SỰ PHÁT TRIỂN CÁC PHẢN XẠ VÀ HÀNH ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT

Một phần của tài liệu Giao trinh tam ly hoc phat trien duong thi dieu hoa (Trang 62 - 64)

GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN à Chương 5. SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÍ CỦA TRẺ EM TRONG BA NĂM ĐẦU

1. Sự phát triển các phản xạ nguyên thuỷ ở trẻ sơ sinh

Khi mới sinh, trẻ sơ sinh đã có khá nhiều phản xạ duy trì sự sống, trong đó các phản xạ hắt hơi, dũi, mút và tự vệ (co người lại khi bị chạm vào da, nheo mắt khi có ánh sáng loé lên trước mặt…), là những phản xạ quan trọng nhất.

Các phản xạ bẩm sinh có vai trị rất quan trọng trong q trình phát triển của trẻ. Một mặt, chúng duy trì và phát triển sự sống của cơ thể, mặt khác, chúng là cơ sở để trẻ sơ sinh thiết lập quan hệ với thế giới bên ngoài. Chẳng hạn, phản xạ mút giúp trẻ bú được sữa từ người mẹ. đồng thời cũng là phương tiện để trẻ thiết lập sự gắn bó mẹ con. Vì vậy, trẻ sơ sinh khơng chỉ mút khi đói mà cả khi no.

Trong quá trình phát triển của trẻ, một số phản xạ ngun thuỷ có tính bẩm sinh sẽ bị mất. Một số khác sẽ trở thành một phần trong các hành động có ý thức của trẻ sau này. Chẳng hạn, phản xạ nắm có ở trẻ sơ sinh. Cho cái gì vào tay trẻ cũng nắm nhưng khơng tự bỏ ra được. Đến cuối tháng thứ ba, phản xạ cầm đã giảm,

trẻ đã biết nắm và mở ra. Động tác nắm này là cơ sở để trẻ có các kĩ năng cầm đồ vật và xoay chúng để tri giác sau này.

2. Sự phát triển các giác quan

Các giác quan của trẻ phát triển gắn liền với sự phát triển và phân hoá của hệ thần kinh.

Ban đầu nội cảm chiếm ưu thế so với ngoại cảm, biểu hiện qua xúc cảm, cảm giác mang tính tràn lan khơng phân định. Nếu ta kích thích vào một điểm nào đó trên cơ thể, sẽ tạo ra phản ứng trên toàn cơ thể của cháu bé. Hiện tượng này sẽ bị mất khi ở trẻ có sự phân hố của các tế bào thần kinh.

Ngay từ những ngày mới sinh, vị giác của trẻ đã hình thành và phát triển. Sau 3 ngày tuổi trẻ đã mút đầu vú của mẹ với các mức độ khác nhau, tuỳ thuộc vào độ ngọt của đường trong sữa.

Thính giác của trẻ phát triển nhanh. Phản xạ định hướng được nảy sinh nhờ có kích thích của thế giới bên ngoài. Ngay từ khi–mới đẻ, trẻ đã có thể quay đầu về phía tiếng động bên ngồi. Đến 16 tuần tuổi, trẻ đã có thể nghe được âm thanh nổi.

Quá trình tiến từ cảm giác gần đến cảm giác xa đóng vai trị quan trọng trong sự phát triển. Khi bú mẹ, bé vừa bú vừa nhìn mẹ, cảm giác ở miệng (cảm giác gần) và ở mắt (cảm giác xa) được kết hợp lại rồi dần dần cảm giác xa (ở đây là thị giác) đóng vai trị quan trọng. Đây là chỗ dựa đầu tiên cho một quá trình tập luyện để hình thành các loại tri giác về hình thù, màu sắc, nổi chìm, vận động, khơng gian ba chiều… Ngay từ khi mới đẻ, trẻ sơ sinh đã có khả năng phản ứng lại với ánh sáng. Trẻ sẽ nhắm mắt lại hoặc quay mặt đi nếu mức chiếu sáng quá cao. Khi được 1 tháng tuổi trẻ đã nhìn sự vật theo đường viền của nó (đường viền khn mặt mẹ). Khi được 2 tháng tuổi, trẻ đã có khả năng khảo sát các dấu hiệu bên trong đường viền của vật.

Khả năng cảm thụ không gian ba chiều (tri giác chiều sâu) xuất hiện ở trẻ 5 tháng tuổi, nhờ có sự liên kết các nơron thần kinh vùng vỏ não thị giác với các tế bào thần kinh ở hai mắt.

