TRONG BA NĂM ĐẦU
1. Sự hình thành và phát triển các cấu trúc nhận thức
Theo J. Piaget quá trình nhận thức của trẻ giai đoạn từ 0-2 tuổi là kết quả của quá trình tương tác giữa trẻ với người khác và với đồ vật xung quanh. Từ đó tạo ra các cấu trúc cảm giac –vận động (gọi tắt là cấu trúc giác – động). Giai đoạn này được chia thành 6 giai đoạn nhỏ:
– Giai đoạn 1: Luyện tập cơ chế phản xạ bẩm sinh: trong tháng thứ nhất sau khi ra đời, trẻ tương tác với thế giới bên ngoài bằng các phản xạ như mút, nắm tay … Mức phát triển của giai đoạn này chủ yếu là sự tinh luyện các phản xạ đó.
– Giai đoạn 2: Các phản ứng vòng tròn sơ cấp (khoảng từ 1 – 4 tháng).
Phản ứng vòng tròn là phản ứng tạo ra một sự kiện nào đó mà ban đầu là do ngẫu nhiên và sau đó phản ứng sẽ được lặp lại. Đứa trẻ ngẫu nhiên cho tay vào phản ứng vịng trịn, vì điểm kết thúc của phản ứng này sẽ là điểm khởi đầu của phản ứng tiếp theo.
Phản ứng vòng tròn sơ cấp là phản ứng chỉ được diễn ra trên thân thể của trẻ mà không liên quan đến các vật thể bên ngồi. Cử chỉ mút ngón tay của bé được coi là phản ứng vòng tròn sơ cấp.
Những phản ứng bẩm sinh ở giai đoạn 1 là cơ sở để trẻ hình thành phản ứng vịng trịn sơ cấp.
Q trình lặp lại các phản ứng thực chất là sự sơ đồ hóa các phản ứng để hình thành các cấu trúc nhận thức đơn giản (các cơ cấu): cơ cấu cảm giác – vận động.
– Giai đoạn 3: Các phản ứng vòng tròn thứ cấp (4 – 8 tháng).
Trẻ ngẫu nhiên có phản xạ với đồ vật bên ngồi (khua tay vào con lúc lắc, làm nó phát tiếng kêu). Trẻ thích thú nhận thấy tác động của hành vi của mình lên đị vật và lặp lại hành vi đó, tạo thành phản ứng vịng thứ cấp, là phản ứng vịng hướng đến đồ vật bên ngồi cơ thể. Trong giai đoạn này đã có sự kết hợp tri giác và vận động tạo ta các sơ đồ phức tạp hơn nhiều so với sơ đồ vòng sơ cấp.
– Giai đoạn 4: Phối hợp các sơ đồ hành động đã được hình thành và vận dụng chúng vào những tình huống (8 – 12 tháng)
Trong giai đoạn này, trẻ bắt đàu ghép nối các sơ đồ đơn bằng các sơ đồ phức tạp. Trong thực tế, trẻ phối hợp các hành vi hành đọng với nhau thành một chuỗi hành động vì mục đích nào đó. Đây chính là dấu hiệu xuất hiện tư duy: tư duy bằng tay (tư duy chưa có thao tác bên trong).
– Giai đoạn 5: Các phản ứng vòng bậc ba (12 – 18 tháng)
Phản ứng này xảy ra khi một hành động nào đó tình cờ xuất hiện đã đem lại thú vị cho trẻ và được trẻ lặp lại. Tuy nhiên, khác với các sơ đồ phản ứng vòng ở giai đoạn trước chỉ là sự lặp lại, các sơ đồ phản ứng vịng giai đoạn này có tính sáng tạo hơn, phức tạp hơn: trẻ dùng gậy khều đồ chơi khi bị rơi trong gầm bàn, kéo ngăn tủ lấy đồ chơi… Trong giai đoạn này trẻ thường xun có các hành vi khám phá mang tính chất “thử và sửa sai”: tung, ném, thả đồ chơi theo nhiều cách. Trẻ tích cực thăm dị các đồ vật lần đầu, tác động vào chúng để phát hiện xem chúng phản ứng thế nào. Điều này giải thích vì sao khi trẻ được 18 tháng tuổi rất hiểu động, đi lại khắp xó xỉnh trong nhà, tích cực “sờ mó” mọi đồ vật và nhanh chóng biết cách sử dụng
các cơng cụ đơn giản: dùng que đào đất, cầm cốc uống nước… Cách tiếp cận theo cơ chế “thử và sửa sai” là phương pháp nhận thức tích cực của trẻ trong giai đoạn này. Những trẻ có thể khám phá thế giới đồ vật và bắt chước người lớn trong nhiều lĩnh vực hành vi ứng xử, mà trước đó trẻ chưa biết.
