GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN à Chương 9. SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÍ LỨA TUỔI THANH NIÊN
Ý thức và tự ý thức của tuổi thanh niên đã phát triển ở mức độ cao và có nhiều khác biệt so với lứa tuổi trước. Điều này được bộc lộ qua sự ý thức về thân thể; tự đánh giá các phẩm chất tâm lí của cá nhân và tính tự trọng.
1.1. Hình ảnh về thân thể
Ngay từ tuổi dậy thì, thiếu niên đã rất quan tâm đến các vấn đề liên quan tới thân thể của mình. Nhiều thanh niên thường xuyên đứng trước gương để ngắm nhìn và kiểm tra cơ thể của mình; lo lắng về tầm vóc nhỏ bé hoặc béo phệ, mụn trứng cá, nốt ruồi trên mặt… Khơng ít thanh niên xây dựng và thực hiện rất nghiêm khắc kế hoạch rèn luyện thân thể không chỉ để tăng cường sức khoẻ mà để tạo ra hình ảnh hấp dẫn, uy tín và sự mến phục của bạn bè. Những thanh niên chậm lớn thường băn khoăn, khổ tâm, mặc cảm tự ti trước bạn bè. Thường các trải nghiệm này được dấu kín, nhưng cũng có nhiều trường hợp được bộc lộ qua các phản ứng tiêu cực ý q mức)…Nói chung, hình ảnh về thân thể là một thành tố quan trọng trong ý thức của tuổi thanh niên và đây chính là một trong những đặc trưng tâm lí điển hình của lứa tuổi này.
1.2. Khả năng tự đánh giá bản thân
Cũng như thiếu niên, thanh niên khao khát muốn biết họ là người như thế nào, có năng lực gì. Vì vậy tự đánh giá là một nét tâm lí điển hình của lứa tuổi này. Tự đánh giá của thanh niên có bốn đặc điểm sau: – Thứ nhất: Tự đánh giá của thanh niên có chủ kiến rõ ràng và đã có sự đối chiếu với các chuẩn chung của xã hội. Điều này khác với các lứa tuổi trước, ở đó đánh giá về bản thân thường lặp lại ý kiến đánh giá của người lớn. Thanh niên, khi đánh giá bản thân thường chủ yếu dựa vào nhận thức của mình. Tuy nhiên, do khả năng nhận thức về bản thân chưa thực sự khái quát và sâu sắc nên nhiều thanh niên chưa đánh giá đúng, khách quan bản thân mình.
– Thứ hai: Sự phản tỉnh về các phẩm chất tâm lí của mình là một trong những đặc trưng điển hình của tuổi thanh niên..
Phản tỉnh là sự quay vào bên trong bản thân của ý thức, làm cho các phẩm chất tâm lí của cá nhân được phản ánh rõ nét hơn. Sự phản tỉnh của tuổi thanh niên, giúp họ không chỉ ý thức được rõ hơn "cái tơi" của bản thân, mà cịn ý thức rõ hơn địa vị xã hội của mình trong gia đình, nhà trường và xã hội. Những vấn đề như tôi là ai? Tơi là người như thế nào? Tơi có những năng lực vượt trội nào? Lí tưởng của tơi là gì? Ai là bạn, ai là thù của tôi? Tôi muốn trở thành người như thế nào? Tơi phải làm gì để cho bản thân tôi cũng như cho mọi người xung quanh được tốt hơn?… là những vấn đề trăn trở trong suốt thời kì thanh niên, nhất là giai đoạn đầu thanh niên. Chúng trở thành nhu cầu và là một yếu tố quan trọng của sự tự xác định về mặt đạo đức – xã hội của thanh niên, quy định các hành vi tu dưỡng của họ. Nhu cầu tự phân tích bản thân, đặt ra những yêu cầu cao cứu với bản thân, là tiền đề của tự giáo dục có mục đích của thanh niên và là dấu hiệu để xác định sự phát triển về mặt nhân cách của lứa tuổi này. Về phương diện thực tiễn, biểu hiện dễ nhận thấy sự phản tỉnh của thanh niên là đa số có sự tu dưỡng, nhật kí dưới nhiều hình thức; thông qua sự quan tâm đến các hành động tự tu dưỡng, xây dựng theo các mẫu người lí tưởng mà thanh niên ngưỡng mộ trong văn học, nghệ thuật, thể thao…
Chiều sâu và cường độ của sự phản tỉnh phụ thuộc vào đặc điểm tâm lí cá nhân (xu hướng nhân cách là: hướng nội hay hướng ngoại; khả năng nhận thức, trình độ học vấn…) và phụ thuộc vào các nhân tố xã hội của cá nhân đó (điều kiện giáo dục gia đình, nhà trường, mơi trường xã hội…).
