đồng thời trẻ đã hồn thiện được ngơn ngữ nói cả về ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa.

1.2. Sự hoàn thiện ngữ pháp và ngữ nghĩa

Trong lứa tuổi nhi đồng diễn ra mạnh mẽ sự hoàn thiện ngữ âm và ngữ pháp trong ngôn ngữ của trẻ. Trẻ em tích cực sửa các lỗi phát âm sai và sử dụng các khuôn mẫu ngữ pháp phức tạp như câu phức có nhiều mệnh đề, câu điều kiện.

Song song với q trình hồn thiện ngữ âm và ngữ pháp, ở trẻ cũng phát triển mạnh khả năng hiểu nghĩa từ, hình thành từ mới. Nếu ở thời điểm trước tuổi đi học, trẻ em hiểu khoảng 3.500 đến 4.000 từ, thì những năm cuối tiểu học, các em có thể hiểu đến 10.000 từ. Các em không chỉ hiểu nghĩa gốc (nghĩa đen) của từ mà cịn hiến cả nghĩa bóng của nó. Khi hình thành các thao tác trí tuệ và nhận thức được tính nhân quả, các em có thể hiểu và sử dụng khá chính xác các các từ trừu tượng như anh hùng, hèn nhát…

Mặt khác, trẻ cũng trở nên thông thạo hơn trong việc tích hợp ngữ nghĩa, tức là hình thành những suy diễn ngơn ngữ cho phép trẻ hiểu nhiều hơn những gì được nói ra. Chẳng hạn, trẻ 8 tuổi khi nghe những câu "Hưng khơng nhìn thấy hịn đá. Hịn đá ở trên đường. Hưng ngã bổ nhào" thì có thể suy diễn là Hưng vấp phải đá. Tuy nhiên, ở tuổi này, trẻ cho rằng, việc Hưng vấp phải đá chính là nội dung của câu chuyện chứ khơng phải là do chúng suy diễn. Phải đến 9– 10 tuổi các em mới tách ra được nhận định đó là sự suy diễn của mình. Sự kiện này đánh dấu sự phát triển khả năng nhận thức về ngôn ngữ của trẻ. Thực ra, khả năng tư duy và nhận xét về ngơn ngữ đã hình thành ở trẻ mẫu giáo lớn (trong thực tế cô giáo mẫu giáo thường hỏi trẻ: Nếu chữ tốt thêm dấu huyền sẽ thành chữ gì?…). Tuy nhiên, kiến thức ngơn ngữ học của từ mẫu giáo còn rất hạn chế. Chỉ đến khi học tiểu học, khả năng này mới phát triển mạnh mẽ ở trẻ em và đó cũng là luật trong những đặc trưng phát triển ngôn ngữ lứa tuổi này.

Sự hồn thiện ngơn ngữ cơ bản của trẻ không diễn ra một cách tự phát như ở lứa tuổi trước, mà là một quá trình tự giác có tổ chức từ phía nhà trường, dưới sự rèn cặp của thầy cô giáo và chịu tác động mạnh mẽ của hành động đọc và viết tiếng mẹ đẻ – một hành động đặc trưng và là thành tựu lớn trong q trình phát triển ngơn ngữ của học sinh tiểu học.

2. Hình thành năng lực đọc và viết tiếng mẹ đẻ

Kết thúc lớp 1, ngoài năng lực nghe và nói đã được hình thành trước đó, ở trẻ em 7 tuổi bước đầu hình thành năng lực mới, đó là năng lực sử dụng chữ viết: đọc và viết. Đây là bước chuyển đặc biệt có ý nghĩa, đó là bước chuyển từ mù chữ đến sáng chữ (biết chữ). Trẻ biết đọc và biết viết là sự kiện của đời người, vì ở trẻ lúc này có thêm một năng lực mới, mà từ năng lực này sẽ tạo ra được những năng lực khác như năng lực toán, năng lực văn… Kết thúc bậc tiểu học, trẻ đạt được trình độ phổ cập về ngơn ngữ, thể hiện ở kĩ năng nghe, đọc, nói, viết.

1 học sinh cần đạt chuẩn (yêu cầu tối thiểu): đọc 30 tiếng/phút, viết chính tả 25 tiếng 5 phút; kết thúc lớp 5 học sinh phải đạt chuẩn: đọc rành mạch, lưu loát bài văn (khoảng 150 tiếng/phút); đọc có biểu cảm bài văn, bài thơ ngắn; hiểu nội dung, ý nghĩa của bài đọc. Viết bài văn miêu tả. Bước đầu biết ghi chép đơn giản khi nghe ý kiến hoặc nghe kể chuyện. Nói rõ ý kiến. khi thảo luận, nói thành đoạn khi kể hoặc tả (Qui định trong giai đoạn thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học trong thập niên 90 của thế kỉ XX).

Sự kiện biết đọc, biết viết làm thay đổi sâu sắc hoạt động ngôn ngữ và nhận thức của trẻ. Một mặt, giữa các em chuyển từ trình độ ngơn ngữ dân gian sang cơ sở của ngôn ngữ khoa học, mặt khác tạo ra nhu cầu rèn luyện và sử dụng ngôn ngữ khoa học của trẻ trong giao tiếp và trong đời sống. Trẻ có ý thức rõ rệt về việc rèn luyện ngơn ngữ (đọc, viết, nói) trong giao tiếp (thích nói kiểu cách, văn vẻ, đầy đủ ngữ pháp…). Đồng thời, nhờ biết đọc, nhu cầu nhận thức được tăng lên rất nhiều. Biểu hiện rõ nhất của sự kiện này là trẻ ham đọc, mê đọc, đọc mọi lúc: mọi nơi, mọi thứ. Vì vậy, định hướng đọc cho trẻ là việc quan trọng của nhà trường và gia đình.

Trong thực tiễn, khả năng đọc và viết của trẻ nhi đồng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó có ba tác nhân quan trọng. Thứ nhất: Phụ thuộc vào đường lối và phương pháp dạy đọc và viết của nhà trường. Thực nghiệm của nhiều nhà tâm lí học sư phạm đã chứng minh, các chiến lược dạy khác nhau với các phương pháp dạy khác nhau dẫn đến mức độ và tính chất đọc và viết khác nhau ở học sinh tiểu học. Thứ hai: Phụ thuộc vào vốn ngôn ngữ cơ bản của trẻ thời kì tiền học đường. Đặc biệt là mức độ hiểu âm vị và khả năng phát âm của trẻ trước khi học đọc và viết. Các nghiên cứu đã cho thấy có tương quan chặt giữa kết quả học đọc và viết với mức độ hiểu ngữ âm của học sinh lớp 1. Các em đọc kém đồng thời cũng kém hiểu biết về ngữ âm. Điều này cho thấy, việc chuẩn bị vốn ngôn ngữ cơ bản cho trẻ trước khi vào tiểu học quan trọng hơn rất nhiều so với việc dạy trước việc đọc và viết cho các em. Thứ ba: Sự trải nghiệm ngôn ngữ của trẻ trong cuộc sống. Nếu trong thời kì phát triển ngơn ngữ cơ bản và trong quá trình học đọc và viết, trẻ được trải nghiệm nhiều về ngôn ngữ như được nghe đọc, kể nhiều chuyện, được trao đổi nhiều, giao tiếp nhiều… thì việc học đọc và viết sẽ thuận lợi và hiệu quả hơn.

Created by AM Word2CHM

Một phần của tài liệu Giao trinh tam ly hoc phat trien duong thi dieu hoa (Trang 114 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)