Phân tích tình hình thực hiện mua vào theo nguồn hàng

Một phần của tài liệu Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh ThS. Nguyễn Thị Việt Châu (Trang 33 - 35)

I. Phân tích mua hàng

2. Nội dung phân tích

2.3. Phân tích tình hình thực hiện mua vào theo nguồn hàng

- Mục đích: Hàng hóa trong doanh nghiệp mua từ nhiều nguồn khác nhau, mỗi nguồn hàng có chất lượng và giá cả cũng như điều kiện mua bán vận chuyển khác nhau. Do vậy, cần phải phân tích tình hình thực hiện mua hàng theo nguồn hàng để thấy được sự biến động của từng nguồn hàng mua và xác định ảnh hưởng của từng nguồn hàng đến thực hiện mua chung làm cơ sở cho việc lựa chọn nguồn hàng mua phù hợp mang lại hiệu quả kinh doanh.

- Phương pháp phân tích: Phương pháp so sánh

+ Đánh giá thực hiện so với kế hoạch mua vào chung các nguồn hàng và riêng cho từng nguồn hàng để xác định chênh lệch về mức độ và tốc độ mua vào

• Thực hiện > kế hoạch: Kết luận nguồn hàng mua vào thực hiện tăng so với kế hoạch;

• Thực hiện < kế hoạch: Kết luận nguồn hàng mua vào thực hiện giảm so với kế hoạch;

+ Đánh giá xu hướng biến động kết cấu mua vào thực hiện so với kế hoạch cho từng nguồnhàng.

• Nếu tốc độ tăng mua vào của từng nguồn hàng > tốc độ tăng của mua vào chung các nguồn hàng: Kết luận kết cấu nguồn mua vào tăng so với kế hoạch;

• Nếu tốc độ tăng mua vào của từng nguồn hàng < tốc độ tăng của mua vào chung các nguồn hàng: Kết luận kết cấu nguồn mua vào giảm so với kế hoạch;

• Nếu tốc độ giảm mua vào của từng nguồn hàng > tốc độ giảm của mua vào chung các nguồn hàng: Kết luận kết cấu nguồn mua vào giảm sovới kế hoạch;

• Nếu tốc độ giảm mua vào của từng nguồn hàng < tốc độ giảm của mua vào chung các nguồn hàng: Kết luận kết cấu nguồn mua vào tăng so với kế hoạch;

+ Xác định tốc độ ảnh hưởng của từng nguồn hàng đến thực hiện kế hoạch mua chung.

Ảnh hưởngtừng nguồn hàng

mua đến thực hiện mua chung = từng nguồn hàng muaTốc độ tăng (giảm) x Tỷ trọngtừng nguồn hàng muakế hoạch

Ví dụ 2.3. Cho tài liệu về tình hình thực hiện mua vào nhómhàng điện máy của doanh nghiệp ViệtPhươngtrong năm N như sau:

ĐVT: tr.đ Nguồn hàng Kế hoạch Thực hiện

Thái Lan 3.500 4.000

Trung Quốc 5.000 6.000

Malaysia 8.500 8.000

u cầu: Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch mua hàng theo nguồn hàng của doanh nghiệp trong năm bằng phương pháp so sánh.

Giải: Bảng phân tích tình hình thực hiện mua hàng theo nguồn hàng của doanh nghiệp trong nămnhư sau:

Nguồn hàng

Kế hoạch Thực hiện hiện so với kế hoạchChênh lệch thực Ảnh hưởng từng nguồn hàng mua đến thực hiện mua chung (%) Số tiền (tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tr.đ) Tỷ trọng (%) Mức độ (tr.đ) Tốc độ (%) Tỷ trọng (%) X 1 2=1/∑1 3 4=1/∑3 5=3-1 6=5/1 7=4-2 8=6x2 Thái Lan 3.500 20,59 4.000 22,22 500 14,29 1,63 2,94 Trung Quốc 5.000 29,41 6.000 33,33 1.000 20 3,92 5,88 Malaysia 8.500 50 8.000 44,45 -500 -5,88 -5,55 -2,94 Tổng 17.000 100 18.000 100 1.000 5,88 0 5,88

Nhận xét:

Qua bảng số liệu phân tích trên cho thấy tổng mua vào thực hiện so với kế hoạch tăng 1.000 tr.đ, với tốc độ tăng 5,88%; xét cụ thể mua vào của từng nguồn hàng như sau:

- Nguồn hàng Thái Lan: Mua vào thực hiện so với kế hoạch tăng 500 tr.đ, với tốc độ tăng 14,29 %; cao hơn tốc độ tăng mua chung nên tỷ trọng mua tăng 1,63%; do chiếm tỷ trọng mua 20,59% đã làm cho tốc độmua chung tăng 2,94% so với kế hoạch; - Nguồn hàng Trung Quốc: Mua vào thực hiện so với kế hoạch tăng 1.000 tr.đ, với tốc độ tăng 20%; cao hơn tốc độ tăng mua chung nên tỷ trọng mua tăng 3,92%; do chiếm tỷ trọng mua 29,41% đã làm cho tốc độ mua chung tăng 5,88% so với kế hoạch; - Nguồn hàng Malaysia: Mua vào thực hiện so với kế hoạch giảm 500 tr.đ, với tốc độ giảm 5,88%; với tỷ trọng mua giảm 5,55%, do chiếm tỷ trọng khá cao 50% đã làm cho tốc độ mua chung giảm 2,94% so với kế hoạch;

Như vậy, do mua vào từ hai nguồn hàng là Thái Lan và Trung Quốc tăng nên đã làm mua vào tăng so với kế hoạch 1.500 tr.đ (1.000 + 500), với tốc độ tăng 8,82% (2,94 + 5,88); tuy nhiên do mua từ nguồn Malaysia giảm nên tình hình mua vào thực hiện so với kế hoạch chỉ tăng 1.000tr.đ (1.500-500), với tốc độ tăng 5,88% (8,82-2,94). Nếu mua từ nguồn Malaysia vẫn giữ mua vào ổn định thì tổng nguồn mua tăng đến 1.500 tr.đ, với tốc độ tăng 8,82%. Doanh nghiệp cần xem xét lại nguyên nhân giảm mua vào từ nguồn hàng Malaysia.

Một phần của tài liệu Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh ThS. Nguyễn Thị Việt Châu (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)