– Giai đoạn 6: Hình thành hình ảnh tinh thần, chuyển từ hành động dùng trí tuệ theo sơ đồ cảm giác – vận động sang biểu tượng (18-24 tháng).
Đây là giai đoạn cuối cùng của các cấu trúc giác – động. Trong giai đoạn này trẻ đã có khả năng bắt chước có trì hỗn, tức là có khả năng liên kết các hình ảnh do hành động quá khứ mang lại để tạo ra hình tượng và lưu giữ được hình tượng đó trong khoảng thời gian nhất định. Một cháu bé đi chợ cùng với mẹ, thấy con vịt bị chết, về nhà cháu nằm ra sàn nhà, mắt nhắm lại giả vờ con vịt chết. Thấy cháu bé nhà khác có động tác hờn dỗi, về nhà cháu cũng gào thét, khua tay, dậm chân…
Khả năng hình thành và lưu giữ hình ảnh bên trong và liên kết chúng lại là một tiến bộ quan trọng về nhận thức của trẻ trước 3 tuổi.
Như vậy nhận thức của trẻ được phát triển từ các phản xạ ban đầu có tính bẩm sinh đến việc hình thành sơ cấu cảm giác – vận động và tiếp đến là thành tựu tư duy trên các sơ đồ đơn giản. Điểm đặc trưng về nhận thức trong giai đoạn này là cấu trúc nhận thức chỉ được hình thành và thể hiện trong quá trình trẻ triển khai các hành động thực với đồ vật. Vì vậy, tạo ra khoảng không gian tự do và thế giới đồ vật phong phú để trẻ hành động và khám phá là điều kiện quan trọng nhất giúp trẻ phát triển nhận thức và trí tuệ.
2. Sự phát triển tri giác và tư duy 2.1. Sự phát triển tri giác
Tri giác đã xuất hiện khi trẻ mới được 1 tháng tuổi, ở thời điểm này, trẻ đã biết hướng tới đối tượng, nhưng khơng nhìn vào phần giữa của hình mà bị hút theo đường viền của nó. Hai tháng tuổi trẻ đã biết nhìn chéo từ bên này sang bên kia của hình để khảo sát.
Sang tháng thứ 6 trẻ đã có khả năng tri giác độ sâu, đã cảm thụ được không gian ba chiều của một vật. Thời kì đầu tri giác nhìn của trẻ mang tính ngẫu nhiên và mơ hồ bước vào tuổi ấu nhi tri giác của trẻ ngày càng rõ ràng và đầy đủ hơn. Trong khi hành động với một đồ vật nào đó thì đồng thời trẻ cũng tri giác những thuộc tính của nó (màu sắc, hình đáng, vị trí trong khơng gian…). Do đó trẻ có thể nhận ra người thân trong ảnh và đồ vật quen thuộc hoặc trong tranh. Nghĩa là trẻ đã đồng nhất các dấu hiệu của đối tượng và hình ảnh của chúng, cho phép tích luỹ nhiều hình tượng về sự vật và hiện tượng trong kí ức.
Bên cạnh tri giác bằng mắt, tri giác bằng tai cũng phát triển mạnh mẽ hoạt động cơ bản gắn liền với tri giác âm thanh là giao tiếp bằng ngôn ngữ, giúp cho việc nghe âm vị phát triển nhiều ở thời kì này. Lên 3 tuổi, trẻ tri giác được hầu hết âm vị trong tiếng mẹ đẻ. Giai điệu của lời ru, bài hát, bản nhạc là những âm thanh mà trẻ thích lắng nghe và có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển thính giác của trẻ. Những tiếng kêu của các con vật xung quanh (gà, vịt. chó, mèo, chim…) đều là những âm thanh hấp dẫn, lôi cuốn trẻ chú ý, trẻ thường hay bắt chước và phân biệt được những tiếng kêu của chúng.
