Phân tích cấu trúc nguồn vốn

Một phần của tài liệu Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh ThS. Nguyễn Thị Việt Châu (Trang 91 - 95)

I. Mục đích, ý nghĩa và nguồn tài liệu sử dụng trong phân tích tình hình tà

1. Phân tích khái qt tình hình tài chính

1.2. Phân tích cấu trúc nguồn vốn

- Mục đích: Phân tích cấu trúc nguồn vốn để có đánh giá đầy đủ nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Cấu trúc nguồn vốn thể hiện chính sách tài trợ của doanh nghiệp, liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau trong công tác quản trị tài chính. Việc huy động vốn một mặt vừa đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo sự an toàn trong tài chính, nhưng mặt khác liên quan đến hiệu quả và rộng hơn là rủi ro của doanh nghiệp.

- Phương pháp phân tích: Phương pháp so sánh - Chỉ tiêu phân tích:

Nguồn vốn của doanh nghiệp theo nguồn gốc hình thành nên tài sản thì nguồn vốn bao gồm: Nợ phải trả nợ và Vốn chủ sở hữu.

Nguồn vốn của doanh nghiệp theo thời gian sử dụng thì nguồn vốn bao gồm Nguồn vốn tạm thời và Nguồn vốn thường xuyên.

Theo cách phân loại thứ nhất ta có nội dung phân tích là tính tự chủ tài chính; theo cách phân loại thứ hai nội dung phân tích là tính ổn định tài chính.

+ Phân tích tính tự chủ về tài chính

• Theo nguồn gốc hình thành nên tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Tính chất của hai nguồn vốn này hồn tồn khác nhau về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp.

. Nợ phải trả phản ánh số vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh; do vậy doanh nghiệp phải cam kết thanh toán và có trách nhiệm thanh tốn.

. Vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư đóng góp ban đầu và bổ sung thêm trong quá trình kinh doanh (vốn đầu tư của chủ sở hữu). Ngồi ra, thuộc vốnchủ sở hữu cịn bao gồm một số khoản khác phát sinh trong quá trìnhhoạt động kinh doanh như: chênhlệchtỷ giá hốiđoái, chênh lệch đánh giá lại tài sản, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, các quĩ doanh nghiệp... Vốn chủ sở hữu không phảilà các khoảnnợnên doanh nghiệp khơng phải cam kết thanh tốn.

• Chỉ tiêu phân tích: Phân tích tính tự chủ về tài chính sử dụng hai chỉ tiêu sau: . Tỷ suất nợ (KNPT)

KNPT =

Nợ phải trả

x100 Tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này cho biết trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp thì khoản mục nợ phải trả chiếm bao nhiêu phần trăm.

Tỷ suất nợ phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bởi các khoản nợ. Tỷ suất nợ càng cao thể hiện mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào chủ nợ càng lớn, tính tự chủ của doanh nghiệp càng thấp và khả năng tiếp nhận các khoản vay nợ càng khó một khi doanh nghiệp khơng thanh tốn kịp thời các khoản nợ và hiệu quả hoạt động kém. Đối với các chủ nợ, tỷ suất này càng cao thì khả năng thu hồi vốn cho vay càng giảm. Do vậy, các chủ nợ thường thích những doanh nghiệp có tỷ suất nợ thấp. Đây là một trong các chỉ tiêu để các nhà đầu tư đánh giá rủi ro và cấp tín dụng cho doanh nghiệp. . Tỷ suất tự tài trợ (KVCSH) KVCSH = Vốn chủ sở hữu x100 Tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này cho biết trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp thì khoản mục vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu phần trăm.

