Quy trình trả lương trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác trả lương tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đại an hưng phát luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản trị doanh nghiệp (Trang 26 - 31)

1.2.1 Thiết lập hệ thống thang, bảng lương

1.2.1.1 Quy định về thang, bảng lương:

Theo điều 93 của Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 thì:

1. Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thoả thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.

2. Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đơng người lao động thực hiện được mà khơng phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.

3. Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang, bảng lương và định mức lao động. Thang lương, bảng lương và định mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.

1.2.1.2 Đăng ký thang lương, bảng lương của doanh nghiệp

Trước ngày 01/01/2021: theo quy định tại khoản 2 Điều 93 Bộ luật Lao động 2012 và Điều 1 Nghị định 121/2018/NĐ-CP thì người sử dụng lao động có từ 10 người lao động trở lên phải đăng ký thang, bảng lương với cơ quan

Sv: Nguyễn Thị Lan Nhi Lớp: CQ55/31.02 quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động đồng thời với việc công khai tại nơi làm việc.

Nhưng từ ngày 01/01/2021, bắt đầu kể từ khi Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14 có hiệu lực thì: Doanh nghiệp khơng cịn phải đăng ký, thang bảng lương với cơ quan Nhà nước nữa.

Như vậy, doanh nghiệp chỉ cần xây dựng thang, bảng lương; tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động và công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện điều 93 của Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14, rồi lưu tại doanh nghiệp và giải trình khi có u cầu của cơ quan chức năng.

1.2.1.3 Hệ thống thang lương, bảng lương của doanh nghiệp tự xây dựng

Hệ thống thang lương, bảng lương của doanh nghiệp tự xây dựng bao gồm: – Hệ thống thang lương, bảng lương của doanh nghiệp tự xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung.

– Bản quy định các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng đối với từng chức danh hoặc nhóm chức danh ngành nghề công việc trong thang, bảng lương (quy định rõ các tiêu chuẩn và điều kiện về trình độ chun mơn, vi tính, ngoại ngữ, kinh nghiệm yêu cầu về công việc đối với từng chức danh).

– Quyết định ban hành hệ thống thang lương, bảng lương áp dụng trong doanh nghiệp.

– Ý kiến tham gia của ban chấp hành cơng đồn cơ sở hoặc ban chấp hành lâm thời (trường hợp khơng có cơng đồn thì lấy ý kiến tham gia của tồn thể người lao động trong cơng ty).

1.2.2 Xác định cơ cấu tiền lương

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 về tiền lương: Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao

Sv: Nguyễn Thị Lan Nhi Lớp: CQ55/31.02 động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Tuỳ theo công tác tiền lương tại mỗi doanh nghiệp mà cơ cấu tiền lương cụ thể được xác định khác nhau, tuy nhiên nhìn chung ba phần chính của cơ cấu tiền lương được xác định như sau:

– Mức lương theo công việc hoặc chức danh là mức lương trong thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng. Mức lương đối với công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động và thời giờ làm việc bình thường (khơng bao gồm khoản tiền trả thêm khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

– Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp của cơng việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo cơng việc hoặc chức danh;

– Các khoản bổ sung khác là khoản tiền bổ sung ngoài mức lương, phụ cấp lương và có liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động, trừ tiền thưởng, tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ, trợ cấp của người sử dụng lao động không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động.

1.2.3 Triển khai việc trả lương

1.2.3.1 Nguyên tắc trả lương

Theo quy định tại Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 về nguyên tắc trả lương:

1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp

Sv: Nguyễn Thị Lan Nhi Lớp: CQ55/31.02 thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.

2. Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.

1.2.3.2 Trả lương

Theo quy định tại Điều 95 Bộ luật Lao động 2019 về nguyên tắc trả lương:

1. Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc.

2. Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động bằng tiền Đồng Việt Nam, trường hợp người lao động là người nước ngồi tại Việt Nam thì có thể bằng ngoại tệ.

3. Mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).

1.2.3.4 Hình thức trả lương

Theo quy định tại Điều 96 Bộ luật lao động 2019 về hình thức trả lương: 1. Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán.

2. Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng. Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao

Sv: Nguyễn Thị Lan Nhi Lớp: CQ55/31.02 động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

1.2.3.5 Kỳ hạn trả lương

Theo quy định tại Điều 97 Bộ luật lao động 2019 về kỳ hạn trả lương: 1. Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.

2. Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.

3. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu cơng việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.

4. Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng khơng thể trả lương đúng hạn thì khơng được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.

1.2.3.6 Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 98 Bộ luật lao động 2019 về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm: Người lao động làm thêm giờ được trả

Sv: Nguyễn Thị Lan Nhi Lớp: CQ55/31.02 lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:

a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

1.2.4 Điều chỉnh tiền lương

Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo “thỏa thuận” để thực hiện cơng việc, tức là cần có sự cân nhắc, thảo luận giữa cả hai bên. Vì vậy, trong cơng tác tiền lương, sau khi triển khai việc trả lương đến tay người lao động, nhà quản trị cũng cần kiểm tra lại q trình thực hiện cơng tác đó, đồng thời tìm hiểu, tiếp nhận những ý kiến phản ánh từ phía người lao động. Tiền lương luôn là vấn đề nhạy cảm và quan trọng trong mối quan hệ giữa người lao động và doanh nghiệp, đưa ra những điều chỉnh kịp thời và hợp lý về tiền lương sẽ khiến mối quan hệ giữa người lao động và doanh nghiệp trở nên gắn bó hơn, người lao động sẽ cống hiến nhiều hơn cho sự phát triển chung của cả tập thể.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác trả lương tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đại an hưng phát luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản trị doanh nghiệp (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)