niên khơng chỉ ý thức và đánh giá về cái tơi hiện thực (Tơi là ai?), mà cịn đánh giá "cái tơi" lí tưởng (Tơi muốn trở thành người như thế nào?), "cái tôi" năng động (Tôi sẽ cố gắng để thành ngươi như thế nào?). Mặt khác, thanh niên khơng cịn đánh giá từng đặc điểm thể chất hay phẩm chất tâm lí riêng của mình như tuổi thiếu niên mà đã đánh giá khái quát về thể chất tâm lí và nhân cách của mình dựa trên cơ sở phân tích và khái qt hóa các đặc trưng riêng.
Điều cần lưu ý, dù tự đánh giá của thanh niên đã có tính độc lập, có chiều khơng phải bao giờ cũng phù hợp với cái thực có của mình.
– Thứ tư: Sự tự đánh giá của thanh niên được thực hiện theo hai cách.
+ Cách thứ nhất: so sánh mức độ kì vọng, mong muốn của mình với kết quả đạt được. Đa số thanh niên đánh giá cao năng lực và các phẩm chất tâm lí, xã hội của mình. Để khẳng định khả năng của mình, thanh niên sẵn sàng cao làm những cơng việc mạo hiểm, khó khăn. Nhiều thanh niên, khơng thích, coi thường những cơng việc bình thường hàng ngày. Coi đó là những việc làm không tương xứng với họ. Kết quả, một mặt thanh niên thường có những hành động quả cảm, phi thường mà các lứa tuổi khác khơng có. Mặt khác cũng do đặc điểm này mà ở thanh niên có thể xuất hiện các hành động nguy hại mà người trưởng thành không chấp nhận, cho là điên rồ như càn, quấy, ngang tàn, các trò chơi mạo hiểm, phạm luật…Những thanh niên có hành vi này thường bị qui kết về đạo đức. thực ra khơng hồn tồn như vậy, phần lớn trong số họ chỉ muốn thử thách, kiểm tra sức mạnh và các phảm chất tâm lí của mình. Vì vậy, xã hội khơng nên cấm đoán họ, cần tạo điều kiện và định hướng họ vào các trò chơi, vào các hành động phù hợp với xã hội và tâm lí thanh niên. Tuy nhiên, trong thực tiễn khoogn phải bao giờ cũng có sự phù hợp về kì vọng bản thân và tính sẵn sàng của thanh niên với kết quả hành động. Trong nhiều trường hợp, do khả năng và kinh nghiệm cịn hạn chế nên thanh niên có thể thất bại. Từ đó xuất hiện những sự tiêu cực khi đánh giá về bản thân. Trong trường hợp như vậy, người trưởng thành cần giúp đỡ, động viên thanh niên, giúp họ lượng giá đúng khả năng của mình và biết cách khắc phục những trở ngại để thực hiện mục tiêu của mình.
+ Cách thứ hai: Để thanh niên tự đánh giá các phẩm chất tâm lí của mình là so sánh, đối chiếu với ý kiến đánh giá của người xung quanh về bản thân. Thanh niên rất nhạy cảm với các ý kiến của người khác đánh giá về mình và thường coi đó là các tiêu chuẩn để đánh giá và đánh giá lại. Trong quá trình tiếp nhận sự đánh giá ngoài, các ý kiến của người lớn rất được thanh niên coi trọng, trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa ý kiến của bạn ngang hàng với của người lớn (đặc biệt đối với các chuẩn đạo đức), thanh niên thường theo ý kiến của người lớn. Vì vậy, khi đánh giá của người lớn không đúng hoặc khơng thống nhất (giữa lời nói và việc làm) sẽ tạo ra tổn thất lớn về niềm tin trong thanh niên.
1.3. Tính tự trọng của thanh niên
Một trong những đặc trưng nổi bật của tuổi thanh niên so với các lứa tuổi khác là sự phát triển đến mức độ cao, ổn định của tính tự trọng.
