GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN à Chương 5. SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÍ CỦA TRẺ EM TRONG BA NĂM ĐẦU
1. Giai đoạn tiền ngôn ngữ
Giai đoạn tiền ngôn ngữ được hiểu là giai đoạn trước khi trẻ em có thể hiểu và nói được các từ có nghĩa. Biểu hiện đầu tiên của tiền ngơn ngữ là tiếng khóc khơng phân tách. Khi mới sinh, trẻ biểu hiện các nhu cầu về ăn, bài tiết, về sự đau đớn, khó chịu của mình bằng tiếng khóc. Tiếng khóc khơng phân định, có tính bẩm sinh.
Vào khoảng hai tháng tuổi, tiếng khóc của trẻ đã có sự phân tách. Trẻ bắt đầu sử dụng tiếng khóc có phân tách để thơng báo nhu cầu của mình, Khóc vì đau, đói hay vịi vĩnh.
Từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 7 – 8 ở trẻ em xuất hiện các âm bập bẹ và bi bô.
Bập bẹ là giai đoạn trẻ tập phát âm. Mặc dù chỉ là những âm đơn giản nhưng đó là những đơn vị âm thanh cơ bản của tiếng nói sau này. Trong tiếng "bập bẹ" trẻ học cách sử dụng môi, lưỡi và hơi thở chuẩn bị cho việc học nói (ba ba, ma ma…).
Khơng giống tiếng bập bẹ, trong tiếng bi bơ trẻ em đã bắt đầu có sự bắt chước âm thanh của người lớn và có sự lặp lại âm thanh của mình, mặc dù sự bắt chước này chưa được đầy đủ. Khi trẻ đã biết bi bơ nói với người lớn và với các đồ vật xung quanh là thời điểm trẻ bắt đầu biết giao tiếp bằng ngôn ngữ.
của người khác). Trong giao tiếp với người lớn, trẻ đã biết phối hợp giữa tiếng bi bô với các cử chỉ phi ngơn ngữ (với tay về phía mẹ, giang tay địi bế…).
Cùng với việc xuất hiện tiếng bập bẹ, trẻ đã có khả năng hiểu lời nói của người lớn. Lúc đầu trẻ chủ yếu phản ứng với cường độ của âm thanh của người khác mà chưa hiểu được nghĩa của nó. Chỉ sau đó trẻ mới hiểu nghĩa của từ. Chẳng hạn, nếu người lớn nói với trẻ: "Đến đây với bác nào!" với ngữ điệu nặng nề như giận dữ thì trẻ tỏ ra sợ hãi và ồ khóc. Nhưng vẫn câu ấy với ngữ điệu nhẹ nhàng, âu yếm thì đứa trẻ sẽ nhoẻn miệng cười và đưa tay ra.
Điều quyết định giúp trẻ hiểu được nghĩa của các âm thanh do người lớn phát ra là sự tương tác giữa trẻ với người lớn. Trong q trình trẻ học nói, người lớn một mặt giúp trẻ nhìn mồm của mình, đồng thời chỉ tay về phía đối tượng được đặt tên: mẹ, bố, cái ca, con mèo… Quá trình này được lặp lại nhiều lần sẽ giúp trẻ hình thành được mối quan hệ giữa âm thanh với đối tượng tương ứng, tức trẻ đã hiểu được lời nói của người lớn.
2. Giai đoạn hình thành ngơn ngữ nói 2.1. Tiếp nhận và hiểu lời nói
Q trình hiểu lời nói của trẻ em trong giai đoạn này diễn ra theo hai cấp độ:
– Cấp độ thứ nhất: Trẻ hiểu cả mệnh đề do người lớn nói ra gắn liền với các tình huống sự vật cụ thể. Ở cấp độ này, trẻ chưa có khả năng hiểu nghĩa của từng từ trong mệnh đề mà chỉ hiểu nội dung của cả câu (mệnh đề) chỉ nghĩa sự vật tương ứng. Chẳng hạn, khi người lớn nói "ăn cơm", trẻ hiểu nội dung của cụm từ này gắn với hoàn cảnh cụ thể là trẻ phải ăn cơm mà chưa hiểu nghĩa riêng của từng từ "ăn" và từ "cơm". Bởi vậy để trẻ nhanh chóng hiểu lời nói, người lớn cần kết hợp lời nói với tình huống cụ thể. Lời nói kết hợp với tình huống cụ thể mới táo thành tín hiệu hành động đối với trẻ độ tuổi ấu nhi.