Nhờ tri giác phát triển mà nhiều sự vật được lưu lại trên vỏ não thành hình ảnh tinh thần và sự tái hiện của trẻ được mở rộng. Khoảng cách thời gian giữa hai lần tri giác được tăng lên. Trong năm đầu chu kì đó khơng q vài ngày. Đến 2 tuổi có thể tăng lên đến vài tuần. Tiếp theo nhận lại là nhớ lại sự vật đã được tri
giác trước đây. Ở năm đầu bé cố tìm đồ vật đã biến mất hay quay đầu về phía sự vật được gọi, đến 2 tuổi trẻ đã có thể nhận lại và nhớ lại những gì vừa mới xảy ra trước đó, đặc biệt những ấn tượng mạnh đượm màu sắc xúc cảm được trẻ ghi nhớ lâu hơn.
2.2. Sự phát triển tư duy
Khi được 1 tuổi, ở trẻ đã xuất hiện sự phối hợp hai hành động có cấu trúc mục đích – phương tiện, báo hiệu sự xuất hiện của tư duy: tư duy bằng tay: kéo rổ lại gần để lấy quả cam trong rổ; bấm nút cho đèn sáng… tuy nhiên, cấu trúc này đã có sẵn trong các hành động, mang tính tất yếu. Vì vậy trẻ chưa có tư duy thực sự. Tư duy đích thực chỉ xuất hiện khi đứa trẻ biết xác lập mối quan hệ chưa có sẵn để giải quyết một nhiệm vụ thực tiễn mới. Chẳng hạn, trẻ biết lấy gậy khều quả bóng trong gầm bàn (cái gậy khơng liên quan tới quả bóng, nhưng trẻ đã biết liên kết giữa hai hành động độc lập để giải quyết nhiệm vụ).
Giai đoạn đầu (lên 2 tuổi), việc xác lập mối quan hệ trên thường xảy ra ngẫu nhiên và do bắt chước hành động củạ người lớn. Sau đó nó chuyển sang thiết lập những mối quan hệ tương tự trong điều kiện mới. Đây là bước chuyển quan trọng về hoạt động tư duy ở trẻ. Chẳng hạn, một trẻ lấy ống bơ múc nước tưới cho cây nhưng vì ống bơ thủng nên nước chảy ra ngồi, do đó khơng tưới được. Bé dưa tay hứng nước, lúc đầu tay để xa đáy ống bơ, sau đó để sát đáy và phát hiện nước trong ống bơ khơng chảy. Vì vậy, muốn chứa nước thì đáy ống bơ phải kín. Phát hiện này giúp trẻ có thể dùng ống bơ khác hoặc vật nào đó có dây để múc nước. Hiện tượng này được gọi là chợt hiểu hay bừng hiểu. J. Piaget gọi khả năng này là trí khơn cảm giác – vận động hay trí khơn giác động (intelligencẹ sensori – motrice). Tư duy ở giai đoạn này của trẻ ngang lầm với trí khơn của con khỉ đã trưởng thành.
Kiểu tư duy được thực hiện nhờ những hành động định hướng bên ngoài nên được gọi là từ duy hành động. Tức là tư duy chỉ được diễn ra trong quá trình hành động với đồ vật liên quan chủ yếu là hành động công cụ và xác lập những mối tương quan. Các hành động công cụ đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển tư duy. Đứa trẻ càng tích cực hoạt động với đồ vật và giao tiếp với người lớn bao nhiêu cũng có điều kiện để thiết lập những mối quan hệ giữa chúng bấy nhiêu và đó cũng là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển tư duy.
Cuối thời kì giác động, ở trẻ đã xuất hiện mức độ ban đầu của tư duy trực quan – hình ảnh, tức là tư duy diễn ra bởi sự so sánh các hình ảnh tri giác. Trẻ đã có thể so sánh và khái quát các đồ vật có dấu hiệu bề ngồi giống nhau (hay cịn gọi là sự phiếm hoá). Chẳng hạn khi tri giác các vật có hình tam giác, trẻ nói: "giống cái nhà"; những vật có hình trịn: "giống quả bóng"; những vật có màu đỏ “giống cờ".
Cùng với sự hình thành và phát triển tư duy trực quan – hình ảnh, việc lĩnh hội từ ngữ giữ vai trò quan trọng, bởi từ ln mang tính khái qt. Chẳng hạn trẻ học từ "đồng hồ" là chỉ các loại đồng hồ (đồng hồ đeo tay, đồng hồ để bàn, đồng hồ treo tường…). Tuy vậy, trẻ hiểu nghĩa của từ vẫn còn mơ hồ, khác xa với nghĩa mà người lớn hiểu.
Created by AM Word2CHM