Tính tự trọng là sự tin tưởng, tơn trọng và chấp nhận chính bản thân, nhân cách của mình, trên cơ sở tự đánh giá đúng đắn, khái quát về bản thân. Tính tự trọng là thái độ tích cực, lạc quan của cá nhân, thể hiện sự đánh giá khách quan, nghiêm túc, yêu cầu cao đối với bản thân mình. Người có tính tự trọng thường khơng chấp nhận sự đánh giá khơng đúng về mình; khơng chấp nhận sự xúc phạm đến các giá trị sống và hạ thấp nhân cách của mình. Mức độ tự trọng ở thanh niên có phổ rất rộng, từ mức thấp nhất là cá nhân hầu như khơng có sự tơn trọng bản thân (thiếu tự trọng), đến tự trọng cao. Tự trọng cao là sự đánh giá đúng mức về bản thân, biết bảo vệ danh dự của mình một cách phù hợp trong các hồn cảnh cụ thể. Tự trọng thấp là sự coi thường, thiếu tin tưởng vào bản thân, tự hạ thấp mình, chấp nhận hoặc khơng coi trọng các
đánh giá không đúng hoặc xúc phạm đến giá trị nhân cách của mình. Thiếu tự trọng thể hiện thái độ tiêu cực của cá nhân đối với bản thân. Nó là một yếu tố dẫn đến sự thiếu tôn trọng của người khác đối với mình. Những thanh niên có tính tự trọng thấp thường gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp và cản trở sự phát triển nhân cách của mình.
Cần phân biệt tính tự trọng với tính tự kiêu, thái độ nhút nhát hay sự thiếu phê phán đối với bản thân của thanh niên. Nhiều người trong số họ đánh giá không đúng bản thân mình (q cao hoặc q thấp). Từ đó có thái độ không đúng đối với bản thân và với người khác: Sự tin tưởng bản thân một cách quá mức và thiếu căn cứ thường gây khó chịu, xung đột và thất vọng từ phía người lớn. Cách tốt nhất để giúp những thanh niên này không phải là phê phán họ mà cần tổ chức cho họ hoạt động và giao tiếp, để thơng qua đó họ có các trải nghiệm thực tế. Bằng con đường tự trải nghiệm họ sẽ có thái độ đúng về bản thân mình.
2. Lí tưởng sống và tính tích cực xã hội của thanh niên
2.1. Sự hình thành lí tưởng sống và kế hoạch đường đời của thanh niên
– Lí tưởng sống của thanh niên. Theo đúng nghĩa của nó, lí tưởng sống được hình thành và phát triển mạnh ở ổi thanh niên. Trước đó, trong thời kì tuổi thiếu niên, nhiều em cũng đã có và thể hiện khá rõ lí tưởng sống của mình. Tuy nhiên, trong đa số trường hợp, chúng thường chỉ là biểu tượng về các cá nhân cụ thể có ảnh hưởng lớn đến các em và được các em ngưỡng mộ như: thầy, cô giáo; ca sĩ, vận động viên thể thao, nhà văn, nhà khoa học… Sang tuổi thanh niên, hình mẫu người lí tưởng khơng cịn gắn liền với các cá nhân cụ thể mà có tính khái qt cao về các phẩm chất tâm lí, nhân cách điển hình của nhiều cá nhân được thanh niên quý trọng và ngưỡng mộ, noi theo…
Một điểm đặc trưng trong lí tưởng của thanh niên là lí tưởng nghề và lí tưởng đạo đức cao cả. Lí tưởng này được thể hiện qua mục đích sống, qua sự say mê với việc học tập, nghiên cứu và lao động nghề nghiệp; qua nguyện vọng được tham gia các hoạt động xã hội mang lại giá trị lớn lao, được cống hiến sức trẻ của mình, ngay cả trong trường hợp nguy hiểm đến tính mạng của bản thân. Nhiều thanh niên ln cố gắng noi theo các thần tượng của mình trong tiểu thuyết cũng như trong cuộc sống.
Có sự khác nhau khá rõ về giới giữa lí tưởng của nam và nữ thanh niên. Đối với nữ thanh niên, lý tưởng sống về nghề nghiệp về đạo dức, xã hội không bộc lộ rõ như nam thanh niên.
Điều cần lưu ý là trong thanh niên, đặc biệt là thanh niên học sinh, vẫn còn một bộ phận thanh niên bị lệch lạc về lí tưởng sống. Những thanh niên này thường tơn thờ một số tính cách riêng biệt của một số nhân cách xấu như ngang tàn, càn quấy… và coi đó là biểu hiện của thanh niên anh hùng, hảo hán….