3. Hành động với đồ vật

Bước vào tuổi ấu nhi, mối quan hệ giữa trẻ với thế giới đồ vật được thay đổi đáng kể. Đồ vật lúc này không phải chỉ để trẻ chơi nghịch một cách vu vơ, mà còn chứa đựng một chức năng nhất định, với một phương thức sử dụng tương ứng mà trẻ rất muốn khám phá. Vì vậy, khi gặp một đồ vật lạ, trẻ khơng chỉ muốn biết "đây là cái gì?" mà cịn muốn biết "có thể làm gì với cái này?". Được người lớn hướng dẫn và với khả năng bắt chước, trẻ hướng hành động của mình vào việc sử dụng đồ vật, qua đó tiếp thu kinh nghiệm lịch sử – xã hội được lồi người ghi lại trong đó. Nhờ vậy hành động với đồ vật của trẻ ngày càng– giống với cách sử dụng đồ vật của người lớn, giúp cho sự phát triển của trẻ được thuận lợi. nhất là về trí tuệ.

Trong khi sử dụng các đồ vật hàng ngày trẻ đồng thời học những quy tắc hành vi do xã hội quy định. Do đó khi sử dụng một đồ vật khơng đúng theo chức năng của nó, trẻ có thể nhận ra ngay hành vi sai trái của mình. Chẳng hạn khi đứa trẻ lấy tay vục vào cốc nước, thái độ đồng tình hay phản đối lúc này của người lớn giúp trẻ củng cố những quy tắc hành vi xã hội.

chủ đạo của trẻ ấu nhi.

Điều cần lưu ý là do hành động tích cực, đơi khi dẫn trẻ đến nguy hiểm, khiến nhiều người lớn cấm,ngăn cản, không cho trẻ tiếp xúc với đồ vật. Điều đó chẳng khác gì chặn con đường phát triển của trẻ. Cách xử sự đúng đắn của người lớn là tạo điều kiện để trẻ tiếp xúc với đồ vật nhưng cần phải tránh nguy hiểm cho các cháu.

Trong những hành động với đồ vật mà trẻ ấu nhi thực hiện được thì hành động thiết lập các mối tương quan và hành động công cụ là hai loại hành động có ý nghĩa đặc biệt hơn cả đối với sự phát triển của trẻ.

Hành động thiết lập các mối tương quan là hành động đưa hai hay nhiều đối tượng vào những mối tương quan nhất định trong không gian. Đây là hành động phức tạp đối với trẻ ấu nhi (chẳng hạn, hành động xếp tháp bằng các khối gỗ). Cách tốt nhất là dạy trẻ nhìn trước bằng mắt để chọn các đối tượng thích hợp theo một tương quan nhất định rồi tổ chức các hành động thiết lập tương quan cho đúng. Đồng thời người lớn làm mẫu và điều chỉnh hành động cho trẻ. Học được phương thức hành động như thế, trẻ sẽ vận dụng vào hoàn cảnh mới nhanh hơn so với cách “thử và lỗi”.

Hành động công cụ là hành động sử dụng một đồ vật nào đó để tác động lên một đồ vật khác nhằm đạt tới một kết quả nhất định. Chẳng hạn dùng thìa xúc cơm, dùng dao thái thịt, bấm nút cho đèn sáng hay cho quạt quay….

Trẻ ấu nhi mới chỉ học cách sử dụng một số đồ vật đơn giản. Tuy vậy ý nghĩa của nó đối với sự phát triển tâm lí của trẻ lại rất lớn, nó khơi dậy ở trẻ óc tìm tịi, khám phá các vật xung quanh.

Hành động công cụ mà trẻ lĩnh hội được ở tuổi ấu nhi tuy chưa thành thạo, cần phải hồn thiện thêm, nhưng có ý nghĩa lớn lao là nó làm cho đứa trẻ nắm được một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động con người là biết sử dụng công cụ. Ngày nay, trong xã hội hiện đại, trẻ em phát triển có gia tốc. Điều đó giúp cho trẻ biết thực hiện sớm (ngay từ 9-10 tháng) những hành động công cụ như thao tác bấm nút (tắt mở các dụng cụ chạy bằng điện). Tuy nhiên, sự phát triển nhanh một số yếu tố tâm sinh lí ở trẻ dẫn đến sự mất cân đối trong sự phát triển tâm lí, nhân cách của trẻ.

Created by AM Word2CHM

Một phần của tài liệu Giao trinh tam ly hoc phat trien duong thi dieu hoa (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)