Phân tích tình hình thực hiện mua vào theo tổng trị giá và kết cấu hàng

Một phần của tài liệu Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh ThS. Nguyễn Thị Việt Châu (Trang 29 - 30)

I. Phân tích mua hàng

2. Nội dung phân tích

2.1. Phân tích tình hình thực hiện mua vào theo tổng trị giá và kết cấu hàng

mua

- Mục đích: Nhằm phân tích tình hình thực hiện mua hàng theo tổng trị giá mua

chung và kết cấu hàng mua của từng mặt hàng (nhóm hàng) trên cơ sở số liệu của kế toán tổng hợp, kế tốn chi tiết về hàng hóa mua vào trong kỳ; từ đó lập kế hoạch mua vào cho kỳ sau theo từng nhóm hàng.

- Phương pháp phân tích: Phương pháp so sánh

+ Đánh giá thực hiện so với kế hoạch mua vào chung các nhóm hàng và riêng cho từng nhóm hàngđể xác định chênh lệch về mức độvà tốc độmua vào

• Nếu thực hiện > kế hoạch: Kết luận thực hiện mua vào tăng so với kế hoạch;

• Nếu thực hiện < kế hoạch: Kết luận thực hiện mua vào giảm so với kế hoạch; + Đánh giá xu hướng biến động kết cấu mua vào thực hiện so với kế hoạch cho từng nhóm hàng.

• Nếu tốc độ tăng mua vào của từng mặt hàng > tốc độ tăng của mua vào chung các mặt hàng: Kết luận kết cấu mua vào tăng so với kế hoạch;

• Nếu tốc độ tăng mua vào của từng mặt hàng < tốc độ tăng của mua vào chung các mặt hàng: Kết luận kết cấu mua vào giảm so với kế hoạch;

• Nếu tốc độ giảm mua vào của từng mặt hàng > tốc độ giảm của mua vào chung các mặt hàng: Kết luận kết cấu mua vào giảm so với kế hoạch;

• Nếu tốc độ giảm mua vào của từng mặt hàng < tốc độ giảm của mua vào chung các mặt hàng: Kết luận kết cấu mua vào tăng so với kế hoạch;

Ví dụ 2.1. Cho tài liệu về tình hình thực hiện mua vào của doanh nghiệp Việt Phươngtrong năm N như sau: ĐVT: tr.đ

Nhóm hàng Kế hoạch Thực hiện

Điện máy 60.000 62.500

Dụng cụ gia đình 20.000 20.500

Văn hố phẩm 800 500

u cầu: Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch mua hàng theo tổng trị giávà kết cấu hàng muacủa doanh nghiệp ViệtPhươngtrong năm N bằng phương pháp so sánh.

Giải: Bảng phân tích tình hình thực hiện kế hoạch mua hàng theo tổng trị giávà kết cấu hàng muacủa doanh nghiệp ViệtPhươngtrong năm N như sau:

Nhóm hàng

Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch thực hiện so với kế hoạch Số tiền (tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tr.đ) Tỷ trọng (%) Mức độ (tr.đ) Tốc độ (%) Tỷ trọng (%) X 1 2=1/∑1 3 4=1/∑3 5=3-1 6=5/1 7=4-2 Điện máy 60.000 74,26 62.500 74,85 2.500 4,17 0,59 Dụng cụ gia đình 20.000 24,75 20.500 24,55 500 2,5 -0,2 Văn hoá phẩm 800 0,99 500 0,6 -300 -37,5 -0,39 Tổng 80.800 100 83.500 100 2.700 3,34 0 Nhận xét:

Qua bảng số liệu phân tích trên cho thấy: Trong năm N tổng trị giá hàng mua thực hiện so với kế hoạch tăng 2.700 tr.đ, với tốc độ tăng 3,34%; xét cụ thể mua vào của từng nhóm hàng như sau:

- Điện máy: Kế hoạch mua vào là 60.000 tr.đ chiếm tỷ trọng 74,26%; thực hiện mua trong năm là 62.500 tr.đ, so với kế hoạch tăng 2.500 tr.đ, với tốc độ tăng 4,17%, tốc độ tăng mua của nhóm hàng này cao hơn tốc độ tăng mua vào chung vì vậy kết cấu mua vào so với kế hoạch tăng 0,59%;

- Dụng cụ gia đình: Kế hoạch mua vào là 20.000 tr.đ chiếm tỷ trọng 24,75%; thực hiện mua trong năm là 20.500 tr.đ tăng 500 tr.đ, với tốc độ tăng 2,5%; tuy nhiên tốc độ mua vào của nhóm hàng này tăng thấp hơn tốc độ tăng mua vào chung nên kết cấumua của nhóm hàngnày thực tế đã giảm so với kế hoạch 0,2%;

- Văn hoá phẩm: Kế hoạch mua vào là 800 tr.đ chiếm tỷ trọng thấp 0,99%; thực hiện mua trong năm là 500 tr.đ, với tỷ trọng mua vào so với kế hoạch giảm 0,39% về tuyệt đối giảm là 300 tr.đ, với tốc độ giảm 37,5%;

Như vậy, tổng trị giá hàng mua thực hiện tăng là do tăng mua vào đối với nhóm hàng điện máy và dụng cụ gia đình; tuy nhiên nhóm hàng văn hố phẩm do mua giảm và chiếm tỷ trọng không đáng kể đã làm cho mua vào chỉ giảm 300 tr.đ, vì vậy mua vào chỉ tăng 2.700 tr.đ (2.500 + 500 - 300), doanh nghiệp cần xem xét lại nguyên nhân khơng hồn thành kế hoạch mua của nhóm hàng văn hố phẩm.

Một phần của tài liệu Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh ThS. Nguyễn Thị Việt Châu (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)