Tỷ suất tự tài trợ thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Tỷ suất này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp có tính độc lập cao về tài chính và ít bị sức ép của các chủ nợ. Doanh nghiệp có nhiều cơ hội tiếp nhận các khoản tín dụng từ bên ngồi. • Nguồn số liệu:

. Vốn chủ sở hữu mã số 400 trên bảng CĐKT; . Nợ phải trả mã số trên bảng CĐKT;

. Tổng nguồn vốn mã số 440 trên bảng CĐKT. • Mối quan hệ giữa hai chỉ tiêu:

Tỷ suất nợ + Tỷ suất tự tài trợ = 100%

Ngoài hai chỉ tiêu tỷ suất trên, phân tích tính tự chủ về tài chính cịn sử dụng chỉ tiêu tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu, thể hiện mức độ đảm bảo nợ phải trả bởi vốn chủ sở hữu:

KNPT/VCSH = Nợ phải trả

x 100 Vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu này cho biết nợ phải trả chiếm tỷ lệ bao nhiêu so với vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ nợ phải trả nhiều hơn vốn chủ sở hữu cho thấy tính tự chủ của doanh nghiệp giảm và ngược lại.

• Phương pháp phân tích: Phương pháp so sánh

+ Phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ:

• Theo thời gian sử dụng, nguồn vốn của doanh nghiệp chia thành nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời.

. Nguồn vốn thường xuyên (nguồn vốn dài hạn) là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng thường xuyên, lâu dài vào họat động kinh doanh, có thời gian sử dụng trên một năm. Theo cách phân loại này, nguồn vốn thường xuyên tại một thời điểm

bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản nợ vay trung và dài hạn. Khoản nợ vay dài hạn đến hạn trả không được xem là nguồn vốn thường xuyên.

. Nguồn vốn tạm thời (nguồn vốn ngắn hạn) là nguồn vốn mà doanh nghiệp tạm thời sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong một khoản thời gian ngắn, thường là trong một năm hoặc trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh.

• Chỉ tiêu phân tích: Phân tích ổn định về tài trợ thường sử dụng hai chỉ tiêu sau:

. Tỷ suất nguồn vốn tạm thời (KNVTT)

KNVTT = Nguồn vốn tạm thời

x 100 Tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này cho biết trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp thì nguồn vốn tạm thời chiếm bao nhiêu phần trăm.

Tỷ suất nguồn vốn tạm thời càng lớn cho thấy áp lực về thanh tốn các khoản nợ vay trong vịng 1 năm là rất lớn.

. Tỷ suất nguồn vốn thường xuyên (KNVTX)

KNVTX =

Nguồn vốn thường xuyên

x100 Tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này cho biết trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp thì nguồn vốn thường xuyên chiếm bao nhiêu phần trăm.

Tỷ suất nguồn vốn thường xuyên càng lớn cho thấy có sự ổn định tương đối trong một thời gian nhất định (trên 1 năm) đối với nguồn vốn sử dụng và doanh nghiệp chưa chịu áp lực thanh toán nguồn tài trợ này trong ngắn hạn. Ngược lại, khi tỷ suất nguồn vốn thường xuyên thấp cho thấy: nguồn tài trợ của doanh nghiệp phần lớn là bằng nợ ngắn hạn, áp lực về thanh toán các khoản nợ vay rất lớn.

• Nguồn số liệu:

. Nguồn vốn tạm thời (Nợ ngắn hạn)mã số 310trên bảng CĐKT;

. Nguồn vốn thường xuyên gồm số liệu lấy từ nợ dài hạn mã số 330 + nguồn vốn chủ sở hữu mã số 400 trên bảng CĐKT.

• Mối quan hệ giữa hai chỉ tiêu:

Tỷ suất nguồn vốn tạm thời + Tỷ suấtnguồn vốn thường xuyên = 100%

Hai chỉ tiêu trên phản ánh tính ổn định về nguồn tài trợ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác hơn, cần xem xét mối quan hệ giữa tính tự chủ với tính ổn định của nguồn vốn. Mối quan hệ này thể hiện qua mối quan hệ giữa nguồn vốn chủ sở hữu với nguồn vốn thường xuyên.

KVCSH/NVTX =

Vốn chủ sở hữu

x 100 Nguồn vốn thường xuyên

Chỉ tiêu này cho biết vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ bao nhiêu so với nguồn vốn thường xuyên. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ nguồn ổn định và có tính tự chủ cao và ngược lại.