– Cấp độ thứ hai: Trẻ hiểu nghĩa của lời nói được tách ra khỏi hồn cảnh cụ thể. Khả năng này thường bắt đầu ở trẻ lên 2 – 3 tuổi. Việc nghe hiểu lời nói tách khỏi tình huống cụ thể là một thành tựu rất quan trọng giúp trẻ biết sử dụng ngôn ngữ như là phương tiện chủ yếu để giao tiếp cũng như để nhận thức thế giới. Để giúp trẻ có khả năng này, người lớn cần giúp trẻ lặp lại sự kết hợp giữa lời nói với tình huống cụ thể (ăn cơm), mặt khác cần chỉ dẫn hành vi của trẻ trong các tình huống khác nhau (ăn bánh, ăn trái cây…). Khi xuất hiện khả năng tách lời nói ra khỏi hồn cảnh cụ thể, trẻ có nhu cầu cao về việc tìm hiểu tên và chức năng của các sự vật xung quanh, trẻ luôn đặt ra các câu hỏi với người lớn: đây là cái gì? con gì? nó có biết chạy khơng? Trẻ thích nghe người lớn nói chuyện với nhau và thích được nghe người lớn kể chuyện. Nếu những nhu cầu trên được thoả mãn thì khả năng hiểu ngơn ngữ của trẻ sẽ được phát triển tốt hơn
2.2. Sản sinh ra lời nói
Cũng như giai đoạn tiền ngơn ngữ, q trình hình thành lời nói của trẻ trước 3 tuổi cũng trải qua nhiều thời kì: Câu 1 từ, câu điện tín (câu rút gọn) và câu phức hợp
Từ 1 đến khoảng 1,5 tuổi trẻ em đã có thể nói được các từ có nghĩa để giao tiếp với người khác. Tuy nhiên, trẻ chỉ có thể nói được các từ đơn để thể hiện ý của mình: hiện tượng này được gọi là câu một từ
chẳng hạn khi trẻ nói: mẹ, uống, ăn… khơng phải là trẻ gọi tên mẹ, nói từ uống, từ ăn mà hàm nghĩa: nó rất vui khi nhìn thấy mẹ hoặc muốn được mẹ bế, cần được uống, được ăn…
Khoảng 2 tuổi trẻ đã biết kết hợp hai từ thành câu hai từ theo kiểu điện tín.
Câu theo kiểu điện tín là câu được rút gọn, trong đó chỉ cịn những thành phần cơ bản. Trong ngơn ngữ nói của trẻ thời kì này chủ yếu là câu có cấu trúc danh từ + động từ hoặc vị ngữ + tân ngữ (trạng ngữ), còn các thành phần khác như liên từ, tính từ… chưa có. Chẳng hạn, khi trẻ nói "con ăn”, điều đó có nghĩa là con muốn ăn cơm…
Do việc hiểu ngôn ngữ của người khác thường phát triển sớm hơn việc sản sinh lời nói, nên trong giai đoạn này có sự mâu thuẫn giữa một bên trẻ hiểu và phân biệt được cả câu nói đầy đủ của người lớn, với một bên chỉ nói được câu hai từ dạng điện tín. Vì vậy, khi cịn ở mức ngơn ngữ điện tín, vốn từ của trẻ còn hạn chế nên trẻ chỉ lựa chọn các từ liên hệ chủ yếu tới đối tượng, còn các từ khác bị lược bỏ.
Khi được 2,5 tuổi (28 – 30 tháng), trẻ em có thể nói được tương đối đầy đủ các câu đơn (từ 3 từ trở lên), kiểu như: Con yêu mẹ. Khi đứa trẻ đã nói được câu đầy đủ, phức tạp như: "Ai rắc cát lên đầu cháu thế?", "Tại anh đánh con nên con khóc", "Con được cơ khen vì con cho bạn đồ chơi": "Bố đón con về nhà nhưng mẹ vẫn chưa về":.. Đây là 1 một bước tiến đáng kể trong lời nói của trẻ. Nói đúng ngữ pháp là một bước phát triển cao trong qúa trình phát triển ngơn ngữ của trẻ trước 3 tuổi.
Trong suốt thời kì phát triển ngơn ngữ, trẻ có nhu cầu cao về giao tiếp ngơn ngữ với người lớn. Trẻ hỏi rất nhiều, hay quan sát và bắt chước ngơn ngữ, cử chỉ của người lớn. Vì vậy, nếu được người lớn tích cực dạy cho nghe hiểu lời nói của người xung quanh và nói cho người khác hiểu lời nói của mình thì tốc độ phát triển lời nói của trẻ sẽ được nhanh chóng và đó là cơ sở để phát triển tồn bộ đời sống tâm lí của trẻ
Created by AM Word2CHM