Việc giáo dục lí tưởng của thanh niên, đặc biệt là các thanh niên học sinh cần đặc biệt lưu ý tới nhận thức và trình độ phát triển tâm lí của các em.
– Kế hoạch đường đời là một khái niệm rộng, bao hàm từ sự xác định các giá trị đạo đức, mức độ kì vọng vào tương lai, nghề nghiệp, phong cách sống… Ở tuổi thiếu niên kế hoạch đường đời còn mơ hồ và chưa tách khỏi ước mơ. Thiếu niên chỉ đơn giản tưởng tượng mình trong các vai trò xã hội khác nhau và so sánh mức độ hấp dẫn của chúng, nhưng khơng quyết định dứt khốt vại trị nào cho bản thân và cũng chưa có hành động tích cực để đạt đến vai trị đó. Sang tuổi thanh niên thì tính tất yếu của sự lựa chọn vai trò trở lên rõ ràng. Từ nhiều khả năng ở tuổi thiếu niên dần dần hình thành nên đường nét của một vài phương án hiện thực và có thể được chấp nhận. Đến cuối tuổi thanh niên một trong số vài phương án ban đầu sẽ trở thành lẽ sống, định hướng hành động của họ.
Vấn đề quan trọng nhất và là sự bận tâm nhất của thanh niên học sinh trong việc xây dựng kế hoạch đường đời là vấn đề nghề và chọn nghề, chọn tường học nghề. Xu hướng và hứng thú nghề đã xuất hiện từ tuổi thiếu niên. Tuy nhiên, chỉ đến khi bước sang tuổi thanh niên thì xu hướng nghề mới trở nên cấp thiết và mang tính hiện thực. Hầu hết thanh niên học sinh đều phải đối mặt với việc lựa chọn nghề nghiệp cho
tương lai. Việc lựa chọn nghề và trường học nghề luôn luôn là mối quan tâm lớn nhất và là sự khó khăn của đa số học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông. Về chủ quan, sự hiểu biết về nghề của thanh niên học sinh còn hạn chế. Nhiều thanh niên chưa thực sự hiểu rõ mạng lưới nghề hiện có trong xã hội, chưa phân biệt ro sự khác nhau giữa nghề và trường đào tạo nghề, nên ít em hướng đến việc chọn nghề mà chủ yếu chọn trường để học. Việc chọn nghề của số thanh niên này không phải với tư cách là chọn một lĩnh vực việc làm ổn định phù hợp với khả năng và điều kiện của mình: khơng phải là một nghề để mưu sinh, mà chủ yếu chỉ: là sự khẳng định mình trước bạn hoặc chủ yếu là theo đuổi chí hướng có tính:chất lí tưởng hố của mình. Vì vậy, mặc dù các em ý thức được tầm quan trọng của việc chọn nghề nhưng hành vi lựa chọn của các em vẫn cảm tính. Về khách quan, trong nền kinh tế hiện đại, mạng lưới nghề rất đa dạng, phong phú và biến động, nên việc định hướng và lựa chọn giá trị nghề của thanh niên trở nên rất khó. Việc giáo dục nghề và hướng nghiệp cho học sinh luôn là việc làm rất quan trọng của trường phổ thơng và của tồn xã hội. 2.2. Tính tích cực xã hội của thanh niên
So với các lứa tuổi trước, tuổi thanh niên có tính tích cực xã hội rất cao và được thể hiện qua một số khía cạnh sau:
– Nhu cầu tinh thần của thanh niên rất cao. Thanh niên là tầng lớp rất nhạy cảm với các sự kiện chính trị xã hội, kinh tế của đất nước. Họ khơng chỉ quan tâm đến hoạt động chính của họ (học tập hoặc lao động sản xuất) mà cịn quan tâm sâu sắc đến tình hình chính trị, kinh tế – xã hội, văn hóa trong nước và trên thế giới. – Hứng thú nhận thức và hứng thú tham gia các hoạt động xã hội, văn hóa, nghệ thuật , thể thao như đọc sách, xem phim, ca nhạc, các hoạt động thể thao, du lịch , các câu lạc bộ, diễn đàn tuổi trẻ ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là các vấn đề liên quan trực tiếp đến thanh niên.
– Một trong những biểu hiện rõ nhất của tính tích cực xã hội của thanh niên là phạm vi và mức độ tham gia các hoạt động xã hội.
Phạm vi hoạt động xã hội của thanh niên rất rộng. Dù rất bận học tập hoặc lao động sản xuất, thanh niên