• Phương pháp phân tích: Phương pháp so sánh

Ví dụ 5.2. Căn cứ vào số liệu ví dụ 5.1, phân tích cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp ViệtPhươngcuối năm N+1so với năm N.

Giải:Phân tích biến động cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp ViệtPhươngnhư sau: Chỉ tiêu ĐVT 31/12/ N 31/12/N+1 Chênh lệch cuối năm N+1so với năm N Mức độ Tốc độ (%) 1. Nợ phải trả tr.đ 12.680 14.534 1.854 14,62 2. Nguồn vốn chủ sở hữu tr.đ 18.010 17.740 -270 -1,50 3. Nguồn vốn tạm thời tr.đ 10.680 13.034 2.354 22,04 4. Nguồn vốn thường xuyên tr.đ 20.010 19.240 -770 -3,85 5. Tổng nguồn vốn tr.đ 30.690 32.274 1.584 5,16

6. Tỷ suất nợ % 41,32 45,03 3,71 8,98

7. Tỷ suất tự tài trợ % 58,68 54,97 -3,71 -6,32 8. Tỷ suất nguồn vốn tạm thời % 34,80 40,39 5,59 16,06 9. Tỷ suất nguồn vốn thường xuyên % 65,20 59,61 -5,59 -8,57 10. Tỷ suất nguồn vốn chủ sở hữu

trên nguồn vốn thường xuyên % 90,00 92,20 2,20 2,44 Nhận xét:

Bảng phân tích trên cho thấy cuối năm N tổng nguồn vốn của doanh nghiệp là 30.690 tr.đ, trong đó nợ phải trả là 12.680 tr.đchiếm tỷ trọng 41,32% tổng nguồn vốn; với tỷ suất nợ thấp cho thấy doanh nghiệp tự chủ trong tài chính ít phụ thuộc vào nợ vay; vốn chủ sở hữu khá cao 58,68%. Đến cuối năm N+1 tổng nguồn vốn tăng 1.584 tr.đ, với tốc độ tăng 5,16% mà nguyên nhân là do cuối năm N+1doanh nghiệp đã tăng vay nợ, nợ phải trả cuối năm N+1 so với cuối năm N tăng 1.854 tr.đ, với tốc độ tăng 14,62% cao hơn tốc độ tăng của tổng nguồn vốn (14,62%>5,16%), vì vậy đã làm cho tỷ suất nợ cuối năm lên đến 45,03 % với mức độ tăng là 3,71%; cho thấy cuối năm N+1 doanh nghiệp đã mở rộng qui mơ với nợ vay làm địn bẩy trong hoạt động của mình.

Cùng với tỷ suất nợ tăng mà nguyên nhân là tăngnguồn vốn tạm thời nên tỷ suất nguồn vốn tạm thời cũng được cải thiện; tỷ suất nguồn vốn tạm thời cuốinăm N chỉ ở mức 34,80%, đến cuối năm N+1 để bổ sung nguồn vốn doanh nghiệp đã tăng nguồn vốn tạm thời với tỷ lệ tăng cao 16,06 % vì vậy đã đẩy tỷ suất nguồn vốn tạm thời lên 40,39%; với tỷ suất nguồn vốn tạm thời tăng nhưng dừng lại ở tỷ suất khơng cao điều này cho thấy doanh nghiệp ít chịu áp lực trong thanh tốn nợ ngắn hạn, tính ổn định trong tài trợ cao. Với tỷ suất vốn chủ sở hữu trên nguồn vốn thường xuyên khá cao, cuối năm N+1 là 92,20% cũng cho thấy doanh nghiệp có tự chủ và ổn định về tài chính cao với cấu trúc tài chính lành mạnh doanh nghiệp dễ dàng trong việc tiếp cận các khoản vaytrong tương lai.

Một phần của tài liệu Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh ThS. Nguyễn Thị Việt Châu (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)